


TIN MỚI
-
Lên tiếng chung của một số tổ chức Việt Nam trong và ngoài nước ngày 30 tháng 1 năm 2023 về về những cái chết đáng ngờ gần đây trong các nhà tù Việt Nam
-
Uỷ ban Nhân quyền Hạ viện Hoa Kỳ Tom Lantos vừa kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do “ngay lập tức và vô điều kiện” cho nhà hoạt động Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thụ án 16 năm tù tại Việt Nam về tội ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.
-
Một nhóm gồm 32 nghị sỹ, người hoạt động nhân quyền và xã hội trên thế giới đồng ký tên trong một lá thư gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính để hối thúc Hà Nội trả tự do cho ông Châu Văn Khảm, công dân Úc gốc Việt đang thụ án qua năm thứ tư ở Việt Nam.
-
Cơ quan phòng chống tội phạm quốc gia (NCA) của Anh vừa thực hiện một loạt các cuộc đột kích trên khắp London và phát hiện 3 người Việt có thể là nạn nhân buôn người, còn gọi là nô lệ thời hiện đại.
-
Nhóm Công tác về bắt giữ tuỳ tiện (WGAD), một trong nhiều cơ chế nhân quyền của Liên Hiệp quốc, cho rằng việc chính quyền Việt Nam bắt giam và xét xử nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh là “tùy tiện,” vi phạm các công ước quốc tế về nhân quyền mà Hà Nội đã ký kết và phê chuẩn.
-
Blogger Lê Anh Hùng, người bị kết án năm năm tù về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” trong phiên toà không luật sư vào cuối tháng 8 năm ngoái, đã bị chuyển đi thi hành án tại Trại giam Nam Hà (hay còn gọi là trại giam Ba Sao) nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
-
Các tổ chức phi chính phủ quốc tế đang hợp lực nhằm đánh động dư luận, trong đó có cả nhóm G-7, để gây áp lực buộc chính phủ Việt Nam trả tự do cho luật sư môi trường Đặng Đình Bách, người đang thụ án tù 5 năm vì cáo buộc “Trốn thuế”.
-
Cựu tù nhân lương tâm Đặng Thị Huệ (hay còn gọi là Huệ Như), người mới mãn hạn tù đầu tuần qua, nói sẽ tiếp tục đấu tranh chống các trạm thu phí giao thông đặt không đúng vị trí để thu phí (BOT bẩn) hiện vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phương.
-
Một tuần lễ sau ngày đầu năm 2023, ông Phạm Chí Dũng đã được đưa vào trạm xá của trại giam vì xuất huyết.
-
Chỉ trong sáu tháng, từ tháng 8/2022 đến tháng 1/2023, đã xảy ra ba trường hợp tù nhân chính trị chết trong khi đang thụ án.Lý do mà thân nhân của họ nêu ra là vì họ mắc bệnh nặng mà không được chữa trị kịp thời.
-
Đại sứ Hoa Kỳ tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc Michèle Taylor, người tích cực vận động cho tự do cho nhà báo Phạm Đoan Trang, đang có chuyến công du đến Việt Nam trong nỗ lực thúc giục Hà Nội tôn trọng nhân quyền.
-
Chiến dịch #WithoutJustCause (tạm dịch Không có lý do chính đáng) kêu gọi trả tự do cho 14 tù chính trị trên thế giới vừa được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phát động vào ngày 11/1/2023.
Tù nhân lương tâm Phạm Đoan Trang là một trong số 14 tù chính trị thuộc danh sách của chiến dịch.
-
Trao đổi với VTC, ông Knapper nói: “Gần đây Việt Nam đã trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Rất mong đợi Việt Nam sẽ thực hiện các cam kết về nhân quyền, hợp tác với Hoa Kỳ để giải quyết những nhiệm vụ trong lĩnh vực này”.
-
Gia đình nghi vấn về cái chết đột ngột của mục sư Tin Lành Đinh Diêm, người đang thi hành án tù 16 năm về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” ở Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An).
-
Bốn chuyên gia độc lập về nhân quyền của Liên Hiệp quốc đã gửi một thư chung tới Chính phủ Việt Nam yêu cầu giải trình về việc cầm tù 18 nhà hoạt động, người bảo vệ nhân quyền và nhà báo- những người bị đã bị bắt giữ tùy tiện và bị tước quyền tự do khi thực thi quyền tự do ngôn luận.
-
Mục sư Tin Lành Đinh Diêm, 61 tuổi, người đang thụ án tù 16 năm về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” ở Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An), qua đời tại trại giam này trong sáng ngày 05/01.
-
Vào chiều ngày 3/1, nhà chức trách tỉnh Đồng Nai đã tiến hành bắt giữ nhà hoạt động Hoàng Văn Vượng (sinh năm 1978) và khám nhà ông ở xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất. Tuy nhiên, gia đình không biết ông bị cáo buộc gì, và phía công an cùng truyền thông nhà nước vẫn im lặng về việc bắt giữ này.
-
Hơn một trăm người ở nhiều tỉnh và thành phố nộp tiền cho Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại và Dịch vụ Quốc tế Hùng Vương (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) để được doanh nghiệp này đưa đi lao động ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, công ty này không đưa được người đi và cũng không hoàn lại tiền cho họ, lãnh đạo doanh nghiệp còn bỏ trốn.
-
Bắt đầu từ ngày 1/1/2023, Việt Nam bỏ việc sử dụng sổ hộ khẩu đối
với toàn dân và thay bằng sổ hộ khẩu điện tử.
-
Bắt đầu từ ngày 1/1/2023, Việt Nam lại một lần nữa là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc cho nhiệm kỳ 3 năm giữa lúc các nhà hoạt động và các tổ chức quốc tế tiếp tục lên án thành tích nhân quyền tồi tệ của nước này.
-
Tình trạng siết chặt kiểm soát internet, cùng với việc nhà chức trách bắt giữ hàng chục nhà báo và blogger, thậm chí cả một người bán phở có tiếng, với tội danh “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN” đang biến Việt Nam trở thành một trong những chế độ kiểm soát chặt chẽ nhất thế giới về truyền thông, ngôn luận và đối với các công ty truyền thông xã hội.
-
Phó phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng vào ngày 29/12 cho biết đại diện Hà Nội tại Đài Bắc đã có những biện pháp bảo hộ cho ba lao động nữ bị lừa bán dâm rồi bị bắt ở đảo quốc này.
-
Ông được biết là người bị giam giữ lâu nhất trong nhà tù của chính quyền Việt Nam, từng bị “học cải tạo” hơn 5 năm vì là cựu đại úy quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), và sau đó bị án tù chung thân vì được cho là dùng thơ ca tố cáo các quan chức chính quyền tham nhũng, bao che cho công an phạm tội.
-
Ngày 24/12, nhà chức trách tỉnh Đắk Lắk đã bắt giữ, tra khảo và tịch thu điện thoại của hai người thuộc Hội thánh Tin lành Đấng Christ khi những người này trên đường đi dự thánh lễ dịp Giáng sinh ở địa phương.
-
Facebooker Phan Văn Phú, 42 tuổi quê Bến Tre, vào ngày 26/12 bị Tòa án Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh tuyên hai năm ba tháng tù với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân”.
-
Ông Nguyễn Như Phương, 31 tuổi địa chỉ Bà Rịa- Vũng Tàu, vào ngày 26/12 bị Tòa án tỉnh An Giang tuyên năm năm tù giam và ba năm quản chế theo cáo buộc “làm, phát tán tài liệu, thông tin, vật phẩm nhằm chống Nhà nước”.
-
Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, một luật sư, trí thức phản biện nổi tiếng, vừa bị nhà chức trách Việt Nam bắt. Báo chí chính thống trích lời Bộ Công an hôm 20/12 nói ông "bị khởi tố vì tội trốn thuế".
-
Nhà chức trách ở hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang đưa lực lượng công an, cảnh sát giao thông và an ninh thường phục canh gác, đồng thời ngăn chặn ở nhiều địa điểm nhằm ngăn cản các tín đồ của Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý tụ họp để hành lễ kỷ niệm 103 năm ngày Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật giáo Hoà Hảo.
-
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam vào ngày 15/12 chính thức lên tiếng phản ứng đối với việc Hà Nội bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa vào danh sách các nước bị theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo.
-
Một nhóm gồm 16 người tham gia sinh hoạt “Hội Thánh Đức Chúa Trời” vào ngày 3/12 bị lực lượng chức năng Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng giải tán, buộc cam kết không được sinh hoạt và truyền giảng về giáo phái này.
-
Một nhóm gồm năm nghị sỹ của Quốc hội Châu Âu và năm nghị sỹ khác từ quốc hội của ba nước Đông Nam Á gửi thư chung tới Hội nghị Thượng đỉnh EU-ASEAN nêu lên những hiểm nguy mà các nhà hoạt động nhân quyền ở các quốc gia thuộc ASEAN đang phải đối mặt.
-
Ngày 13/12, chính quyền thị trấn Plei Kần và huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) đưa nhiều công an và hàng chục người thuộc nhiều ban ngành khác nhau đến cưỡng chế Sơn Linh Tự, một cơ sở tu hành thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
-
Cựu cán bộ Công an Vo Thanh Dung (Vo) từng công tác tại Lagi, tỉnh Bình Thuận bị Hoa Kỳ chế tài do vi phạm nhân quyền trầm trọng qua việc tham gia tra tấn vào tháng 1/1987.
-
Chính quyền xã Hoà Bình (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) tiếp tục ngăn cản chùa Thiên Quang thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (UBCVN) xây dựng cơ sở vật chất của mình.
-
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) đã phối hợp với Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức tổ chức Ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 74 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền năm 2022 tại TP Frankfurt vào ngày 10-12-2022.
-
Nhà hoạt động xã hội dân sự, tù nhân lương tâm Nguyễn Năng Tĩnh được tổ chức Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng (tức đảng Việt Tân) trao giải thưởng Lê Đình Lượng năm nay với chủ đề "Bảo vệ Chủ quyền trước Nguy cơ Trung Quốc."
-
Một số nhà đấu tranh cho tự do tôn giáo cho rằng việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt (Special Watch List- SWL) vì đàn áp tôn giáo là một biện pháp hữu ích cho tự do tôn giáo ở quốc gia Đông Nam Á này.
-
Công an tỉnh Đắk Lắk đã đe doạ vợ tù nhân lương tâm Đặng Đăng Phước do bà đã đăng tải các thông tin về ông trên mạng xã hội.
-
Ngày 30/11, Toà án Nhân dân huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đã kết án tù bảy người dân giáo xứ Bình Thuận (xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc) vì phản đối việc phá bỏ đường dân sinh trong một phiên toà không có luật sư và người thân không được tham dự.
-
Việt Nam cùng Lào và Campuchia vẫn là các nước độc tài toàn trị không có những dấu hiệu rõ ràng về thay đổi. Dù Việt Nam, giống Trung Quốc và Singapore đạt được thành quả kinh tế và được công khai thừa nhận, nhưng không trao quyền cho người dân.
Đó là nhận định được đưa ra trong báo cáo về tình hình dân chủ toàn cầu năm 2022 (The Global State of Democracy 2022) được công bố ngày 2/12.
-
Cựu tù nhân Nguyễn Thị Huệ ở xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai nói bà bị tấn công tình dục và đối xử vô nhân đạo trong thời gian tạm giam để điều tra ở Trại tạm giam Công an huyện Ia Grai.
-
Chính quyền ở Phú Yên liên tục sách nhiễu một thầy truyền đạo của Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên, thậm chí còn phạt tiền, đe dọa trong 3 tháng qua và tịch thu xe máy của tín đồ này kể từ khi ông bị nhân viên an ninh chặn cuộc tiếp xúc với các quan chức từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
-
Trong nhiều năm qua, các cơ quan chức năng của Việt Nam hoàn toàn im lặng trước yêu cầu của ông Trần Huỳnh Duy Thức và gia đình đòi trả tự do cho ông chiếu theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Lá đơn mới nhất mà gia đình ông Thức gửi tới các cơ quan chức năng từ ngày 4/11 tới nay cũng không nhận được bất cứ phản hồi nào.
-
Nhà hoạt động Lê Thị Bình, người vừa mãn hạn tù ngày 22/11, nói tù nhân nữ trong Trại giam An Phước (tỉnh Bình Dương) bị buộc lao động nặng nhọc trong môi trường độc hại trong khi chế độ dinh dưỡng và khám chữa bệnh tồi tệ, đôi khi còn bị đánh đập dã man bởi quản giáo.
-
Toà án Nhân dân huyện Tân Phú, Đồng Nai ngày 22/11 đã kết án một cặp vợ chồng theo tội danh “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” để bôi xấu chế độ và xúc phạm lãnh đạo trong một phiên toà không có luật sư.
-
Tù nhân lương tâm Phan Văn Thu, người đang thụ án tù chung thân tại Trại giam Gia Trung (tỉnh Gia Lai), mất ngày 20/11 sau một thời gian bệnh nặng mà không được chữa trị đầy đủ và kịp thời.
-
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi tiếp tân đánh dấu 25 năm hoạt động (1997-2022) vào chiều ngày 20 tháng 11 năm 2022 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng của TP Westminster, California.
Buổi tiếp tân có ba mục đích chính: Tường trình sinh hoạt của Mạng Lưới trong 25 năm qua; tri ân những người đã hỗ trợ sinh hoạt của Mạng Lưới, và công bố Giải Nhân quyền Việt Nam năm 2022.
-
Phúc trình ngày 11/11 của CCPR đánh giá Việt Nam thuộc nhóm E, thấp nhất trong thang từ A xuống, về việc thực thi khuyến nghị của cơ quan nhân quyền Liên hiệp quốc trong lĩnh vực tự do ngôn luận và án tử hình.
-
Nhà báo Phạm Đoan Trang vừa được Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) vinh danh và trao giải khiếm diện giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế thường niên năm 2022. Buổi lễ được tổ chức tại trụ sở của tổ chức này ở tiểu bang New York vào đêm 17/11 (giờ miền Đông Hoa Kỳ).
-
Toà án Nhân dân tỉnh Thanh Hoá trưa 18/11 tuyên án tám năm tù giam và năm năm quản chế đối với ông Bùi Văn Thuận về tội danh “phát tán tài liệu nhằm chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự, trước đó ông tuyên bố từ bỏ quyền kháng cáo.
-
Hai bà Trình Thị Sang và Vũ Thị Nga vào ngày 16/11 bị Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Lạng Sơn quyết định bắt giam và khởi tố với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà Nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
-
Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện (WGAD) của Liên Hiệp Quốc sau khi tham khảo các nguồn thông tin và phản hồi của chính quyền Việt Nam cho rằng, biện pháp khắc phục thích hợp nhất là trả tự do cho nhà thơ Trần Đức Thạch và trao cho ông quyền thực thi để được bồi thường tiền và các khoản đền bù khác, phù hợp với luật pháp quốc tế.
-
Chùa Thiên Quang thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (UBCVN) vừa bị chính quyền huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đưa người và xe cẩu đến cưỡng chế tháo dỡ công trình nhà khách đang xây dựng dở dang.
-
Tù nhân lương tâm (TNLT) Huỳnh Thục Vy cho người thân biết, bà bị tù hình sự đánh đập và khủng bố từ đầu tháng 10 vừa qua trong Trại giam Gia Trung (tỉnh Gia Lai), tuy nhiên phía giám thị không có biện pháp gì để ngăn chặn bạo lực đối với bà.
-
Anh Lê Quang Vinh, quê ở Hải Dương, sang tận Congo làm việc với hy vọng kiếm tiền gởi về chăm lo cuộc sống gia đình ở quê nhà. Thế nhưng, sau ba tháng kể từ ngày đặt chân tới Châu Phi, anh Quang Vinh không những không kiếm được đồng nào, mà còn cõng thêm số nợ lên đến gần 200 triệu đồng.
-
Nhà chức trách thành phố Hà Nội đưa hàng trăm công an xuống xã Đồng Tâm để hỗ trợ chính quyền xã trong dự án xây và cải tạo nhà văn hoá thôn Hoành trên mảnh đất Song Bát của nhà thờ Công giáo và trấn áp sự phản đối của dân trong giáo xứ.
-
Nói lời sau cùng trước khi Hội đồng xét xử nghị án, ông Lê Thanh Hoàn Nguyên - một trong bốn bị cáo trước tòa phúc thẩm khẳng định, bản thân cảm thấy Việt Nam không có chút quyền con người nào sau khi tham dự hai phiên tòa.
-
Tòa phúc thẩm bác kháng cáo kêu oan của sáu thành viên Tịnh Thất Bồng Lai sau hai ngày xét xử.
Truyền thông Nhà nước loan tin ngày 3/11, dẫn nhận định của Hội đồng Xét xử phiên phúc thẩm rằng Tòa án Nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đã xét xử đúng người, đúng tội nên không có cơ sở giảm nhẹ hình phạt.
-
Ban giám thị Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) sau gần hai tháng tù nhân lương tâm (TNLT) Trịnh Bá Tư tuyên bố tuyệt thực vẫn không cho ông này gặp gia đình, nói rằng tiếp tục kỷ luật ông Tư vì vi phạm nội quy của trại giam.
-
Ngay trước thềm Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ thường niên lần thứ 26, bốn tổ chức xã hội dân sự (XHDS) ở trong và ngoài nước kêu gọi chính quyền Việt Nam phải nỗ lực vươn lên về nhân quyền để xứng đáng với vị trí thành viên của Hội đồng Nhân quyền mà họ mới được bầu.
-
Đối thoại Nhân quyền Việt- Mỹ lần thứ 26 sẽ diễn ra vào ngày 2/11 tới đây ở Hà Nội. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chính thức thông báo về hoạt động này vào ngày 31/10.
-
Hai anh em gồm Đinh Văn Hải và Đinh Văn Phong, cùng ngụ tại thị trấn Đức An, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nppng, vào ngày 28/10 bị tòa tuyên án tù theo cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.
-
Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), một tổ chức cổ suý tự do báo chí có trụ sở ở New York (Hoa Kỳ), kêu gọi Nhà nước Việt Nam trả tự do cho nhà báo Lê Mạnh Hà và các nhà báo khác chỉ vì thực hiện công việc đưa tin đến công chúng.
-
Vợ tù nhân lương tâm Bùi Văn Thuận làm đơn kêu cứu khi bị quấy rối và đe doạ bởi người lạ mặt nhưng nhà chức trách phường Mai Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá nói chưa có căn cứ để xử lý.
-
Vào trưa ngày 25/10, Toà án Nhân dân tỉnh Tuyên Quang kết án ông Lê Mạnh Hà tám năm tù giam và năm năm quản chế về tội danh “phát tán tài liệu nhằm chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
-
Ngày 24/10, an ninh cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã dừng xuất cảnh linh mục Trương Hoàng Vũ- thành viên Dòng Chúa Cứu thế Cần Giờ (Tổng Giáo phận Sài Gòn) khi ông trên đường đi Hoa Kỳ.
-
Liên quan đến vụ án ông Đào Bá Phi (38 tuổi) bị chết trong đồn công an chỉ sau hai ngày bị tạm giữ, gia đình cho biết họ chưa một lần nào được nhìn mặt nạn nhân kể từ khi công an thông báo ông Phi treo cổ tự tử. Cơ quan chức năng tự ý khám nghiệm tử thi, an táng rồi giấu luôn địa điểm chôn cất.
-
Thư ngỏ chung, được ký bởi các tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), Ân xá Quốc tế, Điều 19 (Article 19), Dự án 88 (The Project 88), Người Bảo vệ Nhân quyền (DTD) và chín tổ chức phi chính phủ khác gửi đến người đứng đầu LHQ nhân dịp ông đến thăm Việt Nam trong hai ngày 21-22/10.
-
Hàng trăm người Việt đang bị giam giữ và bắt lao động bất hợp pháp tại Campuchia cùng nhiều người lao động Việt khác tại Cộng hoà Dân chủ Congo đang kêu cứu. Đó là thông tin được Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thu Hằng đưa ra tại họp báo thường kỳ hôm 20/10 vừa qua.
-
Ngày 20/10, Công an tỉnh Phú Yên ra thông cáo báo chí xác định việc một người đã treo cổ tự tử trong nhà tạm giữ của Công an thị xã Đông Hoà, TP Tuy Hoà hôm 18/10 vừa qua. Tuy vậy, gia đình nạn nhân cho rằng người thân mình đã bị đánh chết.
-
Việt Nam đứng thứ năm trong nhóm sáu quốc gia có điểm số thấp nhất toàn cầu về tự do Internet, xếp ngay sau Nga - quốc gia tụt hạng nghiêm trọng trong năm nay vì cuộc chiến xâm lược đối với nước láng giềng Ukraine.
-
Ông Nguyễn Ngọc Ánh, người đang thụ án sáu năm tù giam với tội danh "Phát tán tài liệu nhằm chống Nhà nước" thông báo với gia đình, ông đang tuyệt thực trong trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai để yêu cầu cải thiện điều kiện giam giữ.
-
Tù nhân lương tâm Trịnh Bá Tư, người đang thi hành án tù tám năm tại Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An), vẫn chưa được trại giam cho gặp gia đình trong tháng 10, sau hơn một tháng ông tuyên bố tuyệt thực và hết bị kỷ luật cùm chân.
-
Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 11/10 bỏ phiếu chấp nhận Việt Nam làm thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc bất chấp các mối quan ngại từ cộng đồng quốc tế cho rằng Việt Nam chưa tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.
-
Hai tù nhân lương tâm bị đối xử tàn tệ trong trại giam vì giúp đỡ bạn tù hoặc không chịu mặc áo tù. Người thân của các TNLT này cho phóng viên Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết như vậy qua điện thoại viễn liên hôm 10/10.
-
Hai người gồm ông Nguyễn Văn Nghĩa và bà Dương Thị Bé vào ngày 6/10 bị Tòa án tỉnh Kiên Giang tuyên án bảy năm và năm năm với cáo buộc tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
-
Hôm 5/10, ông Trịnh Bá Khiêm đến Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) để thăm gặp con mình là ông Trịnh Bá Tư, tuy nhiên cán bộ trại giam không cho thăm gặp cũng như gửi đồ với lý do ông vẫn đang bị kỷ luật.
-
Ông Đặng Đăng Phước bị bắt hồi đầu tháng 9 với cáo buộc “Phát tán tài liệu nhằm chống nhà nước” nhưng vài ngày sau cơ quan công an thông báo giảng viên âm nhạc này từ chối luật sư, gia đình nghi ngờ về việc ông không cần sự trợ giúp pháp lý.
-
Hai bà Vũ Bích Vân và Ong Thị Thụy, ngụ tại phường Vĩnh Trại, Thành phố Lạng Sơn, vào ngày 3/10 bị khởi tố và bị bắt tạm giam với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
-
Ủy ban Cố vấn Trong nước của Liên minh châu Âu (EU DAG) cho Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) vừa lên tiếng lo ngại về việc không gian xã hội dân sự ngày càng bị thu hẹp tại Việt Nam sau những vụ bắt giữ và bỏ tù các nhà hoạt động môi trường gần đây tại quốc gia Đông Nam Á.
-
Một người phụ nữ ở An Giang vừa bị Toà án Nhân dân tỉnh hôm 30/9 tuyên án tù 12 năm và bốn năm quản chế với cáo buộc tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, dù bà này đã ra đầu thú và thành khẩn khai báo, xin giảm nhẹ hình phạt.
-
Chính phủ Việt Nam trong thời gian gần đây đã gia tăng các biện pháp kiểm tra, xử phạt các cơ quan báo chí vì lo ngại tình trạng mà Chính phủ gọi là “báo hoá” tạp chí và “tư nhân hoá” báo chí.
-
|