PHẦN DIỄN GIẢI

 

Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1948) (TNQTNQ) công nhận cho con người 26 nhân quyền căn bản. Công Ước Quốc Tế về những Quyền Dân Sự và Chính Trị (CUDSCT) và Công Ước Quốc Tế về những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa (1966) (CUKTXHVH) công nhận thêm quyền dân tộc tự quyết.

Năm 1960 Liên Hiệp Quốc ban hành Quyết Nghị yêu cầu các đế quốc (Anh Pháp) trao trả độc lập cho các quốc gia bị trị (Á Phi). Tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, tổng thống Pháp De Gaulle cam kết tôn trọng quyền tự quyết của dân tộc Algeria, và hai năm sau tổ chức trưng cầu dân ý để trả độc lập cho Algeria.

Điều 1 của hai Công Ước Quốc Tế Nhân Quyền định nghiã dân tộc tự quyết là "quyền của các dân tộc được tự do quyết định về chế độ chính trị và tự do theo đuổi đường hướng phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá."

Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền chia các nhân quyền thành 4 loại:

  1. Những quyền dân sự về bản thân con người hay Quyền Tự Do Thân Thể.
  2. Những quyền dân sự của con người trong đời sống xã hội hay Quyền An Cư.
  3. Những quyền kinh tế, xã hội và văn hoá giáo dục hay Quyền Lạc Nghiệp.
  4. Những quyền tự do tinh thần và tự do chính trị hay Quyền Tự Do Dân Chủ. 

Khái quát mà xét, chúng ta có thể xếp nhân quyền thành 3 bậc:

  1. Nhân Quyền bậc 1 mệnh danh là Quyền Tự Do Thân Thể, gồm những quyền liên quan đến thân thể con người, như quyền sống, quyền tự do thân thể không bị nô lệ hay nô dịch, quyền an toàn thân thể không bị bắt giam trái phép, không bị tra tấn hành hạ, được xét xử công bằng nếu bị truy tố, được toà án và luật pháp bảo vệ và được công nhận là "Con Người" để được bình đẳng trước pháp luật.
  2. Nhân Quyền bậc 2 gồm có những quyền dân sự, kinh tế, xã hội và văn hoá giáo dục mệnh danh là Quyền An Cư Lạc Nghiệp.
    1. Quyền An Cư (quyền dân sự) gồm có quyền tự do cư trú và đi lại, tự do xuất ngoại và hồi hương, quyền riêng tư cho bản thân, gia đình, nhà cửa, thư tín, quyền tị nạn, quyền có quốc tịch, quyền kết hôn và lập gia đình và quyền sở hữu.
    2. Quyền Lạc Nghiệp (quyền kinh tế, xã hội và văn hoá giáo dục) gồm có quyền làm việc, quyền thành lập nghiệp đoàn và đình công, quyền an sinh xã hội, quyền bảo vệ gia đình, quyền có đời sống khả quan cho bản thân và gia đình, quyền y tế, được hưởng giáo dục, được tham gia vào đời sống văn hoá.
  3. Nhân Quyền bậc 3 gồm có những quyền tự do tinh thần và tự do chính trị mệnh danh là Quyền Tự Do Dân Chủ, như tự do lương tâm và tự do tôn giáo, tự do tư tưởng và tự do phát biểu quan điểm (tự do ra báo), tự do hội họp và lập hội (cấm độc đảng), và quyền bình đẳng tham gia chính quyền (cấm độc quyền lãnh đạo).
Về đầu bài
 [Tiếng Anh]

 

Lời giới thiệu
Lời nói đầu
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền
Quyền Dân Sự, và Chính Trị
Quyền Kinh Tế, Xã Hội, và Văn Hóa
Phần Diễn Giải
Nhân Quyền Bậc 1
Nhân Quyền Bậc 2
   Quyền An Cư
   Quyền Lạc Nghiệp
Nhân Quyền Bậc 3
Phụ Đính 1


Lấy toàn bài: [Microsoft Word]
Lời giới thiệu: [Microsoft Word]
Lời nói đầu: [Microsoft Word]
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, phần mở đầu: [Microsoft Word]
Công Ước Quốc Tế về những Quyền Dân Sự, và Chính Trị: [Microsoft Word]
Công Ước Quốc Tế về những Quyền Kinh Tế, Xã Hội, và Văn Hóa: [Microsoft Word]
Phần Diễn Giải: [Microsoft Word]
Nhân Quyền Bậc 1: [Microsoft Word]
Nhân Quyền Bậc 2: [Microsoft Word]

Quyền An Cư: [Microsoft Word]

Quyền Lạc Nghiệp: [Microsoft Word]
Nhân Quyền Bậc 3: [Microsoft Word]
Phụ Đính 1: các điều khoản nhân quyền trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc: [
Microsoft Word]


[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật NQ] [Tài liệu] [Báo cáo NQ] [Giải NQVN ] [Diễn đàn] [Liên kết]