Họp Đại Hội Kỳ II tại Nam California, Hoa Kỳ Mạng
Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQ)
đã tổ chức thành công
Đại Hội thường niên kỳ
II tại Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 17
&18/10/1998 với sự tham dự khoảng
50 thành viên về từ Aâu Châu,
Gia Nã Đại và một số tiểu
bang ở Hoa Kỳ. Ngoài việc đẩy
mạnh sự phối hợp và mở
rộng MLNQ, Đại hội đã đề
ra một số công tác chiến lược
như đẩy mạnh “quốc sách” quảng
bá kiến thức và các nguyên
tắc nhân quyền về Việt Nam, liên
kết với các tổ chức nhân
quyền thế giới (đặc biệt
là các tổ chức đấu tranh
nhân quyền của những dân tộc
nạn nhân chế độ độc tài)
để tạo thành một Mạng Lưới
Nhân Quyền Quốc Tế, và gia tăng
vận động nhân quyền ở cả
quốc nội, hải ngoại, và quốc
tế.
Mở
đầu là diễn văn khai mạc của
ông Nguyễn Thanh Hà, trưởng ban
tổ chức và cũng là chủ
tịch Phong Trào Nhân Quyền Cho Việt
Nam Năm 2000. Tiếp theo có 11 đại diện
các phái đoàn khắp nơi đã
lần lượt trình bày hoạt động
của mình trong năm qua. Sau đó BS Nguyễn
Tường Bách, một nhà cách
mạng lão thành và là cố vấn
của MLNQ, đã cương quyết cho rằng
đấu tranh nhân quyền không những
chỉ đòi trả tự do cho các
tù nhân lương tâm mà là
còn đấu tranh cho tự do của toàn
dân Việt Nam; vì thế, nhiệm vụ
của chúng ta phải phát động
phong trào quảng bá kiến thức
nhân quyền đến đồng bào
khắp nơi, đặc biệt là quần
chúng trong nước, để từ
đó dân chúng tự đứng
lên đòi lại các quyền tự
do căn bản cho chính mình.
Đến phần thuyết trình, ông
Denney, chuyên viên về Đông Nam Á
của Viện Nghiên Cứu Đông
Á tại Đại Học Berkeley (CA) và
của tổ chức Ân Xá Quốc
Tế, trình bày về hiện tình
vi phạm nhân quyền tại Việt Nam và
đưa ra một số đề nghị cụ
thể. Ô. Denney cũng cho Đại Hội
biết thêm về phương thức
hoạt động nhân quyền của các
tổ chức quốc tế như Ân
Xá Quốc Tế, Human Rights Watch/Asia, Cao Ủy
Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, v.v. Tiếp
đến là phần trình bày của
ông Vũ Quốc Dụng, đặc trách
về Á Châu của Hiệp Hội Nhân
Quyền Đức đến từ
Aâu Châu và bài tham luận của
GS Nguyễn Ngọc Bích, giám đốc
chương trình Việt ngữ của Đài
Á Châu Tự Do về từ Hoa Thịnh
Đốn. Cả hai diễn giả đã
đưa ra nhiều ý kiến về phương
thức đấu tranh nhân quyền sao
cho hữu hiệu và đáp ứng
được nhu cầu đấu tranh nhân
quyền Việt Nam.
Sau phần thảo luận sôi nổi về
các đề tài của các diễn
giả nêu trên, GS Nguyễn Thanh Trang, Trưởng
Ban Phối Hợp MLNQ, đã đọc
thư chào mừng của GS Đoàn
Viết Hoạt, trong đó ông viết
rằng đấu tranh nhân quyền Việt
Nam gồm hai việc: một là phải giải
thể chế độ độc tài đảng
trị là cộng sản hiện nay, hai là
phải giải trừ các mầm mống
phát sinh ra chuyên chế trong tương lai.
Kế tiếp GS Trang cho biết dù tổ
chức còn mới mẻ và với
các giới hạn về nhân vật
lực nhưng nhờ sự cố gắng
của nhiều người, sau chưa đầy
một năm, MLNQ cũng đã thực
hiện một số công tác đáng
khích lệ. Ngoài việc vận động
tại Liên Hiệp Quốc và các chính
phủ như Hoa Kỳ và Gia Nã Đại,
các thành viên của MLNQ cũng đã
có một số bài viết, các buổi
diễn thuyết, các cuộc phỏng vấn,
v.v. nói về tình hình vi phạm nhân
quyền tại Việt Nam cũng như truyền
bá kiến thức nhân quyền tại
Seattle, San Jose, Orange County, San Diego, Dallas, Houston, Florida,
New York, vùng Hoa Thịnh Đốn, v.v. MLNQ cũng
đã phổ biến một số tài
liệu nhân quyền và bản tin Diễn
Đàn Nhân Quyền. Nhưng quan trọng
nhất, MLNQ đã tạo được
mối liên lạc và hợp tác
chặt chẽ giữa các thành viên
cũng như đã có những cộng
tác tốt đẹp với các
tổ chức và nhân vật đấu
tranh nhân quyền quốc tế, đặc
biệt là của người Trung Hoa, Miến
Điện, và Tây Tạng.
Đại Hội cũng đã tuyên
dương một số thành viên đã
có những đóng góp tích
cực cho MLNQ, đặc biệt có LS Nguyễn
Hữu Thống (San Jose) và ông Bùi
Quang Lâm (Phoenix). LS Thống đã dày
công dịch thuật và diễn giải
bộ Luật Quốc Tế Nhân Quyền và
ông Lâm đã cống hiến công
sức ấn loát miễn phí tác
phẩm này, và nhờ đó
mà tài liệu quảng bá kiến
thức nhân quyền căn bản quan
trọng nầy đã được
phổ biến rộng rãi.
Vào
buổi chiều, có một số dự
án và ý kiến cụ thể được
trình bày. Cô Đỗ Thị Thuấn
(chủ bút tạp chí sinh viên Non Sông)
trình bày ý kiến làm sao thu hút
thanh niên và phụ nữ tham gia các
công việc chung; TS Đỗ Hùng (chủ
tịch Trụ Sở Nhân Quyền Việt
Nam, San Jose, CA), nói về các cách thức
liên lạc nhanh chóng để đẩy
mạnh sự liên lạc và hợp
tác giữa các thành viên; ông
Nguyễn Anh Giao (San Diego) trình bày dựï
án Video Nhân Quyền cho Việt Nam; ông
Lê Minh Nguyên (Long Beach) trình bày các
phương thức gây quỹ; ông
Ngô Văn Hiếu nêu ra kế hoạch
phát triển bản tin Diễn Đàn
Nhân Quyền bằng song ngữ; GS Đỗ
Anh Tài trình bày nhu cầu và kế
hoạch thực hiện chương trình phát
thanh phổ biến tin tức về Việt
Nam.
Sau đó, BS Lâm Thu Vân và ông Nguyễn
Thanh Hà đã thuyết trình về
các cải tổ cần thiết để
phát triển MLNQ và gia tăng hiệu năng
hoạt động của Ủy Ban Phối Hợp.
Sau phần thảo luận sôi nổi và
tích cực, Đạïi Hội đã
quyết định mở rộng mô thức
điều hành hiện hữu để
nói lên tính đại diện rộng
rãi của MLNQ và đáp ứng
nhu cầu mới; Đại Hội cũng
quyết định giữ nguyên danh xưng
Việt ngữ và chỉ thay đổi
tên Anh ngữ là Vietnam Human Rights Network
để phù hợp với chức
năng của tổ chức.
Tiếp
theo là việc chọn người đại
diện Ủy Ban Phối Hợp để
điều hành Mạng Lưới. Vì
muốn có sự thay phiên trong việc
điều hành MLNQ, GS Nguyễn Thanh Trang đã
liên tiếp từ chối 3 lần, nhưng
cuối cùng vì ý muốn và sự
tín nhiệm của Đại Hội, ông
đồng ý tiếp tục vai trò Trưởng
Ban Phối Hợp thêm một nhiệm kỳ
nữa.
Sáng
Chủ Nhật, Đại Hội đã lần
lượt thảo luận 2 dự án,
đó là việc tổ chức Ngày
Nhân Quyền Việt Nam 11/5/99 và Ngày
Quốc Tế Nhân Quyền 10/12/98. Ông
Phạm Huy Ty, đại diện Tổ Chức
Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân
Bản, trình bày dự án Ngày
Nhân Quyền Việt Nam và kêu gọi
sự cộng tác đông đảo
của các tổ chức đấu tranh
nhân quyền Việt Nam; LS Nguyễn Hữu
Thống đại diện cho Hội Luật Gia
Việt Nam đưa ra các ý kiến về
việc tổ chức kỷ niệm 50 năm
Ngày Nhân Quyền Quốc Tế, trong đó
có việc phát động một “quốc
sách” truyền bá kiến thức
nhân quyền về nước, tương
tự như quốc sách truyền bá
chữ quốc ngữ trước
đây tại Việt Nam.
Theo
sau phần trình bày các dự án,
Đại Hội đã chuẩn thuận Tân
Ủy Ban Phối Hợp nhiệm kỳ1998-99.
Sau khi duyệt qua tình trạng nhân quyền
Việt Nam cũng như các hoạt động
đấu tranh của đồng bào và
của các thành viên MLNQ tại hải
ngoại trong thời gian qua, Đại Hội
đã đồng thanh quyết nghị một
số điểm chỉ đạo. Lúc 1
giờ chiều trước khi bế
mạc Đại Hội, cụ Phạm Ngọc Lũy,
cố vấn của Mạng Lưới Nhân
Quyền đến từ Virginia, có đôi
lời tâm huyết nói về sự
tất thắng của công cuộc đấu
tranh nhân quyền của dân tộc Việt
Nam, dựa vào trào lưu dân chủ
thế giới cũng như kinh nghiệm
ở các nước Đông Aâu
như Lỗ Mã Ni, Ba Lan và Tiệp Khắc.
Sau
đây là các thành phần trong
Ủy Ban Phối Hợp Mạng Lưới
Nhân Quyền Việt Nam, nhiệm kỳ 1998-99:
|
Trong Bản Tin Số 5:
Lá thư đầu năm Nghị Quyết Đại Hội Kỳ 2 (Second Congress Resolution) Lời Kêu Gọi 50 Năm QTNQ (Statement on 50th Anniverary) 1999-Một Vận Hội Mới MLNQ Họp Đại Hội Kỳ 2 (Second Congress Report) Đại Xá, Nhưng Vẫn Chà Đạp NQ 50 Năm Quốc Tế Nhân Quyền Lịch Sinh Hoạt Khí Thế Đấu Tranh |