ỦNG HỘ NHỮNG NGƯỜI DÂN CHỦ TRONG NƯỚC
Kính thưa quý vị và các bạn,
Thay mặt cho Ban Phối Hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, chúng tôi xin chân thành gửi tới quý vị và các bạn lời chào mừng đầu năm và kính chúc quý vị và các bạn mọi sự tốt lành và thành công trong năm 2000. Mạng Lưới Nhân Quyền xin thành thực cảm tạ Ban Tổ Chức đã có nhã ý gửi lời mời, và rất lấy làm tiếc đã không thể gửi đại diện tới tham dự cuộc hội thảo hôm nay. Để thay thế, chúng tôi, với tư cách riêng của một thành viên Ban Phối Hợp Mạng Lưới, xin được hân hạnh đóng góp ý kiến qua bài tham luận này.
*****
Kính thưa quý vị và các bạn,
Trong lịch sử Việt Nam, có lẽ không có chế độ nào, kể cả chế độ Bắc Thuộc và chế độ thực dân Pháp, lại hà khắc và thâm độc hơn chế độ cộng sản.
Dưới chế độ thực dân chẳng hạn, người dân có quyền ra báo, có quyền mở nhà in sách báo và nhờ đó có quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận. Ngay cả những người chống đối thực dân Pháp cũng không bị tước đoạt những quyền nói trên, thí dụ như ban biên tập tờ Phong Hóa và Ngày Nay. Những người có ý tưởng chống đối thường cũng không bị hạch hỏi, bắt bớ, giam cầm, tra tấn, hay quản thúc tại gia.
Dưới chế độ cộng sản ngày nay, mặc dù nhà cầm quyền cũng là đồng bào của mình, mỉa mai thay người dân Việt Nam không có những quyền tự do căn bản như dưới thời ngoại thuộc. Tư nhân không có quyền ra báo hoặc in sách báo, dù rằng những quyền tự do báo chí đã được ghi trong hiến pháp. Điều cấm đoán này không những được áp dụng đối với những người vốn thuộc chế độ cũ của miền Nam, thí dụ như Hoà Thượng Thích Quảng Độ khi ông xin xuất bản những bản tin Phật Giáo, mà còn đối với cả những người vốn thuộc chế độ miền Bắc như cựu trung tướng Trần Độ khi ông xin ra báo, mặc dù ông đã từng giữ những chức vụ rất cao trong chế độ. Đừng nói gì những người vốn thuộc chế độ cũ của miền Nam, như các ông Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Đình Huy, Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Thích Tuệ Sỹ, v.v. mà nhà cầm quyền Hà Nội vẫn coi như thù địch, ngay những người tận tâm phục vụ chế độ miền Bắc trong nửa thế kỷ nay, như các ông Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, Hoàng Minh Chính, v.v. cũng còn bị nhà cầm quyền hành hạ, trấn áp chỉ vì "tội" đòi tự do dân chủ cho đồng bào. Những vị này không được may mắn như Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng, v.v. dù các vị đó chỉ trích chế độ thực dân Pháp và đòi dân chủ cho người Việt. Số người bị bắt bớ, tù đày, quản thúc, tra khảo, đàn áp, hạch sách, v.v. thời Pháp thật ra không đáng kể so với số người đấu tranh cho tự do dân chủ bị Cộng Sản Việt Nam đàn áp thời nay.
Đối đầu với một lực lượng đàn áp quỷ quyệt và vô nhân đạo như vậy, các chiến sĩ dân chủ của Việt Nam rõ ràng đã chấp nhận mọi thứ hi sinh, kể cả tính mạng, của chính bản thân và có khi cả của thân nhân mình nữa. Những năm tháng dài dặc bị ngược đãi trong tù, thân nhân bị làm khó dễ, hăm dọa, tài sản bị cưỡng đoạt, v.v. đã không làm sờn lòng những chiến sĩ can trường đó. Hùng khí và quyết tâm của các vị này, trái lại, đã làm cho các lãnh tụ cộng sản hoảng sợ. Tổng bí thư đảng Cộng Sản Lê khả Phiêu đã vô tình biểu lộ mối lo âu đó qua lời phát biểu hàm hồ khi bế mạc hội nghị trung ương Đảng cuối tháng 8 vừa rồi: "Mọi luận điểm tuyên truyền về dân chủ tuyệt đối, về nhân quyền cao hơn chủ quyền, đa nguyên, đa đảng, v.v. đều là dối trá, lừa bịp". Nhà cầm quyền cộng sản càng sợ dân chủ, ngoại trừ cái quái thai "dân chủ tập trung" của họ, thì chính nghĩa của những người dân chủ lại càng sáng ngời.
Những điều tôi vừa trình bày là sự thực mà cả thế giới biết đến và cũng không lạ gì đối với người Việt chúng ta. Sở dĩ chúng tôi nói lên ở đây là để tỏ lòng kính phục và biết ơn đối với các chiến sĩ dân chủ Việt Nam. Tôi tin rằng đó cũng là tình cảm chung của những ai còn nghĩ đến hạnh phúc và tự do cho đồng bào tại quê nhà. Nếu chúng ta thực sự tranh đấu vì dân chủ cho toàn dân, và không vì tham vọng riêng, thì không có lý do gì không ủng hộ những người dân chủ Việt Nam.
Nếu chúng ta đồng thuận ủng hộ những người dân chủ thì tất nhiên không thể chỉ ủng hộ bằng lời nói, dù là những lời ca tụng thật văn hoa, hùng hồn. Vậy chúng ta nên làm gì và phải làm gì?
Trước hết cần ghi nhận rằng các chiến sĩ dân chủ Việt Nam dù tài ba, can trường tới đâu cũng không thể tự mình đem lại dân chủ cho toàn dân. Các vị đó có thể lãnh đạo giỏi, nhưng một tướng lãnh giỏi cũng cần có quân lính, chiến cụ, đạn dược, và lương thực mới chiến thắng được. Nói cách khác, những người dân chủ Việt Nam rất cần sự yểm trợ của mọi người, trong đó có chúng ta, cộng đồng Việt Nam hải ngoại.
Muốn đem lại dân chủ cho Việt Nam chúng ta có thể có nhiều sách lược, đường lối, và phương cách khác nhau, riêng rẽ hoặc kết hợp nhiều thứ. Mỗi cá nhân, mỗi tổ chức có thể có những đường lối và khả năng khác nhau. Khác nhau không có nghĩa là không thuận lợi, miễn là đường lối cùng dẫn đến mục tiêu chung, khả năng được sử dụng bổ túc cho nhau, và sở trường cuả mỗi người, mỗi nhóm được sử dụng tối đa. Để khai thác ý niệm này, tôi xin đóng góp một vài ý kiến sau đây:
-
Có hai áp lực chính cần thiết để đem lại dân chủ là áp lực quốc tế và áp lực quốc nội. Aùp lực quốc tế là do chính quyền các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia có ảnh hưởng mạnh đối với Việt Nam, các tổ chức quốc tế, v.v. Aùp lực quốc nội là do quần chúng trong nước. Những thành quả dân chủ đạt được ở Đông Aâu và Liên Xô phần lớn là do hai loại áp lực này. Aùp lực nào quan trọng hơn? Mỗi người có thể trả lời khác nhau cho câu hỏi này. Theo thiển ý của tôi, áp lực quốc nội nên được coi là căn bản, vì nếu người dân trong nước ý thức được dân chủ và nhân quyền và quyết tâm tranh đấu thì nền dân chủ và nhân quyền ấy mới bền vững. Dĩ nhiên áp lực quốc tế cũng rất cần thiết, nhất là khi áp lực quốc nội còn non yếu, và giúp cho cuộc tranh đấu được mau lẹ hơn, tiết kiệâm được nhiều xương máu hơn. Vậy tùy theo khả năng, hoàn cảnh, chúng ta nên phân công để vận động đồng bào trong nước và các quốc gia, các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho chúng ta tạo nên và duy trì hai áp lực này.
-
Muốn đạt mục tiêu trên, chúng ta cần bắt đầu bằng việc vận động đồng bào hải ngoại tham gia vào việc tạo lập các áp lực nói trên. Tuy có số lượng nhỏ và sống phân tán trên thế giới, cộng đồng hải ngoại có tiềm lực lớn về kỹ thuật, tài chánh, ngoại giao, truyền thông, v.v. rất hữu ích cho việc yểm trợ. Với kỹ thuật cao về truyền thông, nhất là Internet, Email và điện thoại, việc vận động quốc nội sẽ hữu hiệu và mau chóng hơn.
-
Công tác vận động quốc tế và quốc nội nên chú trọng về nhân quyền, vì nhân quyền được minh định bởi Bộ Luật Quốc Tế Nhân Quyền do Liên Hiệp Quốc ban hành và được các quốc gia hội viên, trong đó có Việt Nam, cam kết tuân hành. Cũng vì vậy việc đòi hỏi nhân quyền dễ được quốc tế yểm trợ hơn. Chúng ta nên truyền bá nhân quyền sâu rộng vào trong nước để đồng bào biết rõ mình có những quyền gì, và từ đó sẽ tạo quyết tâm giành nhân quyền. Nhân quyền bao gồm những quyền tự do và những quyền căn bản về kinh tế, văn hoá, xã hội, dân sự và chính trị. Có được những quyền đó là có dân chủ.
-
Cũng trong khuôn khổ nhân quyền, hai quyền tự do cần được đặt nặng trong lúc này là tự do tôn giáo và tự do báo chí. Tự do tôn giáo thỏa mãn nhu cầu tâm linh của đa số đồng bào và đang được rất nhiều người trong nước hưởng ứng. Đòi hỏi này cũng được sự yểm trợ của nhiều tổ chức tôn giáo trên thế giới. Tự do báo chí là nhu cầu căn bản để tố giác tham nhũng và vi phạm nhân quyền, hai tệ trạng đang đưa Việt Nam xuống vực thẳm, do đó là bảo đảm hữu hiệu cho dân chủ. Đòi hỏi này sẽ được giới truyền thông quốc tế yểm trợ.
-
Chủ đề của buổi hội thảo hôm nay là Uûng Hộ Những Người Dân Chủ Việt Nam. Tôi đã vừa trình bày những điều cần làm để ủng hộ các vị ấy trong cuộc đấu tranh cho dân chủ. Bây giờ chúng ta nên làm gì để ủng hộ các vị ấy một cách cụ thể và trực tiếp hơn? Nhiều người trong chúng ta có thể không hoàn toàn tán đồng chính kiến, lập trường hay quá khứ của một số các vị ấy. Điều đó cũng dễ hiểu. Tuy nhiên, với hiện tình đất nước, để sớm đạt thắng lợi chúng ta phải mạnh dạn ủng hộ những người đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam. Và cũng cần yểm trợ về vật chất cũng như tinh thần để họ đó có thể tiếp tục đấu tranh. Chúng ta nên vận động cộng đồng hải ngoại tìm biện pháp trực tiếp giúp đỡ. Ngoài ra, chúng ta nên kêu gọi các quốc gia và tổ chức quốc tế tiếp tay vào việc này. Thí dụ kêu gọi các tổ chức chuyên môn trên thế giới lên tiếng ủng hộ hay bảo trợ các đồng nghiệp của họ bị đàn áp vì các lý do chính trị tại Việt Nam, như hội Y Sĩ Hoa Kỳ, tổ chức Văn Bút Quốc Tế, hội Bảo Vệ Ký Giả Thế Giới,v.v.
Muốn thực hiệm những điều nêu trên, chắc quý vị và các bạn cũng đồng ý với tôi là chúng ta cần ngồi lại để thảo luận tìm sự đồng thuận trong việc phân công và phối hợp hoạt động. Chắc chắn chúng ta còn có nhiều dị biệt, nhưng nếu chúng ta muốn tranh đấu cho dân chủ thì trước hết phải có tinh thần dân chủ, nghĩa là chấp nhận rằng mọi người có những dị biệt. Tổ tiên chúng ta đã có tinh thần này khi ghi nhận rằng "một bàn tay còn có ngón dài ngón ngắn". Mong rằng tất cả chúng ta, trong cũng như ngoài nước, thừa hưởng được tinh thần đó để dân tộc Việt Nam sớm được tự do dân chủ, vươn lên khỏi vực thẳm và đuổi kịp bước tiến của nhân loại.
Trước khi dứt lời, chúng tôi xin kính chúc quý vị và các bạn đạt được nhiều kết quả tốt đẹp trong buổi hội thảo này.
Xin cảm tạ quý vị và các bạn.
Nam Cali, ngày 30 -12 – 1999
Nguyễn Ngọc Quỳnh
Ban Phối Hợp
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt nam