Đỗ Thái Nhiên
Ngày
10 tháng 12 năm 1998 là sinh nhật thứ
50 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế
Nhân Quyền. Chúng ta hãy nhập
vào dòng sống của Nhân Quyền.
Hãy nhận định về dòng sôáng
Nhân Quyền bằng nhãn quan “ngũ thập
tri Thiên mệnh.” Từ đó chúng
ta sẽ thấy được một cách
chân xác những khó khăn đã
gây nhức nhối cho Nhân Quyền
trong năm mươi năm qua. Và cũng
từ đó, chúng ta sẽ mở
ra cho Nhân Quyền con đường phát
triển hữu lý và bình an hướng
vào thế kỷ thứ 21.
A.
Những khó khăn đang đục
phá Nhân Quyền
Nói
một cách chung nhất Nhân Quyền là
quyền của mỗi người và
của mọi người được
sống trong hòa và trong bình, trong yên
ổn và công bằng. Tuy nhiên,
do vị kỷ thái quá, một số người
đã tạo ra và sống trên bất
công. Đây là nguyên nhân
cội nguồn dẫn tới vô số
mâu thuẫn: mâu thuẫn giàu nghèo,
mâu thuẫn nam nữ, mâu thuẫn
chủng tộc, mâu thuẫn giữa chế
độ thống trị và quần chúng
bị trị, mâu thuẫn giữa tham vọng
độc tài và quyền tự do
tín ngưỡng … Mỗi mâu thuẫn
là một gai nhọn đâm vào quả
tim Nhân Quyền. Mỗi mâu thuẫn
là một tệ nạn gây khó khăn
lớn đối với ước
mơ phát triển Nhân Quyền.
I.
Tệ nạn thống trị và bị trị
Tệ
nạn này là nguyên nhân quan trọng
hàng đầu dẫn đến tội
ác chà đạp Nhân Quyền.
Thông thường giới thống
trị là một chánh đảng “Mafia
hóa” kiểu CSVN, một chế độ quân
phiệt kiểu Suharto tại Nam Dương trước
đây, hoặc một tập đoàn độc
tài kiểu Mahathir Mohamad của Mã Lai Á
ngày nay. Đôi khi giới thống
trị cũng xuất phát từ một
vài giáo phái cực đoan chọn
khủng bố làm công cụ cho điều
được tôn xưng là “thánh
chiến.” Dầu ra đời từ
nhiều nguồn cội khác nhau, các chế
độ độc tài đều giống
nhau ở điểm: triệt để
tước đoạt mọi quyền tự
do và dân chủ của người
dân. Nhân Quyền, khi đi vào
thực tiễn sinh hoạt xã hội, chính
là quyền tự do dân chủ.
Triệt hạ tự do dân chủ đương
nhiên có hệ quả tiêu hủy toàn
bộ mầm mống của Nhân Quyền.
Chế độ độc tài các loại
đã viện dẫn các lý lẽ
sau đây để biện minh cho hành
động phản Nhân Quyền của họ:
-
Nhân
Quyền là một bộ phận thuộc phạm
trù xã hội. Vì vậy Nhân
Quyền phải đứng vào hàng
thứ yếu so với nhu cầu duy trì
an ninh và trật tự của xã hội.
Luận cứ này hoàn toàn thiển
cận. Chế độ độc tài
chưa có khả năng nhận thức
được chân lý rằng:
an ninh và trật tự công cộng chỉ
thực sự ổn định và bền
bỉ nếu nó được xây
dựng trên nền tảng thực tâm
tôn trọng Nhân Quyền.
-
Mỗi
dân tộc có một nền văn hóa
riêng. Vì vậy mỗi quốc gia cần
phải giải thích Nhân Quyền theo một
ý nghĩa riêng phù hợp với
nét đặc biệt của văn hóa
quốc gia. Đây là một luận
cứ mơ hồ. Nó chỉ có
tác dụng giúp chế độ độc
tài tránh né nghĩa vụ tôn trọng
Nhân Quyền. Các chế độ
độc tài không hề và không
thể chỉ ra một cách cụ thể:
điều khoản nào trong Bản Tuyên
Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã
mâu thuẫn với nền văn hóa
của quốc gia đang nằm dưới
ách thống trị của độc tài.
Mọi quốc gia đều vận hành và
phát triển trong xã hội quốc tế.
Mọi dân tộc đều cảm thông
và kết hợp trong cộng đồng
nhân loại. Vì vậy, mặc dù
văn hóa của các quốc gia có
những khác biệt về tiểu tiết
nhưng những khác biệt đó
vẫn gặp nhau tại một mẫu số chung.
Mẫu số chung kia chính là thân phận
của Con Người, chính là Nhân
Bản. Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế
Nhân Quyền ngày 10/12/1948, cùng với
các công ước khác về
Nhân Quyền, chẳng có mục đích
nào khác hơn là để chi tiết
hóa hai chữ “Nhân Bản.”
Do đó luận cứ cho rằng văn
hóa quốc gia và Quốc Tế Nhân
Quyền có những mâu thuẫn nhất
định là luận cứ vô căn
cứ. Nó chỉ có chủ ý
bao che cho tội ác chà đạp Nhân
Quyền.
II.
Tệ nạn chống phá quyền tự
do tín ngưỡng
So
với chế độ độc tài
các loại, CSVN là chế độ độc
tài thâm hiểm và độc ác
nhất. Có hai nguyên nhân khiến
CSVN kiên trì đeo đuổi chủ trương
đàn áp tôn giáo:
1/
Tham vọng độc tài kiểu Marx Lenin đã
hối thúc CSVN giam cầm đời
sống của người dân trên
cả hai mặt thể chất và tinh thần.
Về thể chất, CSVN xử dụng tờ
hộ khẩu, kinh tế quốc doanh và các
loại lao tù để trói buộc tay
chân của người dân. Về
tinh thần, CSVN trói buộc tư tưởng
của người dân bằng cách
nỗ lực đánh phá các tôn
giáo. Lòng sùng kính tôn giáo
phải được thay thế bởi
ý chí “trung với Đảng.”
Đảng là một siêu tôn giáo.
2/
CSVN rất sợ những tổ chức
quần chúng không thuộc hệ thống
ngoại vi của Đảng. Khối tín
đồ của tôn giáo là một
tổ chức quần chúng cực mạnh
và bền bỉ. Khối tín đồ
này là mối đe dọa thường
trực nhắm vào guồng máy cai
trị vô thần của CSVN.
Sinh
hoạt tư tưởng của con người
từ cổ chí kim đều xoay quanh
ba câu hỏi:
-
Trước khi ra đời con người
ở đâu?
-
Làm thế nào đạt được
hạnh phúc trong cõi trần thế?
-
Sau khi từ trần, con người đi
về đâu?
Các
tôn giáo có khả năng vàcó
thẩm quyền trả lời câu hỏi
số (1) và số (3). Khi đàn
áp tôn giáo, CSVN đã ngang nhiên
chà đạp nhu cầu tối quan trọng
của tư tưởng, chà đạp
Nhân Quyền.
III.
Tệ nạn mạnh được yếu
thua
Ngày
15/10/1998, thông tấn xã AP loan tin kinh tế
gia Amartya Sen, sanh quán tại Ấn Độ,
đã được giải Nobel về
kinh tế. Nhân bản tin này, ký
giả Judie Glave còn cho biết thêm: Trong
một tác phẩm ra đời năm
1981, ông Amartya Sen đã viết: “Tình
trạng thiếu hụt thực phẩm không
phải là nguyên nhân duy nhất của
nạn chết đói. Đôi khi
chết đói lại là hậu quả
của tệ nạn phân phối lợi
nhuận bất hợp lý. Họa chết
đói tại Phi Châu vào cuối thập
niên 80 và đầu thập niên 90
là các thí dụ điển hình.”
Ông Amartya Sen nhấn mạnh: “Nạn chết
đói có thể xảy ra ngay cả khi
thực phẩm dư thừa, nhưng nguời
dân lại không có tiền để
mua thực phẩm.”
Nhận
định của tiến sĩ Amartya Sen về
nạn đói đã cho chúng ta thấy
kẻ mạnh là những người
nắm thế lực tài chánh, những
người quyết định các lề
lối phân phối lợi tức và
thực phẩm trong xã hội. Kẻ
yếu là đám dân nghèo cùng
khổ. Họ chỉ biết sống nhờ
vào hai cánh tay gầy yếu. Nhận
định kia cũng cho chúng ta thấy thế
nào là chà đạp Nhân Quyền
trên địa bàn kinh tế.
Hệ
luận kề cận của hủ tục “mạnh
được yếu thua” là tệ nạn
trọng nam khinh nữ. Tệ nạn này là
cha đẻ của tình trạng bạo hành
đối với phụ nữ trong gia
đình, tình trạng mãi dâm lan
rộng ngoài xã hội. Luật “mạnh
được yếu thua” chẳng những
tác hại vào phụ nữ mà
còn gây điêu đứng cho
cả trẻ em. Trẻ em bị bắt phải
làm việc chân tay ở tuổi quá
nhỏ, bị bóc lột sức lao động,
bị cưỡng bách làm trò
chơi dâm ô cho người lớn,
bị trôi dạt ở đầu phố
cuối chợ thay vì được
ngồi trong một lớp học rực
rỡ nắng mai. Do tập trung toàn bộ
nhân lực vật lực vào việc
bảo vệ chiếc ghế lãnh đạo,
do ngu dốt về luật pháp, do mù lòa
về quản trị xã hội, và nhất
là do tham ô, nhũng lạm, CSVN là chánh
phạm của các trọng tội: đẩy
nhân dân vào cảnh sống đói
nghèo, dung túng tệ nạn bạo hành
đối với phụ nữ và
ngược đãi trẻ em.
B.
Phương pháp luận về Nhân Quyền
Nhân
Quyền là mạch sống, là tương
lai của loài người. Cuộc
đấu tranh cho Nhân Quyền sẽ chỉ
là những ca khúc u trầm và
buồn chán nếu cuộc đấu tranh
này không được hướng
dẫn bằng một phương pháp luận
thích nghi và hợp lý. Thực
tiễn của cuộc đấu tranh cho Nhân
Quyền đã cho chúng ta thấy phương
pháp luận về Nhân Quyền cần
được xây dựng trên ba
trọng điểm:
-
Thứ nhất: Đấu tranh cho Nhân
Quyền chính là thực hiện một
cuộc cách mạng xã hội. Cách
mạng là làm thay đổi sinh mệnh
của xã hội, làm cho xã hội trở
nên Người hơn, tốt đẹp
hơn. Nỗ lực đẩy xã
hội đang chà đạp Nhân Quyền
tiến lên một xã hội tôn trọng
Nhân Quyền hiển nhiên là một
cuộc vận động Cách Mạng Nhân
Quyền. Không thể có cách mạng
Nhân Quyền nếu không có ý
thức Nhân Quyền. Ý thức
này chỉ có thể đuợc “xã
hội hóa” qua hai cửa ngõ: giáo
dục học đường và truyền
thống xã hội. Ý thức Nhân
Quyền là giải đáp của ba câu
hỏi chủ yếu: Nhân Quyền là
gì? Vị trí và cung cách vận
động phát triển Nhân Quyền trong
đời sống cá nhân cũng
như trong sinh hoạt xã hội. Làm
thế nào đưa lý tưởng
Nhân Quyền vào đời sống
thực tế của xã hội? Truyền
đạt ý thức Nhân Quyền
làm gia tăng cán bộ cung ứng
cho Cách Mạng Nhân Quyền. Đó
là điều kiện tiên quyết mà
cuộc đấu tranh cần phải có
để tiến tới thành công.
-
Thứ hai: Ý thức về nhân
quyền khi áp dụng vào thực tiễn
xã hội sẽ trở thành ý
chí tôn trọng luật pháp và bảo
vệ Nhân Quyền. Kinh nghiệm từ
sự vận hành của các guồng
máy luật pháp đã cho thấy:
Cho dù được ban hành và
phổ biến ầm ĩ, những đạo
luật nhân quyền vẫn chỉ là những
văn bản vô nghĩa nếu người
dân không được trang bị đầy
đủ ý thức về Nhân Quyền.
Ý thức đó, khi kết hợp
với ý chí tôn trọng luật
pháp, sẽ làm nổi bật ý nghĩa
của nguyên tắc: “Mỗi người
hãy vì Nhân Quyền của mọi người,
và mọi người hãy vì Nhân
Quyền của mỗi người.” Trọng
điểm thứ nhất là xây
dựng và truyền đạt ý thức
Nhân Quyền. Trọng điểm thứ
hai là mạnh mẽ phổ biến những
luật pháp nhằm bảo vệ Nhân Quyền.
Hai trọng điểm này thường
xuyên hỗ trợ lẫn nhau.
-
Thứ ba: Liên tục và mạnh
mẽ tố cáo mọi trường hợp
vi phạm Nhân Quyền của chế độ
độc tài các loại. Khi được
trang bị với ý thức Nhân
Quyền và ý chí tôn trọng luật
Nhân Quyền, người dân sẽ
quyết liệt tẩy chay các chế độ
chà đạp Nhân Quyền. Thái
độ tẩy chay này sẽ buộc chế
độ độc tài phải chọn một
trong hai con đường: chấp nhận
Dân Chủ và Nhân Quyền, hoặc
là bị lật đổ bởi lực
lượng quần chúng.
C.
Nhân Quyền và Chính Trị
Có
khuynh hướng cho rằng sở dĩ
Nhân Quyền không thể phát triển
rộng rãi chỉ vì một số chính
trị gia đã biến nó thành
công cụ của chính trị. Từ
đó, khuynh hướng này chủ
trương loại trừ chính trị ra
khỏi cuộc đấu tranh cho Nhân Quyền.
Muốn có nhận định chính xác
về mối quan hệ giữa Nhân Quyền
và chính trị, chúng ta cần phải
hiểu biết rõ về hai chữ
“chính trị.” Chính trị bao gồm
mọi lời nói và việc làm
có ảnh hưởng đến quyền
lực của guồng máy nhà nước.
Một số người tìm đủ
mọi phương cách nhằm chiếm đoạt
guồng máy nhà nước chỉ
để thỏa mãn lòng háo danh
và/hoặc để vinh thân phì gia.
Đó là con đường chính
trị tà đạo. Một số người
khác quyết tâm trực tiếp nắm
giữ hoặc tạo áp lực mạnh
mẽ đối với guồng máy
nhà nước, với chủ ý
buộc nhà nước phải xây dựng
một xã hội tôn trọng Nhân Quyền.
Đó là chính trị vương đạo.
Lý tưởng Nhân Quyêàn là
tim óc của cuộc cách mạng Nhân
Quyền. Chính trị vương đạo
là đôi tay rắn chắc của cuộc
cách mạng Nhân Quyền. Đôi
tay đó sẽ biến ước mơ
Nhân Quyền trở thành hiện thực
của đời sống. Thiếu đôi
tay, cuộc đấu tranh cho Nhân Quyền
hiển nhiên chỉ là một cuộc đấu
tranh hoang tưởng. Xin đừng
nhân danh lòng thù ghét chính trị
tà đạo để chặt đứt
đôi tay của cuộc cách mạng Nhân
Quyền. Hãy tích cực phá
tan mọi âm mưu biến Nhân Quyền
thành công cụ của chính trị tà
đạo. Đồng thời, hãy
hiên ngang vận dụng chính trị vương
đạo như một công cụ không thể
thiếu trên bước đường
đấu tranh cho Nhân Quyền. Nói
một cách ngắn gọn và mạnh mẽ:
Phương pháp đấu tranh hữu
hiệu nhất cho Nhân Quyền chính là
nỗ lực phân rõ sự khác
biệt giữa Nhân Quyền và phản
Nhân Quyền, giữa chính trị vương
đạo và chính trị tà đạo.
Đến
đây:
-
Những khó khăn trong công cuộc
bảo vệ Nhân Quyền đã được
nhận diện.
-
Phương pháp luận của Nhân Quyền
đã được xác định.
-
Mối quan hệ mật thiết giữa cuộc
đấu tranh cho Nhân Quyền và chính
trị vương đạo cũng đã
được xác định.
Ba
luận điểm trên đã dẫn
đến một nhận định trang trọng:
Cuộc đấu tranh cho Nhân Quyền hiển
nhiên là một cuộc cách mạng xã
hội, một cuộc cách mạng khai thông
đường sống cho dân tộc và
cho nhân loại. Đấu tranh cho Nhân
Quyền không thể chỉ là những
hành động “làm dáng chính trị.”
Tất cả chúng ta có quyền và
có bổn phận dấn thân vào cuộc
cách mạng Nhân Quyền. Hãy biến
ước mơ Nhân Quyền thành
hiện thực của xã hội, thành
một bông hoa thật tươi mát và
sinh động. Đó là lời
chúc mừng sinh nhật của Nhân Quyền
ở thời điểm “ngũ thập
tri Thiên mệnh.”
Về
đầu bài