Một Uỷ ban Quyền con người sẽ được thành lập (sau đây gọi là Uỷ
ban). Uỷ ban gồm 18 thành viên và có những chức năng như quy định dưới
đây:
2. Thành viên Uỷ ban là công dân của các quốc gia thành viên Công
ước này và phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, được thừa nhận
là có
khả năng
trong lĩnh vực về quyền con người,
và
tham gia của những người có kinh nghiệm pháp lý
cũng cần được cứu xét.
3. Các thành viên của Uỷ ban sẽ được bầu ra để làm việc với tư cách
cá nhân.
Điều 29.
1. Các thành viên của Uỷ ban được bầu bằng cách bỏ phiếu kín từ danh
sách những người có đủ tiêu chuẩn nêu ở điều 28 và được các quốc gia
thành viên Công ước đề cử.
2. Mỗi quốc gia thành viên Công ước có thể đề cử không quá hai người.
Những người này phải là công dân của quốc gia đề cử.
3. Một người đã được đề cử vẫn có thể được tái đề cử.
Điều 30.
1. Lần bầu cử đầu tiên sẽ được tiến hành không quá 6 tháng kể từ
ngày Công ước có hiệu lực.
2. Ít nhất bốn tháng trước ngày tiến hành mỗi cuộc bầu cử vào Uỷ
ban, ngoại trừ cuộc bầu cử nhằm bổ sung ghế trống quy định ở điều 34,
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ gửi thư tới các quốc gia thành viên Công
ước để mời đề cử người vào Uỷ ban trong khoảng thời hạn ba tháng.
3. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ lập danh sách theo thứ tự bảng chữ
cái La-tinh tên những người đã được đề cử, kèm theo tên các quốc gia
thành viên đã đề cử những người đó, và thông báo danh sách này cho các
quốc gia thành viên Công ước chậm nhất một tháng trước thời hạn mỗi cuộc
bầu cử.
4. Việc bầu cử các thành viên của Uỷ ban được thực hiện trong một
phiên họp gồm các quốc gia thành viên Công ước này do Tổng thư ký Liên
Hợp Quốc triệu tập tại trụ sở Liên Hợp Quốc. Phiên họp này phải có tối
thiểu 2/3 tổng số quốc gia thành viên Công ước tham dự; những người được
bầu vào Uỷ ban là những ứng cử viên đạt số phiếu cao nhất và phải thu
được đa số tuyệt đối trong số phiếu của đại diện các quốc gia thành viên
có mặt và bỏ phiếu.
Điều 31.
1. Mỗi quốc gia chỉ có thể có một công dân là thành viên của Uỷ ban.
2. Việc bầu cử các thành viên của Uỷ ban phải tính đến sự phân bố
công bằng về mặt địa lý và sự đại diện của các nền văn hoá khác nhau,
cũng như các hệ thống pháp lý chủ yếu.
Điều 32.
1. Các thành viên của Uỷ ban được bầu với nhiệm kỳ bốn năm. Họ có
thể được bầu lại nếu được tái đề cử. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của chín thành
viên trong đó số các thành viên được bầu lần đầu tiên sẽ chấm dứt sau
hai năm; ngay sau cuộc bầu cử đầu tiên, tên của chín thành viên này sẽ
do Chủ tịch của phiên họp quy định tại khoản 4 điều 30 chọn bằng cách
rút thăm.
2. Khi chấm dứt nhiệm kỳ, các cuộc bầu cử lại được tiến hành theo
những quy định tại các điều khoản nêu trên của Công ước này.
Điều 33.
1. Nếu một thành viên của Uỷ ban ngừng thực hiện các chức năng của
mình vì bất cứ lý do nào, ngoại trừ sự vắng mặt có tính chất tạm thời,
thì theo ý kiến nhất trí của các thành viên khác, chủ tịch Uỷ ban sẽ
thông báo cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc biết để tuyên bố ghế của thành
viên đó bị trống.
2. Trong trường hợp một thành viên của Uỷ ban bị chết hoặc từ chức,
Chủ tịch Uỷ ban sẽ thông báo ngay cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc biết để
tuyên bố ghế của thành viên đó bị trống, kể từ ngày chết hoặc ngày việc
từ chức có hiệu lực.
Điều 34.
1.
Khi có một
ghế trống
được công bố
theo điều 33, và nếu nhiệm kỳ của thành
viên cần thay thế chưa hết hạn trong vòng sáu tháng kể từ ngày tuyên bố
ghế bị trống, thì Tổng thư ký Liên Hợp Quốc thông báo cho các quốc gia
thành viên Công ước để trong thời hạn hai tháng, các quốc gia thành viên
có thể đề cử người theo điều 29 nhằm bổ sung cho ghế trống đó.
2. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ lập một danh sách theo thứ tự chữ
cái La-tinh tên những người được đề cử và thông báo danh sách này cho
các quốc gia thành viên Công ước. Việc bầu bổ sung phải được tiến hành
theo những quy định tương ứng ở phần này của Công ước.
3. Thành viên của Uỷ ban được bầu vào ghế trống theo điều 33 sẽ làm
việc cho tới hết phần nhiệm kỳ còn lại của thành viên đã bỏ trống ghế
phù hợp với quy định của điều đó.
Điều 35.
Các thành viên của Uỷ ban, với sự chấp thuận của Đại hội đồng Liên Hợp
Quốc, sẽ được nhận lương từ các nguồn tài chính của Liên Hợp Quốc, theo
các thể thức và điều kiện do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ấn định, căn cứ
vào tầm quan trọng của trách nhiệm mà họ nắm giữ trong Uỷ ban.
Điều 36.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ cung cấp cho Uỷ ban nhân sự và phương tiện
vật chất cần thiết cho việc thực hiện hiệu quả các chức năng của Uỷ ban
theo Công ước này.
Điều 37.
1. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ triệu tập phiên họp đầu tiên của Uỷ
ban tại trụ sở Liên Hợp Quốc.
2. Sau phiên họp đầu tiên, Uỷ ban sẽ họp theo lịch trình quy định
trong quy tắc về thủ tục mà Uỷ ban thiết lập.
3. Thông thường, Uỷ ban sẽ họp ở trụ sở chính của Liên Hợp Quốc,
hoặc ở văn phòng của Liên Hợp Quốc tại Giơ-ne-vơ.
Điều 38.
Mỗi thành viên của Uỷ ban, trước khi nhận
nhiệm vụ, phải tuyên thệ trước Uỷ ban là sẽ thực hiện chức năng của mình
một cách vô tư và công tâm.
Điều 39.
1. Uỷ ban bầu ra các quan chức của mình với nhiệm kỳ hai năm. Các
quan chức này có thể được bầu lại.
2. Uỷ ban sẽ đặt ra quy tắc về thủ tục của mình; nhưng
những
quy tắc này, không kể những nội dung khác,
phải gồm những quy định sau đây,:
(a)
Số đại biểu cần thiết cho mỗi phiên họp là 12 thành viên;
(b) Quyết định của Uỷ ban phải được thông qua với đa số phiếu của các
thành viên có mặt.
Điều 40.
1. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết sẽ đệ trình báo cáo về
những biện pháp mà mình đã
chấp thuận
để thực hiện các quyền được ghi nhận trong Công ước này, và về những
tiến bộ đã đạt được trong việc thực hiện các quyền đó:
(a)
Trong thời hạn một năm kể từ ngày Công ước này có hiệu lực đối
với quốc gia thành viên liên quan;
(b)
Và sau đó, mỗi khi có yêu cầu của Uỷ ban.
2. Tất cả các báo cáo sẽ được đệ trình lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc
để chuyển cho Ủy ban xem xét. Các báo cáo phải nêu rõ những yếu tố và
khó khăn, nếu có, ảnh hưởng tới việc thực hiện Công ước này.
3. Sau khi tham khảo ý kiến của Uỷ ban, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc có
thể gửi cho các tổ chức chuyên môn liên quan bản sao các phần của các
báo cáo liên quan tới những lĩnh vực thuộc thẩm quyền của các tổ chức đó.
4. Uỷ ban sẽ nghiên cứu những báo cáo do các quốc gia thành viên
Công ước trình lên. Uỷ ban sẽ gửi cho các quốc gia thành viên báo cáo
của mình và những bình luận chung nếu xét thấy thích hợp. Uỷ ban cũng có
thể chuyển cho Hội đồng Kinh tế và Xã hội những bình luận này kèm theo
bản sao các báo cáo mà Uỷ ban nhận được từ các quốc gia thành viên Công
ước.
5. Các quốc gia thành viên Công ước có thể đệ trình lên Uỷ ban những
nhận xét về bất kỳ bình luận nào được đưa ra theo khoản 4 điều này.
Điều 41.
1. Mỗi quốc gia thành viên Công ước này đều có quyền tuyên bố theo
điều này, vào bất kỳ thời điểm nào, là quốc gia đó công nhận thẩm quyền
của Uỷ ban được tiếp nhận và xem xét những thông cáo theo đó một quốc
gia thành viên khiếu nại rằng một quốc gia thành viên khác không thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ theo Công ước. Những thông cáo theo điều này
chỉ được Uỷ ban tiếp nhận và xem xét nếu đó là của quốc gia thành viên
đã tuyên bố công nhận thẩm quyền của Uỷ ban về việc này. Uỷ ban không
tiếp nhận thông cáo nếu nó liên quan đến một quốc gia thành viên chưa có
tuyên bố như vậy. Các thông cáo được tiếp nhận theo điều này sẽ được
giải quyết theo thủ tục sau đây:
(a) Nếu một quốc gia thành viên Công ước cho rằng một quốc gia thành
viên khác không thực hiện những quy định của Công ước, thì có thể gửi
một thông cáo bằng văn bản lưu ý quốc gia thành viên ấy về vấn đề đó.
Trong thời gian ba tháng, kể từ ngày nhận được thông cáo, quốc gia nhận
được thông cáo phải có hồi đáp giải thích cho quốc gia gửi thông cáo,
hoặc phải có những hình thức khác bằng văn bản để làm sáng tỏ vấn đề,
trong đó đề cập đến, trong chừng mực có thể và thích hợp, những thủ tục
trong nước cùng những biện pháp khắc phục mà quốc gia được thông cáo đã,
đang hoặc sẵn sàng thực hiện để giải quyết vấn đề.
(b) Nếu trong thời gian sáu tháng kể từ ngày nhận được thông cáo đầu
tiên mà vấn đề không được giải quyết một cách thoả đáng đối với cả hai
bên liên quan, thì một trong hai quốc gia đó có quyền đưa vấn đề ra Uỷ
ban bằng cách gửi thông báo cho Uỷ ban và cho quốc gia kia.
(c) Uỷ ban chỉ xem xét vấn đề sau khi đã chắc chắn rằng mọi biện pháp
khắc phục sẵn có trong nước đều đã được quốc gia nhận thông cáo áp dụng
triệt để, phù hợp với các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật
pháp quốc tế. Quy định này không áp dụng trong trường hợp việc tiến hành
những biện pháp khắc phục bị kéo dài một cách vô lý.
(d)
Uỷ ban sẽ họp kín khi xem xét những thông cáo theo điều này.
(e)
Căn cứ theo quy định tại mục (c), Uỷ ban sẽ giúp đỡ các quốc gia
thành viên liên quan giải quyết vấn đề một cách thân thiện, trên cơ sở
tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người như đã được Công ước
này công nhận;
(f) Khi xem xét các vấn đề được chuyển đến, Uỷ ban có thể yêu cầu các
quốc gia liên quan nêu tại mục (b) cung cấp bất kỳ thông tin liên quan
nào;
(g) Các quốc gia liên quan nêu tại mục (b) có quyền có đại diện khi
vấn đề được đưa ra xem xét tại Uỷ ban và có thể trình bày quan điểm bằng
miệng và/hoặc bằng văn bản;
(h)
Trong vòng 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo theo mục (b),
Uỷ ban sẽ đệ trình một báo cáo:
(i) Nếu đạt được một giải pháp theo quy định tại mục (e), Uỷ ban sẽ
giới hạn báo cáo trong một tuyên bố vắn tắt về sự việc và giải pháp đã
đạt được;
(ii) Nếu không đạt được một giải pháp theo quy định tại mục (e), Uỷ
ban sẽ giới hạn báo cáo trong một tuyên bố vắn tắt về sự việc. Các ý
kiến bằng văn bản và biên bản ghi những lời phát biểu do các quốc gia
thành viên liên quan đưa ra sẽ được đính kèm báo cáo.
Trong mọi
trường hợp, báo cáo sẽ được gửi cho các quốc gia thành viên liên quan.
2. Quy định của điều này sẽ có hiệu lực khi mười quốc gia thành viên
Công ước ra tuyên bố theo khoản 1 điều này. Những tuyên bố đó sẽ được
các quốc gia thành viên nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ gửi các bản sao cho các quốc gia thành viên
khác. Tuyên bố có thể được rút lại vào bất kỳ lúc nào bằng việc thông
báo cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Việc rút lại tuyên bố không cản trở
việc xem xét bất kỳ vấn đề nào nêu trong thông cáo đã được chuyển cho Ủy
ban theo điều này; không một thông cáo nào của bất kỳ quốc gia thành
viên nào được tiếp nhận sau khi Tổng thư ký đã nhận được thông báo rút
lại tuyên bố, trừ khi quốc gia thành viên liên quan đưa ra tuyên bố mới.
Điều 42.
1.
(a)
Nếu một vấn đề đã chuyển đến Uỷ ban theo điều 41 không được giải
quyết một cách thoả đáng với các quốc gia thành viên liên quan, thì với
sự thoả thuận trước của các quốc gia thành viên đó, Uỷ ban có thể chỉ
định một Tiểu ban hoà giải tạm thời (dưới đây được gọi là Tiểu ban).
Tiểu ban sẽ giúp đỡ các quốc gia thành viên liên quan tìm kiếm một giải
pháp hoà giải cho vấn đề, trên cơ sở tôn trọng Công ước này.
(b) Tiểu ban này sẽ gồm năm uỷ viên được sự chấp thuận của các quốc
gia thành viên liên quan. Nếu trong thời hạn ba tháng các quốc gia thành
viên liên quan không đạt được thoả thuận về toàn bộ hay một phần thành
viên của Tiểu ban thì
những uỷ viên chưa
đạt đồng thuận sẽ được Uỷ ban bầu bằng bỏ phiếu kín với đa số 2/3 các thành viên Uỷ
ban.
2. Các uỷ viên của Tiểu ban làm việc với tư cách cá nhân. Các uỷ
viên không được là công dân của các quốc gia thành viên liên quan, hoặc
của một quốc gia không tham gia Công ước, hoặc của một quốc gia thành
viên chưa có tuyên bố nêu ở điều 41.
3. Tiểu ban bầu ra chủ tịch và thông qua quy tắc về thủ tục của mình.
4. Thông thường, Tiểu ban triệu tập các cuộc họp của mình ở trụ sở
chính
Liên Hợp Quốc, hoặc ở Văn phòng Liên Hợp
Quốc ở Giơ-ne-vơ; tuy nhiên, cũng có thể họp ở những nơi thích hợp khác
do Tiểu ban quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Tổng thư ký Liên Hợp
Quốc và của các quốc gia thành viên liên quan.
5. Bộ phận hành chính được cung cấp theo điều 36 cũng sẽ hỗ trợ công
việc cho Tiểu ban được chỉ định ở điều này.
6. Những thông tin do Uỷ ban nhận được và xem xét sẽ được chuyển cho
Tiểu ban và Tiểu ban có thể yêu cầu các quốc gia thành viên liên quan
cung cấp cho mình bất kỳ thông tin nào khác có liên quan.
7. Sau khi đã xem xét kỹ vấn đề nhưng không muộn hơn mười hai tháng
kể từ khi vấn đề được chuyển đến Tiểu ban, Tiểu ban sẽ gửi một báo cáo
cho Chủ tịch Uỷ ban để thông báo cho các quốc gia liên quan:
(a)
Nếu Tiểu ban không thể hoàn thành việc xem xét vấn đề trong mười
hai tháng, thì Tiểu ban sẽ phải có một tuyên bố vắn tắt về hiện trạng
vấn đề mà Tiểu ban đang xem xét:
(b) Nếu đã đạt được một giải pháp hoà giải giữa các bên liên quan
trên cơ sở tôn trọng các quyền con người được công nhận trong Công ước
này thì Tiểu ban báo cáo vắn tắt về sự việc và giải pháp đã đạt được;
(c) Nếu không đạt được một giải pháp theo quy định tại mục (b) thì
Tiểu ban sẽ nêu trong báo cáo những ý kiến của mình về mọi sự việc liên
quan đến những tranh chấp của các quốc gia thành viên liên quan, cũng
như nhận định của Tiểu ban về các khả năng có thể đạt được một giải pháp
hoà giải cho vấn đề. Báo cáo này cũng bao gồm những ý kiến bằng văn bản
và biên bản ghi những phát biểu do đại diện của các quốc gia thành viên
liên quan đưa ra;
(d) Nếu báo cáo của Tiểu ban được đưa ra theo mục (c), thì các quốc
gia thành viên liên quan, trong thời hạn ba tháng sau khi nhận được báo
cáo, phải thông báo cho Chủ tịch Uỷ ban biết là họ chấp nhận hay không
chấp nhận nội dung báo cáo của Tiểu ban.
8. Những quy định tại điều này sẽ không làm phương hại đến trách
nhiệm của Uỷ ban nêu ở điều 41.
9. Mọi chi phí cho các uỷ viên của Tiểu ban được phân bổ đều cho các
quốc gia thành viên liên quan, theo
những ước lượng
của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
10.
Nếu cần thiết, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ thanh toán chi phí
cho các thành viên của Tiểu ban trước khi các quốc gia thành viên liên
quan hoàn trả theo quy định ở khoản 9 điều này.
Điều 43.
Các uỷ viên của Uỷ ban và uỷ viên của Tiểu ban hoà giải lâm thời được
chỉ định theo điều 42 được hưởng những thuận lợi và quyền ưu đãi, miễn
trừ dành cho các chuyên gia thừa hành công vụ của Liên Hợp Quốc như đã
nêu trong những phần liên quan của Công ước về quyền ưu đãi và miễn trừ
của Liên Hợp Quốc.
Điều 44.
Việc áp dụng những quy định thi hành Công ước này sẽ không làm ảnh hưởng
đến những thủ tục trong lĩnh vực quyền con người đã được những văn kiện
pháp lý và các công ước của Liên Hợp Quốc, cũng như của các tổ chức
chuyên môn của Liên Hợp Quốc quy định, và cũng sẽ không làm cản trở các
quốc gia thành viên Công ước này sử dụng những thủ tục khác để giải
quyết tranh chấp, phù hợp với các thoả thuận quốc tế chung hoặc đặc biệt
đang có hiệu lực giữa các quốc gia đó.
Điều 45.
Uỷ ban sẽ trình lên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc báo cáo hàng năm về hoạt
động của mình thông qua Hội đồng Kinh tế và Xã hội.
PHẦN V
Điều 46.
Không một quy định nào của Công ước này
có thể được
diễn giải
theo chiều hướng làm phương hại
đến những
điều khoản
của Hiến chương Liên Hợp Quốc và điều lệ của các tổ chức chuyên môn
trong khi những điều
khoản
Hiến chương
và điều lệ nói trên
quy định trách nhiệm của các cơ quan và tổ chức chuyên môn của Liên Hợp
Quốc về các vấn đề được đề cập trong Công ước này.
Điều 47.
Không một quy định nào của Công ước này có thể được
diễn giải theo chiều hướng
làm
phương hại đến quyền đương
nhiên của mọi dân tộc được hưởng và sử dụng một cách
trọn vẹn
và tự do mọi nguồn của cải và tài nguyên thiên nhiên của họ.
PHẦN VI
Điều 48.
1. Công ước này để ngỏ cho bất kỳ quốc gia quốc gia thành viên Liên
Hợp Quốc, hoặc thành viên của bất kỳ tổ chức chuyên môn nào của Liên Hợp
Quốc, hoặc cho bất kỳ quốc gia thành viên nào của Quy chế Toà án Công lý
quốc tế, cũng như cho bất kỳ quốc gia nào khác được Đại hội đồng Liên
Hợp Quốc mời tham gia Công ước này, ký kết.
2. Công ước này đòi hỏi phải được phê chuẩn. Các văn kiện phê chuẩn
sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
3. Công ước này để ngỏ cho tất cả các quốc gia nêu ở khoản 1 điều
này gia nhập.
4. Việc gia nhập sẽ có hiệu lực khi văn kiện gia nhập được nộp lưu
chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc .
5. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ thông báo cho tất cả các quốc gia đã
ký hoặc gia nhập Công ước này về việc nộp lưu chiểu của từng văn kiện
phê chuẩn hay gia nhập.
Điều 49.
1. Công ước này sẽ có hiệu lực ba tháng sau ngày văn kiện phê chuẩn
hoặc văn kiện gia nhập thứ 35 được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên
Hợp Quốc.
2. Đối với quốc gia nào phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước này sau
ngày văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập thứ 35 đã được lưu chiểu, thì Công
ước này sẽ có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày nộp lưu chiểu văn kiện
phê chuẩn hoặc văn kiện gia nhập của quốc gia đó.
Điều 50.
Những quy định của Công ước này được áp dụng đối với trên mọi vùng lãnh
thổ cấu thành của các quốc gia liên bang mà không có bất kỳ hạn chế hoặc
ngoại lệ nào.
Điều 51.
1. Các quốc gia thành viên Công ước có thể đề
nghị
sửa đổi Công ước và phải gửi đề
nghị
đó đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ chuyển
mọi đề
nghị
sửa đổi cho các quốc gia thành viên Công ước, cùng với yêu cầu cho Tổng
thư ký biết liệu họ có muốn triệu tập một hội nghị các quốc gia thành
viên để xem xét và thông qua những đề
nghị
sửa đổi đó hay không. Nếu như có tối thiểu 1/3 số quốc gia thành viên
Công ước tuyên bố tán thành triệu tập hội nghị nói trên thì Tổng thư ký
sẽ triệu tập hội nghị dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Mọi sửa đổi
được thông qua với đa số số phiếu của các quốc gia thành viên có mặt và
bỏ phiếu tại hội nghị sẽ được trình lên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc để
chuẩn y.
2. Những sửa đổi sẽ có hiệu lực khi được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
chuẩn y, và được 2/3 các quốc gia thành viên Công ước này chấp thuận
theo thủ tục pháp luật của mình.
3. Khi có hiệu lực, những sửa đổi sẽ chỉ ràng buộc những quốc gia
chấp nhận sửa đổi. Các quốc gia thành viên khác chỉ bị ràng buộc bởi
những quy định của Công ước này và bất kỳ sửa đổi nào mà trước đó họ đã
chấp nhận.
Điều 52.
Mặc dù đã có
những thông báo ở khoản 5 điều 48, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ vẫn
thông báo cho tất cả các quốc gia nêu ở khoản 1 điều 48 những sự kiện
sau đây:
(a) Việc ký, phê chuẩn và gia nhập Công ước này theo Điều 48;
(b)
Ngày Công ước này có hiệu lực theo Điều 49 và ngày các sửa đổi,
bổ sung có hiệu lực theo Điều 51.
Điều 53.
1. Công ước này làm bằng tiếng Trung
Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp,
tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha, các văn bản đều có giá trị như nhau và
sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
2. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ chuyển các bản sao có chứng thực của
Công ước này tới tất cả các quốc gia nêu trong điều 48.