English

Tóm lược các Sự việc Liên quan đến Nhân quyền tại Việt Nam 

trong mấy tháng đầu năm 1999

 

Ngày 4/1: Tướng Trần Độ, một đảng viên cộng sản 58 tuổi đảng và nguyên trưởng ban Ban Văn Hóa và Tư Tưởng, đã bị khai trừ ra khỏi đảng. Đây là biện pháp của đảng CS để đối phó sự chỉ trích công khai của ông Trần Độ, qua loạt bài viết xuất hiện từ cuối năm 1997 phê bình đảng CSVN về chính sách độc tài, nhà nước thiếu hiệu năng, và bộ máy công an kìm kẹp.

Ngày 7/1: Tổ chức Ân Xá Quốc Tế, trong một báo cáo về Việt Nam, đã chỉ trích chính sách đàn áp chính trị tại VN. Mặc dù tổ chức này ghi nhận việc Hà Nội thả 13 tù nhân lương tâm trong 2 tháng 9 và 11/1998, họ cũng mạnh mẽ yêu cầu Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do căn bản như phát biểu chính trị và hoạt động chính trị.

Ngày 10/1: GS Đoàn Viết Hoạt, một cựu tù nhân nổi danh thế giới, đã thăm viếng nhiều nước Âu châu để vận động với các tổ chức thuộc chính phủ hay phi chính phủ cho tự do và dân chủ cho Việt Nam.

Ngày 19/1: Báo chí quốc tế tường trình là dân làng người Mèo (H'mong) ở vùng sơn cước Bắc Việt đã bị chính quyền địa phương đàn áp vì theo đạo Tin Lành. Có 40 người, đại diện cho 300 dân Mèo tại làng Hà Giang, đã viết thư tố cáo các giới chức địa phương đã trấn áp hoặc hăm dọa bắt giam và tra tấn họ. Ngoài ra, báo chí cũng cho biết đã có 30 lãnh tụ của khoảng 150 nghìn tín đồ Tin lành người Mèo đã bị bỏ tù.

Ngày 2/2: Ông Hà Sĩ Phu (tên thật là Nguyễn Xuân Tụ), một người bất đồng chính kiến tại Đà Lạt, cùng với gia đình đã bị đảng bộ và chính quyền CS địa phương thường xuyên quấy nhiễu.

Ngày 13/2: Tướng CS Lê Hồng Sơn phản đối việc khai trừ tướng Trần Độ, cho rằng nhà nước độc đảng quá bất tài và không đáp ứng đúng nguyện vọng của dân chúng. Ô Hoàng Hữu Nhân, nguyên bộ trưởng Bộ Kỹ Nghệ Nặng, cũng công khai phản đối việc khai trừ tướng Trần Độ và nói là nhà nước CS không có khả năng điều hành đất nước.

Ngày 10/2: Hàng chục nghìn người Việt Nam đã tập trung để phản đối tên Trần Trường treo hình Hồ Chí Minh và cờ đảng CSVN tại tiệm video của y tại Little Saigon, CA. Các cuộc biểu tình đã diễn ra gần 2 tháng, chú trọng nhiều đến các vụ vi phạm liên tục của đảng CSVN. Nhiều tổ chức trẻ khắp thế giới đã tham gia chống lại các vụ vi phạm nhân quyền của đảng CSVN.

Ngày 15/2: Nữ văn sĩ Dương Thu Hương, một đảng viên CS và là bộ đội giải ngũ, đã được tạp chí Reader Digest phỏng vấn về quan điểm chống đảng của bà. Bà đã có nhiều bài viết phê bình đảng CSVN về chủ trương triệt để bóc lột và đàn áp người dân Việt Nam nhằm phục vụ cho quyền lợi ích kỷ.

Ngày 20/2: Ông Abdelfattah Amor, Đặc Sứ Liên Hiệp Quốc về Đàn Áp Tôn Giáo, qua bản báo cáo chính thức, đã tố cáo chính phủ Việt Nam có chính sách đàn áp các tôn giáo, kể cả quấy nhiễu và giam giữ các vị lãnh đạo tôn giáo. Ông Amor cho rằng Hà Nội đã tìm nhiều cách cản trở và quấy nhiễu các cuộc viếng thăm các nhà lãnh lãnh đạo tôn giáo trong chuyến đi điều tra về các dàn áp tôn giáo tại VN của ông vào cuối năm 1998ø.

Ngày 26/2: Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã công bố một bản báo cáo về nhân quyền tại VN. Văn kiện này ghi rằng Hà Nội đã có một số hành động tích cực trong một vài lãnh vực, nhưng chính quyền này cũng vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng, đặc biệt trong các lãnh vực như tôn giáo, chính trị, và ngôn luận.

Ngày 4/3: CSVN đã bắt giam TS Nguyễn Thanh Giang, một người bất đồng chính kiến nổi tiếng 63 tuổi, vì bị gán tội có tài liệu chống đảng. Trước đó, công an mật vụ đã hăm dọa sẽ bắt giam các ông: Hoàng Minh Chính thuộc Viện Mac-Lenin, văn sĩ Hoàng Tiến, ký giả Vũ Huy Cương, nhà phân tích chính trị Nguyễn Kiên Giang, và cựu bí thư đảng ủy Hải Phòng Hoàng Hữu Nhân.

Ngày 23/3: HT Thích Quảng Độ, 72 tuổi, Tổng Thư Ký Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN), bị bắt và tống xuất về Sài Gòn sau khi thăm viếng HT Thích Huyền Quang, 81 tuổi, đang bị quản thúc tại gia tại quận Nghĩa Hành, Quảng Ngãi.

Ngày 25/3: Các tổ chức Hoa Kỳ bắt đầu vận động Quốc Hội Hoa Kỳ ra quyết nghị chính thức vinh danh GS Đoàn Viết Hoạt vì đã can đảm đấu tranh cho tự do dân chủ tại VN. Có 4 vị DB Hoa Kỳ bảo trợ bản nghị quyết là các bà Loretta Sanchez (CA) và Zoe Lofgren (CA), và các ông Thomas M. Davis III (VA) và Christoper H. Smith (NJ).

Ngày 2/4: Thủ tướng CSVN Phan Văn Khải bị người Việt và người Úc tố cáo về các vụ vi phạm nhân quyền trong dịp ông ta dự hội nghị thương mại ở Melbourne. Ngoài ra, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại ÚÂc (GHPGTNU) cũng lên tiếng đòi Hà Nội trả tự do cho các vị lãnh đạo thuộc GHPGVNTN như HT Thích Thiện Minh và HT Thích Huệ Quang, kể cả HT Thích Huyền Quang, bị quản thúc tại gia tại Quảng Ngãi từ năm 1982. Đồng thời, GHPGTNU cũng phản đối việc công an Việt Nam xách nhiễu HT Thích Quảng Độ, Tổng Thư ký GHPGVNTN.

Ngày 7/4: BS Nguyễn Đan Quế, nhà chống đối nổi tiếng và cũng là cựu tù nhân chính trị, trong buổi gặp mặt với nữ DB Loretta Sanchez tại Sài Gòn, đã tiên đoán là Việt Nam sẽ có tự do dân chủ chỉ trong vòng 5 đến 10 năm. Ông kêu gọi nhân dân và chính phủ Hoa Kỳ can thiệp mạnh mẽ để thúc đẩy cho tự do và nhân quyền tại VN sớm được tôn trọng.

Ngày 8/4: HT Thích Quảng Độ, 72 tuổi, Tổng Thư Ký GHPGVNTN, kêu gọi tự do và dân chủ cho Việt Nam và yêu cầu các tổ chức quốc tế đừng viện trợ Việt Nam vô điều kiện, vì như vậy chỉ củng cố thêm chế độ đàn áp. Trước đây HT Quảng Độ bị kết án 5 năm tù chỉ vì gửi đồ cứu trợ nạn nhân bão lụt năm 1994.

Ngày 9/4: Đại sứ CSVN tại Hoa Kỳ Lê Văn Bàng bị cộng đồng Việt Nam tại Austin, Texas, chống đối kịch liệt khi ông ta đến hội thảo với các đại sứ các quốc gia thành viên ASEAN về việc khuyến khích đầu tư. Các thành viên này khuyến cáo là các cải tổ kinh tế phải đi đôi với cải tổ xã hội và chính trị.

Ngày 14/4: BS Nguyễn Đan Quế, trả lời một cuộc phỏng vấn của báo South China Morning Post, tiết lộ đích thân ông biết có trên 100 tù nhân chính trị đang bị giam giữ rải rác trong nhiều nhà tù. BS Quế cũng đã nhắc lại các vụ tra tấn khủng khiếp về thể xác lẫn tinh thần do bọn cai tù cộng sản thường xuyên áp dụng đối với các nhà chống đối.

 


Mang Luoi Nhan Quyen
[Trang nha] [MLNQ] [Luat nhan quyen] [Tai lieu] [Tin nhan quyen] [Dien dan] [Tham gia] [Tai xuong] [Lien ket]