Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đã hoàn thành Đại Hội Quốc Tế Thường Niên Kỳ 3 tại Nam California, Hoa Kỳ, vào các ngày 22, 23 và 24-10-1999 với sự tham dự của nhiều thành viên, ủng hộ viên và quan khách về từ nhiều nơi trên thế giới. Ngoài các đoàn thể và nhân sĩ tên tuổi trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại, Đại Hội năm nay cũng được sự ủng hộ của nhiều cơ quan và đoàn thể, các vị dân cử và đại diện của cả hai chính đảng tại Hoa Kỳ. Đặc biệt, TT Thích Tuệ Sỹ Phó Viện Trưởng kiêm Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) đã bí mật gởi từ quốc nội một bức tâm thư để chào mừng Đại Hội và cũng để tố cáo CSVN vẫn tiếp tục chà đạp nhân quyền tại Việt Nam. LM Nguyễn Hữu Lễ, Giám Đốc Điều Hành Uûy Ban Tự Do Tôn Giáo Việt Nam (UBTDTGVN), đến từ Washington DC, đã hết lời ca ngợi những hoạt động cho nhân quyền Việt Nam và tố cáo những tội ác dã man của CSVN mà chính ngài đã chứng kiến. Một số vị dân cử Hoa Kỳ, các tổ chức phi chính phủ như Amnesty International, Visual Artists Guild, v.v. đã nhiệt liệt chào mừng Đại Hội và tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ MLNQ và dân chúng Việt Nam trong công cuộc đấu tranh cho tự do và nhân quyền tại Việt Nam. Khác với các đại hội kỳ 1 và 2, chương trình Đại Hội năm nay có thêm phần sinh hoạt nhân quyền ra công chúng với dạ tiệc gây quỹ trước ngày đại hội chính thức.
Đêm Sinh Hoạt Nhân Quyền và Dạ Tiệc Gây Quỹ Vận Động Nhân Quyền
Buổi Sinh Hoạt Nhân Quyền Tiền Đại Hội và Dạ Tiệc Gây Quỹ Vận Động Nhân Quyền đã diễn ra vào lúc 6 giờ 30 chiều thứ Sáu, 22-10-99 tại nhà hàng Paracel Seafood, Westmister, California, đã thu hút khoảng trên 350 quan khách thuộc đủ thành phần. Về phía ngoại quốc, có dân biểu Dana Rohrabacher (45th/Huntington Beach, CA), dân biểu tiểu bang Kenneth Maddox (Fullerton, CA), bà Jeanne Costales (Chair, Democratic Party of Orange County), Ô Ray Cordova (Vice Chairman, Democratic Party of CA), cô Tracy Gore (Actress, Amnesty International), bà Ann Lau (Co-Chair, Visual Artists Guild), Ô Dennis Batdorf (Co-Chair, American Human Rights Vietnam Action), v.v. Về phía Việt Nam, có sự hiện diện của nhiều nhân sĩ và đoàn thể xa gần, có người về từ Pháp, Uùc, San Jose, Maryland, v.v. thuộc nhiều khuynh hướùng và lãnh vực như cộng đồng, chính trị, văn hóa, hiệp hội chuyên môn, ái hữu, v.v.
Sau nghi thức khai mạc, GS Nguyễn Thanh Trang, Trưởng Ban Phối Hợp, đã chào mừng quan khách, tuyên bố lý do buổi sinh hoạt nhân quyền và trình bày thành quả hoạt động. GS Trang nói rằng buổi sinh hoạt có 3 lý do chính, đó là tạo dư luận thuận lợi cho công cuộc đấu tranh nhân quyền Việt Nam, tạo điều kiện cho các tham dự viên về từ xa có dịp gặp lại và hàn huyên với bà con thân hữu trong vùng, và gây quỹ cho các hoạt động nhân quyền - đặc biệt là giúp phương tiện tổ chức Đại Hội Kỳ 3. Ông đã ngỏ lời cảm ơn sự ủng hộ và tiếp tay rộng rãi của nhiều người và nhờ những đóng góp này mà MLNQ đã đạt được một số thành quả đáng khích lệ. Ngoài những công tác có tính cách công khai như các bản lên tiếng đòi nhân quyền, chiến dịch đòi điều kiện nhân quyền trong việc cứu xét thỏa ước mậu dịch song phương Mỹ-Việt, các buổi hội luận nhân quyền trên các đài phát thanh, các buổi thuyết trình về nhân quyền, ấn hành các tài liệu nhân quyền, v.v., MLNQ cũng đã thực hiện một số công tác có tính cách âm thầm như lập một "tủ tài liệu nhân quyền", hội trang Internet (website: http://www.vnhrnet.org), hệ thống chuyển tin về Việt Nam, hệ thống liên lạc hải ngoại và quốc nội, liên lạc truyền thông-báo chí, liên lạc các tổ chức nhân quyền quốc tế và các tổ chức nhân quyền của những dân tộc bạn, liên lạc với chính quyền và các vị dân cử, v.v. MLNQ sẽ tiếp tục hoàn chỉnh các công tác căn bản nêu trên.
Kế đến, TS Đỗ Hùng, chủ tịch Trụ Sở Nhân Quyền Việt Nam (Bureau of Human Rights) tại San Jose, tuyên đọc thơ chúc mừng Đại Hội của TT Thích Tuệ Sỹ đã được bí mật gởi ra từ Việt Nam. Qua lời lẽ thâm thúy, TT Tuệ Sỹ đã viết rằng CSVN "đang xử dụng bộ máy tuyên truyền khổng lồ và sức mạnh công an hùng hậu để vừa bóp méo sự thật vừa cưỡng bức dân chúng phải chấp nhận sự dối trá do chính quyền đưa ra." Ngài còn cho rằng những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam thật ra chỉ là những nạn nhân đang đấu tranh hết sức mình để bảo vệ phẩm giá và nhân quyền của mình. Ngài cho biết là "hiện nay một con kiến bò ra hay bò vào nơi tôi ở cũng đều bị kiểm soát và hăm dọa". Lá thư của TT Tuệ Sỹ là một tiếng kêu thảm thiết tiêu biểu cho sự đau thương của các nạn nhân bị tước đoạt các quyền tự do căn bản của mình tại Việt Nam.
Ban Tổ Chức cũng tuyên đọc các thơ chào mừng Đại Hội của một số nhân vật như TT Thích Minh Tuyên (Washington DC), GS Đoàn Viết Hoạt (Virginia), BS Tôn Thất Sơn (Chủ Tịch Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do từ Na Uy), nghị sĩ Dianne Feinstein, dân biểu Ed Royce (39th/Fullerton, CA), v.v. Đặc biệt, TT Thích Minh Tuyên, Vụ Trưởng Vụ Cư Sĩ thuộc GHPGVNTN Hải Ngoại tại Hoa Kỳ, đã viết những lời tha thiết chúc mừng Đại Hội và nguyện sẽ sát cánh với những người đấu tranh nhân quyền cho Việt Nam. TT Minh Tuyên cũng tuyên bố là đã ký tên và cổ động cho Bản Lên Tiếng Đòi Tự Do Tôn Giáo tại Việt Nam do MLNQ phổ biến. Riêng BS Tôn Thất Sơn viết: "Còn gần 2 tuần nữa là ngày Đại Hội Kỳ 3, tôi rất hồi họp theo dõi kết quả từng ngày." "Tôi là kẻ mới gia nhập, nguyện làm một tên lính khinh binh cùng quí vị tiếp tục cuộc trường chinh đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam." Thư GS Đoàn Viết Hoạt có đoạn "Cuộc đấu tranh của chúng ta đã bước vào một giai đoạn mới đòi hỏi những mô hình và phương thức vận động thích hợp. MLNQ, hoạt động trong mô hình "mạng lưới", đang đáp ứng nhu cầu vận động cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam bằng truyền thông qua mạng lưới Internet tòan cầu." Ban tổ chức cũng cho biết có nhiều thành viên và quan khách ở xa cũng đã viết thư, gởi điện văn và điện thoại để chào mừng Đại Hội, trong đó có dân biểu Loretta Sanchez (46th/Garden Grove), dân biểu Nancy Pelosi (8th/San Francisco), Ô Nguyễn Minh Cần và cô Hoàng Dung (Nga), Ô Võ Minh Cương (Uùc), các Ô Vũ Thư Hiên, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện và Đỗ Mạnh Tri (Pháp), các Ô Vũ Quốc Dụng, Hoàng Anh Tuấn, Phạm Công Niên, Trịnh Thành Trung và bà Vũ Thị Thúy Hà (Đức), bà Nguyễn Thị Hồng Liên (New York), Ô Phạm Hữu Quang (Oklahoma City), Ô Đinh Khang Hoạt (Oregon), Ô Phạm Khắc Đông (Atlanta), bà Đặng Mỹ Dung (Atlanta), BS Đỗ Hội (Florida), các Ô Châu Kim Khánh và Đỗ Ngọc Phúc (Austin), Ô Nguyễn Chí Thiệp (Houston), bà Jackie Bong Wright (Virginia), v.v.
Tiếp theo là diễn văn của LM Nguyễn Hữu Lễ, Giám Đốc Điều Hành UBTDTGVN, đến từ Washington DC. LM Lễ cho rằng lá thư của TT Tuệ Sỹ gởi chào mừng Đại Hội có ý nghĩa rất đặc biệt và đã làm cho ngài thấm thía thêm về sự thâm độc của chính quyền cộng sản độc tài. Ngài còn tha thiết kêu gọi sự đoàn kết và cộng tác của tất cả mọi người để đấu tranh cho tự do và nhân quyền Việt Nam. Ngài nhấn mạnh là "Ai muốn nói những lời chia rẽ xin hãy ngừng lại. Ai muốn có hành động chia rẽ, xin hãy ngừng tay. Ai muốn viết lời chia rẽ, xin hãy ngừng bút!"
Dân biểu Dana Rohrabacher (45th/Huntington Beach, CA), dân biểu TB Kenneth Maddox, Ô Ray Cordova (Vice Chairman, Democratic Party of CA), và cô Tracy Gore (Amnesty International) đã lần lượt phát biểu lời chào mừng Đại Hội và tuyên bố sẽ luôn luôn sát cánh với người Việt, nhất là với những nhà hoạt động nhân quyền, để đấu tranh đòi cho bằng được tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Cô Tracy Gore, một minh tinh và cũng là một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng chuyên trách về Trung Hoa, thuộc Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế, đã đặc biệt thán phục sự tích cực hoạt động cho nhân quyền của người Việt chúng ta, và cô cũng tuyên bố là sẽ tiếp tục vận động đồng nghiệp và tổ chức của cô tích cực tố cáo các vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Chương trình được tiếp tục với việc tuyên dương công trạng của một số cá nhân có những đóng góp vượt bực cho các công tác nhân quyền là KS Vũ Quốc Dũng (OC), BS Lương Quốc Vĩnh Khanh (OC), Ô Bùi Quang Lâm (Phoenix, AZ), và LS Nguyễn Hữu Thống (San Jose). Ban tổ chức nói rằng suốt 2 năm hoạt động, ngoài 4 người nêu trên MLNQ cũng có rất nhiều thành viên và ủng hộ viên đã tận tụy và đóng góp thật lớn lao nên cũng rất xứng đáng được tuyên dương. MLNQ sẽ lần lược tuyên dương những người này trong các dịp về sau.
Vì chương trình sinh hoạt nhân quyền có nhiều tiết mục nhân quyền nên phần gây quỹ bị rút ngắn. Bức tranh Tuổi Trẻ và Hòa Bình do họa sĩ Nguyễn Thị Thanh Hương, thường gọi là Hương Alaska, gởi tặng từ Miami, Florida đã được một ủng hộ viên của MLNQ mua ủng hộ. Vị khách này cho biết là ông rất hân hạnh làm chủ được bức tranh giá trị. Oâng nói là bức tranh có thể được bán với một số tiền lớn hơn nếu ban tổ chức không quá bận rộn với các sinh hoạt về nhân quyền. Ông tuyên bố là sẽ theo gương người họa sĩ tài ba để gia nhập MLNQ, và sẽ hết lòng ủng hộ công cuộc đấu tranh nhân quyền cho Việt Nam. Được biết, họa sĩ Hương Alaska cũng rất muốn về dự Đại Hội nhưng không thu xếp kịp nên chỉ có thể tham dự Đại Hội trên tinh thần, và đã gởi cả tâm lòng về với những người thực tâm hoạt động cho nhân quyền Việt Nam. Vào lúc 10 giờ khuya, Ô Nguyễn Ngọc Quỳnh với tư cách Tổng Thư Ký Ban Phối Hợp và là Trưởng Ban Tổ Chức Buổi Sinh Hoạt và Dạ Tiệc Gây Quỹ Hoạt Động Nhân Quyền đã cảm tạ quan khách và tuyên bố kết thúc buổi dạ tiệc. Các tham dự viên hẹn tái ngộ tại Đại Hội vào sáng sớm ngày hôm sau.
Đại Hội Thường Niên Kỳ 3 của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam
Qua ngày thứ Bảy, ngay từ sáng sớm Đại Hội chính thức diễn ra tại khách sạn Broohurst Plaza Inn, Anaheim, California, với khoảng 80 tham dự viên và 20 quan khách. Ban Tổ Chức cho biết Đại Hội Quốc Tế của MLNQ là một đại hội của những người hoạt động nhân quyền Việt Nam về từ khắp nơi nên sinh hoạt hầu như có tính cách nội bộ và chuyên về nhân quyền. Khác hẵn với không khí nhộn nhịp của buổi dạ tiệc và sinh hoạt nhân quyền tối thứ Sáu, quang cảnh Đại Hội vào lúc khai mạc thật trang nghiêm, ấm cúng và cảm động. Dù bận rộn với việc tổ chức buổi sinh hoạt cho hơn 350 quan khách với một chương trình thật phong phú đêm thứ Sáu, sự hứng khởi và lòng nhiệt tình đã làm cho các tham dự viên say mê với công việc, làm tan biến sự mỏi mệt thường lệ. Được biết, nhờ sự hiếu khách của ban giám đốc khách sạn, ban tổ chức với các phần vụ như âm thanh, ẩm thực, đưa đón, tài liệu, thư ký, MC .v. cũng đã cố gắng tạo một môi trường sinh hoạt vừa thân tình thoải mái vừa nghiêm chỉnh trang trọng. Ô Trần Minh Công và bà Đào Liên Bích đã thay phiên nhau làm em xi (MC), khéo léo điều khiển chương trình.
Nhìn qua hội trường, người ta nhận thấy có những vị cố vấn, thành viên và ủng hộ viên về từ xa như GS Võ Văn Aùi (Pháp), BS Bùi Trọng Cường (Uùc), LM Nguyễn Hữu Lễ (DC), BS Trương Minh Tiên (CAN), TS Trương Minh Trí (CAN), BS Lâm Thu Vân (CAN), BS Nguyễn Tiến Cảnh (FL), Ô Lê Thanh Tòng (FL), cô Lê Angele (IN), DS Nguyễn Thị Vân, Ô Chu Bá Yến (FL), Ô Đỗ Kiểm (New Orleans, LA), cụ Phạm Ngọc Lũy (VA), LS Đỗ Ngọc Phú (VA), DS Nguyễn Mậu Trinh (MD), Ô Dương Ngọc Dược (AZ), Ô Nguyễn Văn Dậu (AZ), GS Nguyễn Ngọc Sẵng (AZ), bà Đào Liên Bích (TX), Ô Đào Chí Nhân (TX), BS Nguyễn Đăng Khoa (WA), ký giả Lê Công Đa (WA), Ô Nguyễn Duy Linh (WA), TS Ngô Trọng Vinh (Fresno, CA), ký giả Huỳnh Lương Thiện, LS Nguyễn Hữu Thống (San Jose), TS Đỗ Hùng, Ô Trương Văn Cảnh (San Jose), Ô Hồ Văn Khởi (San Jose), v.v. Ngoài ra, ở vùng Nam California có các tham dự viên là Ô Nguyễn Anh Giao (San Diego), GS Lê Phục Thủy (San Diego), GS Nguyễn Thanh Trang (San Diego), Ô Ngô Văn Hiếu (LA), GS Lê Hồng (Walnut, CA), Ô Vũ Minh (LA), TS Lê Minh Nguyên (LA), Ô Nguyễn Ngọc Quỳnh, bà Ngô N. Thanh (LA), cô Trần Thị Thục (LA), GS Trần Thế Ngữ (LA), GS Hà Thế Ruyệt (LA), BS Nguyễn Tường Bách (Orange County), Ô Phạm Văn Bê (OC)â, GS Nguyễn Đình Bột (OC), GS Phạm Văn Chính (OC), Ô Trầøn Minh Công (OC), Ô Đoàn Thế Cường (OC), cụ Nguyễn Tiến Đại (OC), Ô Đặng Trần Hoa (OC), Ô Đỗ Tiến Hóa (OC), cô Lệ Hồng, TS Nguyễn Tiến Ích, GS Lưu Trung Khảo (OC), cô Trần Bạch Liên (OC), GS Trần Đức Thanh Phong (OC), GS Lê Tinh Thông (OC), Ô Nguyễn Sào Tiến (OC), Ô Nguyễn Phạm Trần (OC), Ô Hồ Hữu Vinh (OC), ký giả Nguyễn Thượng Hiệp (OC), BS Võ Đình Hữu (Pomona), GS Đỗ Anh Tài (Rancho Cucamonga), Ô Nguyễn Thanh Vân (OC), v.v.
Sau nghi thức khai mạc, Ô Ngô Văn Hiếu, Trưởng Ban Tổ Chức Đại Hội Kỳ 3, đã đọc diễn văn chào mừng quan khách và tuyên bố lý do tổ chức Đại Hội. Bằng một giọng xúc động, ông nói "Đại Hội Mạng Lưới Nhân Quyền năm nay được diễn ra trước một bối cảnh rất đặc biệt: dân chúng Việt Nam đang dấy lên một phong trào đòi tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận, bất chấp sự đàn áp của nhà cầm quyền. Là những người hoạt động cho nhân quyền, dù mỗi người với một quá khứ và một hoàn cảnh khác nhau nhưng tất cả có cùng một mẫu số chung, đó là đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam. Vì vậy, tất cả tập trung về Đại Hội này cũng chỉ để cùng nhau bàn bạc để tìm ra các phương thức hoạt động hữu hiệu cho công cuộc đấu tranh cho tự do và nhân quyền Việt Nam." Oâng cho biết, "Rất tiếc là có một số thành viên dù đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không thể về dự Đại Hội. Cảm động nhất là những thành viên từ Đông Aâu và Nga. Dù rất muốn nhưng những anh chị này không thể về dự Đại Hội được vì không có phương tiện và không xin được giấy thông hành. Hiện nay, một số trong những người này đang sợ bị trả về vùng đất ngục tù nơi quê hương Việt Nam. Dĩ nhiên là họ sẽ bị CSVN đàn áp khi bị trả về đến Việt Nam chỉ vì họ đã dám lên tiếng đòi nhân quyền cho Việt Nam." Oâng cũng đã long trọng cảm ơn các thành viên của ban tổ chức đã tận tình giúp ông thực hiện việc tổ chức Đại Hội.
Kế tiếp, BS Nguyễn Tường Bách với tư cách Chủ Tọa Chủ Tọa Đoàn Đại Hội Kỳ 3 đã đọc diễn văn nói rằng "Đại Hội năm nay không phải ngẫu nhiên. Đây là nhu cầu cấp thiết cần phải kết hợp để làm việc cho mạnh mẽ hơn." "Là người Việt Nam, không ai có thể im lặng trước nỗi đau khổ triền miên của đồng bào. Do đó các anh em hoạt động nhân quyền đã tỏ ra sáng suốt và cố gắng kịp thời để tìm cách đoàn kết với nhau để đạt được thành công." Cụ Bách đã kết thúc lời Khai Mạc Đại Hội bằng lời kêu gọi "Xin tất cả hãy siết chặt tay nhau đứng lên chúc cho Đại Hội thành công mỹ mãn."
Tiếp lời BS Nguyễn Tường Bách, GS Nguyễn Thanh Trang đã thay mặt Ban Phối Hợp đọc báo cáo những thành quả trong thời gian qua. GS Trang cho biết, MLNQ đã có một số thành tích rất đáng khích lệ như đã thiết lập một hệ thống liên lạc với quốc nội, với các thành viên và ủng hộ viên, với các cơ quan truyền thông, với các tổ chức nhân quyền quốc tế, với chính giới ngoại quốc. Đặc biệt, MLNQ đã có một danh sách trên 10 ngàn địa chỉ emails (khoảng 50% tổng số emails hiện có tại Việt Nam), có một hệ thống thông tin giữa các thành viên và ủng hộ viên, có một hội trang Internet, và có một tủ sách tài liệu.
Có một vị khách ngoại quốc (người cũng đã hiện diện trong buổi dạ tiệc tới giờ bế mạc) cũng đã được mời phát biểu cảm tưởng là bà Ann Lau, Chủ Tịch Hiệp Hội Nghệ Sĩ Tạo Hình, một tổ chức đề cao quyền tự do ngôn luận và sáng tạo tại Mỹ. Bà Lau cho biết là đã từng cộng tác thân thiết với MLNQ đã lâu, hôm nay bà mới có dịp bày tỏ sự thán phục tinh thần dấn thân làm việc của những người hoạt động nhân quyền Việt Nam. Bà mong rằng các cộng đồng người Trung Hoa, Miến Diện, Tây Tạng, v.v. cũng nên thành lập mạng lưới nhân quyền cho riêng họ, và sau đó sẽ tiến tới một "liên mạng nhân quyền quốc tế", hay ít nhất là của các dân tộc Á Đông. Bà cho là tự do ngôn luận và tự do diễn đạt tư tưởng là quyền tự do căn bản nhất của con người. Tại Trung Cộng, đã có đến 37 triệu người đã bị giết vì đói do chính sách Đại Nhảy Vọt (Geat Leap Forward) của chính quyền Trung Cộng trong các năm 1958-62. Trước khi nạn đói xảy ra, nếu có tự do ngôn luận thì người ta ắt đã phản đối và có biện pháp đối phó kịp thời. Như vậy, tự do ngôn luận có ảnh hưởng sinh tử đến bao tử và sinh mạng của con người, và là mũi nhọn trong việc đấu tranh cho các nhân quyền căn bản khác. Sau cùng bà Lau tuyên bố là sẽ tự nguyện chịu sự điều động của MLNQ và làm hết sức mình trong việc đòi cho bằng đượïc các quyền tự do căn bản, đặïc biệt là quyền diễn đạt tư tưởng, của người dân Việt Nam.
LM Nguyễn Hữu Lễ nói là ngài rất sung sướng và vinh dự được tham dự Đại hội MLNQ. Linh Mục rất khâm phục các anh em hoạt động trong Mạng Lưới Nhân Quyền nên được ngồi chung và làm việc với nhau là điều rất mong muốn. Ngài nhấn mạnh sự đoàn kết, đặc biệc là đoàn kết các tôn giáo, và tình tương thân tương ái của dân tộc thì chúng ta mới thành công. Ngài tâm sự rằng bất cứ chế độ nào đàn áp dân chúng và vi phạm nhân quyền thì chúng ta phải làm hết sức mình để chống chế độ đó. Chúng ta không đấu tranh cho một phe nhóm hay đảng phái nào, chúng ta chỉ đấu tranh cho bằng được tự do và nhân quyền của dân tộc. Ngài nguyện hết mình đóng góp với MLNQ và chúc Đại Hội thành công mỹ mãn. LM Lễ cũng đã chính thức gia nhập vào MLNQ và đượïc mời vào Ban Cố Vấn.
Thuyết Trình: Các Phương Thức Vận Động Nhân Quyền Việt Nam
Dưới tài điều hợp xuất sắc của GS Nguyễn Đình Bột, BS Trương Minh Tiên và DS Nguyễn Mậu Trinh, các diễn giả đã lần lượt thuyết trình các đề tài về chủ đề Vận Động Cho Nhân Quyền Việt Nam. GS Võ Văn Aùi (Paris), Cố Vấn MLNQ và là Phó Chủ Tịch Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền, đã nhấn mạnh đến việc Vận Động Quốc Tế như Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế phi chính phủ (NGO), ông nhấn mạnh đến các lãnh vực như ngôn ngữ ngoại giao quốc tế, tài liệu chính xác, biết rõ cơ cấu sinh hoạt của Liên Hiệp Quốc, thiết lập mạng lưới liên lạc giữa các tổ chức nhân quyền quốc tế, v.v. GS Ái đã có đề đề nghị quan trọng có tính cách dài hạn và chiến lược, đó là cổ võ cho một nền văn hóa nhân quyền và đào tạo các nhà hoạt động nhân quyền để họ làm việc với cộng đồng nhân quyền quốc tế. Về văn hóa nhân quyền, chúng ta phải tập suy nghĩ, ăn nói và làm việc lấy sự tôn trọng các quyền tự do căn bản của con người làm trọng; có như vậy, thì phong trào tranh đấu và bảo vệ nhân quyền mới đẩy lên cao và thành công. Về phương diện hoạt động trên diễn đàn nhân quyền quốc tế, những tổ chức và cá nhân hoạt động trong lãnh vực này cần phải có quá trình và uy tín nhiều năm mới được công nhận. Vì vậy, MLNQ cần có một kế hoạch dài hạn và thường xuyên là tuyển mộ và đào tạo các chuyên viên vận động nhân quyền Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế. MLNQ cũng nên mở những buổi học tập có tính cách chuyên môn, có đủ thì giờ chú trọng đến việc đào tạo chuyên viên này. GS Aùi cũng đã đồng ý giúp những thành viên nào của MLNQ muốn học hỏi và hoạt động trong lãnh vực này.
BS Bùi Trọng Cường (Queensland, Úc), Cố Vấn MLNQ và là Cựu Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Uùc Châu (CĐNVTDUC), với đề tài Vận Động Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại đã nhấn mạnh đến sự đóng góp tích cực của các cộng đồng người Việt cho nhân quyền Việt Nam. BS Cường cũng cho biết là cộng đồng người Việt tại Úc Châu do Ô Võ Minh Cương làm Chủ Tịch cũng đã hoạt động tích cực cho nhân quyền Việt Nam, và đặc biệt là đã đệ nạp lên Quốc Hội Liên Bang Úc một bản Phúc Trình Về các Đàn Áp Tôn Giáo tại Việt Nam. Văn kiện này dài khoảng 80 trang được soạn thảo rất công phu với các tài liệu quan trọng. Ban Chấp Hành CĐNVTDUC cũng đã chính thức tham gia vào MLNQ và tuyên bố sẽ hợp tác chặt chẽ với Ban Phối Hợp và các thành viên MLNQ trong các công việc chung.
Thay mặt BS Nguyễn Quốc Quân, LS Đỗ Ngọc Phú (Virginia, USA) nói về đề tài Vận Động Chính Giới và Các Tổ Chức Phi Chính Phủ (NGO như Freedom House, AFL-CIO, v.v.) mà Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản (TCQTYTCTNB) đã vận động. BS Nguyễn Quốc Quân là Cố Vấn MLNQ và là Chủ Tịch TCQTYTCTNB, và LS Phú là thành viên sáng lập TCQTYTCTNB. LS Phú cho rằng có 3 địa bàn quan trọng trong công cuộc đấu tranh là Quốc Nội, Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại, và Các Thế Lực Quốc Tế. Kể từ năm 1990, tổ chức của ông đã tập trung nỗ lực vận động dư luân và các thế lực quốc tế qua các việc như (1) truyền thông và báo chí quốc ngoại, (2) vận động nghị trường, (3) vận động các chính chuyền Hoa Kỳ, Canada và Uùc, (3) vận động các tổ chức phi chính phủ như AFL-CIO, AMA, v.v.
Tiếp theo, LS Nguyễn Hữu Thống (San Jose), Cố Vấn MLNQ và là Chủ Tịch Uûy Ban Luật Gia Bảo vệ Nhân Quyền, với đề tài Vận Động Đồng Bào Việt Nam Qua Việc Quảng Bá Kiến Thức Nhân Quyền. LS thống cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của Bản Phụ Đính Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đượïc Liên Hiệp Quốc thông qua vào tháng 12-1998, đề cao quyền của người hoạt động nhân quyền và trách nhiệm bảo vệ nhân quyền của chính quyền. Sau 2 giờ thuyết trình và thảo luận sôi nổi, mọi người đều lấy làm tiếc là chương trình không thể kéo dài hơn để có thể mổ xẻ vấn đề sâu xa hơn.
Trao Đổi Kinh Nghiệm Hoạt Động và Kiện Toàn MLNQ
Sau khi dùng cơm trưa tại chỗ, buổi chiều là phần thảo luận trao đổi kinh nghiệm hoạt động do các Ô Đỗ Kiểm, GS Lê Hồng, và GS Ngô Trọng Vinh điều hợp. Hội trường chú trọng đến vai trò của Ban Phối Hợp và các phương cách hoạt động của MLNQ. Vì là một mạng lưới (ML) kết hợp theo hàng ngang dựa trên tinh thần tự nguyện và thiện chí, không có tính thống thuộc của một tổ chức thông thường, nên ML cần phải mở rộng đến mọi giới. Ban Phối Hợp phải thực hiện vai trò phối hợp, phục vụ các cá nhân và tổ chức thành viên để các đơn vị này làm việc mạnh mẽ và hữu hiệu hơn; đổi lại, các thành viên phải cộng tác và hỗ trợ Ban Phối Hợp để nó có đủ khả năng hoàn thành trách nhiệm. Tuy nhiên để đáp ứng kịp thời với tình thế, MLNQ cũng cần phải có các ban ngành chuyên môn và sự liên hệ tương đối chặt chẽ với một số tổ chức địa phương như New York, Washington DC, Paris, v.v. để thúc đẩy các nơi này thực hiện công tác. Như thế, nếu nơi nào đã có cơ sở thì MLNQ sẽ tăng cường, nơi nào chưa có thì MLNQ phải có kế hoạch giúp đỡ và khuyến khích các thân hữu địa phương thành lập.
Kế tiếp, Ô Nguyễn Ngọc Quỳnh thuyết trình về bản dự thảo Nội Quy, nhấn mạnh các điểm quan trọng và sự quan tâm của những sáng lập viên để Đại Hội thảo luận và quyết định. TS Lê Phục Thủy, Ô Đỗ Kiểm và Ngô Trọng Vinh đã xuất sắc điều khiển việc thảo luận và biểu quyết thông qua Bản Nội Quy của MLNQ với đa số tuyệt đối. Sau đó Đại Hội đã chiếu theo Bản Nội Quy, vừa có hiệu lực, để tiến hành việc ứng cử và bầu cử đưới sự điều khiển của TS Lê Phục Thủy và giám sát của cụ Phạm Ngọc Lũy. Đại Hội đã bầu tái tín nhiệm GS Nguyễn Thanh Trang làm Trưởng Ban Phối Hợp và bầu Ban Giám Sát gồm 5 người. Sau khi bầu cử, Đại Hội lại tiếp tục phát thảo các hoạt động chiến lược cho tương lai do Ô Đỗ Kiểm, TS Lê Hồng, GS Nguyễn Thanh Trang và TS Ngô Trọng Vinh điều khiển.
Thảo Luận Các Công Tác Chiến Lược
Qua ngày Chủ Nhật là phần thuyết trình và thảo luận các công tác điều hành và phát triển MLNQ như vận động về tài chính, phát triển và kiện toàn các cơ sở, thực hiện các công tác nghiên cứu, và đẩy mạnh các công tác vận động Liên Hiệp Quốc do BS Nguyễn Tiến Cảnh, BS Bùi Trọng Cường và TS Đỗ Hùng điều khiển. Sau khi các Ô Nguyễn Ngọc Quỳnh (thay mặt cho Chu Bá Yến), Đỗ Kiểm, Nguyễn Phạm Trần và BS Lâm Thu Vân đã lần lược thuyết trình, Đại Hội đã cùng nhau thảo luận. Nhiều người cũng cho là đây là những công tác phát triển và điều hành chiến lượïc của MLNQ cần phải giao cho các bộ phận chuyên môn nghiên cứu thêm. Trước khi tiếp tục chương trình, GS Nguyễn Thanh Trang đã đọc bản góp ý của GS Đoàn Viết Hoạt. GS Trang cũng đã chính thức tuyên đọc Bản Lên Tiếng Đòi Tự Do Tín Ngưỡng tại Việt Nam và kêu gọi các tham dự viên chính thức ký tên và vận động ký tên ủng hộ. Được biết, tương tự như Bản Lên Tiếng Đòi Trả Tự Do cho TS Nguyễn Thanh Giang vào tháng 4-99, sau khi đã được các thân hữu cùng thành viên MLNQ hợp soạn, MLNQ đã chính thức tán đồng và phổ biến văn kiện này vào ngày 20-10-99.
Sau đó, phần thuyết trình các công tác chiến lược do các ông Dương Ngọc Dược điều khiển và các thuyết trình viên Trương Minh Trí, Đỗ Hùng và Nguyễn Phạm Trần về các đề tài các Phương Thức Vận Động và Truyền Bá Nhân Quyền, Trung Tâm Sinh Hoạt Động Nhân Quyền, Liên Lạc các Thành Phần Hoạt Động Nhân Quyền tại Quốc Nội đã được rút ngắn vì lý do thì giờ hạn chế và tính chất bảo mật của đề tài. Đại Hội ghi nhận các ý kiến và ủy nhiệm cho Ban Phối Hợp tiếp tục tiếp xúc với các chuyên viên và những người trách nhiệm các lãnh vực này để nghiên cứu và khai thác đúng mức.
Đúc Kết Đại Hội
Tiếp theo phần thuyết trình và thảo luận các công tác chiến lược, dưới sự chủ tọa của các Ô. Dương Ngọc Dược, GS Lưu Trung Khảo, GS Trần Đức Thanh Phong và BS Nguyễn Đsăng Khoa, Đại Hội đã thảo luận và đồng thanh thông qua quyết nghị bản nghị quyết, nhấn mạnh 5 điểm chiến lược MLNQ cần thực hiện. Sau đó, GS Nguyễn Thanh Trang đã trình bày những nét chính của kế hoạch hoạt động cho thời gian sắp tới. Sau khi giới thiệu Ban Cố Vấn và Ban Giám sát, GS Trang đã trình diện toàn Ban Phối Hợp để đượïc Đại Hội chuẩn thuận. GS Trang cũng giới thiệu các vị liên lạc vùng của Ủy Ban Phối Hợp MLNQ. Ông cho biết là Ban Phối Hợp sẽ chiếu theo Nội Quy để tiếp tục mời thêm một số cộng tác viên theo nhu cầu công việc. Thư Ký Đoàn gồm có các Ô Lê Minh Nguyên, Nguyễn Phạm Trần, Nguyễn Sào Tiến và Trương Minh Trí (Thư Ký Thư Ký Đoàn) đã xuất sắc hoàn thành việc thư ký cho Đại Hội. Sau khi Chủ Tọa Chủ Tọa Đoàn Đại Hội Kỳ 3: BS Nguyễn Tường Bách, Tân Trưởng San Giám Sát: BS Nguyễn Tiến Cảnh, và Trưởng Ban Phối Hợp (lưu nhiệm): GS Nguyễn Thanh Trang đồng ký ban ban hành bản Nội Quy, BS Nguyễn Tường Bách đọc bản đúc kết Đại Hội. Đúng lúc 1 giờ chiều, cụ Phạm Ngọc Lũy với tư cách Chủ Tọa Ban Giám Sát Đại Hội Kỳ 3 đã đọc diễn văn bế mạc . Mọi người chụp hình lưu niệm trước khi từ giả ra về và hẹn nhau cùng tái ngộ vào Đại Hội Quốc Tế Thường Niên Kỳ 4, trong các ngày 22 và 23 tháng 10 năm 2000.
Kết Luận
Nhìn chung, Đại Hội Quốc Tế Kỳ 3 của MLNQ năm nay đã đạt được các mục đích đã đề ra. Người ta thấy được sự qui tụ của hầu hết đủ mọi thành phần của đất nướùc Việt Nam từ trong ra ngoài, từ Nam ra Bắc, từ hữu sang tả, đủ các khuynh hướng chính trị, tôn giáo, tuổi tác, phái tính, v.v. Có những cụ già tuy tuổi đã bát tuần, mắt đã mờ chân đã yếu, nhưng tinh thần vẫn trẻ trung vững mạnh, ngồi làm việc liên tục tại hội trường suốt mấy ngày. Có những anh em thanh niên - thậm chí có cả các thiếu niên dù với tính hiếu động và thiếu kiến thức cao xa về nhân quyền của tuổi mới 14, 15 - cũng đã kiên trì theo các ông cha làm việc. Có người dù không đủ phương tiện về dự cũng đã tích cực đóng góp tài chính và công sức. Có vị lái xe chở cả gia đình vợ con vượït 4, 5 trăm dặm về tham dự Đại Hội, để có dịp tay bắt mặt mừng với những cố nhân, để nghe những lời tâm huyết của những người đã từng bôn ba nơi hải ngoại để đấu tranh cho quê hương dân tộc. Có những lúc nghe những lời tâm tình, cảm nhận những tấm lòng thành, biết những sự hy sinh của nhau, v.v. người ta thấy lòng cảm xúc đến ứa lệ. Lần đầu tiên, có sự tham dự - với tư cách thành viên hoặc ủng hộ viên - của hầu hết các chính đảng Việt Nam tại hải ngoại. Mọi người đều bỏ qua những dị biệt để cùng nhau bắt tay đấu tranh cho một mục tiêu chung, đó là tự do, dân chủ và nhân quyền cho dân tộc Việt Nam.
Ngoài các mục đích đã đề ra, Đại Hội cũng đã đạt thêm các thành quả khác như góp phần (1) tạo dư luận thuận lợi cho công cuộc đấu tranh nhân quyền Việt Nam, (2) tăng thêm sự thông cảm giữa những thành phần khác nhau trong cộng đồng vì cùng bắt tay làm việc cho nhân quyền Việt Nam mà không chịu sự thống thuộc của nhau, và (3) đề cao đấu tranh cho tự do và nhân quyền là đấu tranh chính yếu cho dân tộc.
Thực vậy, đến nay đã có vô số người đã thoát ly khỏi hàng ngũ của độc tài cộng sản và đã đứng hẳn vào hàng ngũ quốc gia dân tộc để đòi tự do dân chủ như các ông Nguyễn Minh Cần, Vũ Thư Hiên, TS Nguyễn Thanh Giang, PTS Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, v.v. CSVN ngày càng bị cô lập trong thế đối đầu với quần chúng. Trước tình thế này, với sự quyết tâm của dân ta, trong cũng như ngoài nước, thuộc đủ mọi thành phần, hợp với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền sẽ bước vào thế toàn thắng, giải thể chế độ độc tài vào những năm đầu của thế kỷ 21.
Phần Phụ Đính:
Phụ đính 1: Các Ban Điều Hành MLNQ Việt Nam - Nhiệm Kỳ 1999-2001
Ban Cố Vấn: GS Võ Văn Aùi, BS Nguyễn Tường Bách, BS Bùi Trọng Cường, GS Hoàng Xuân Hào, LM Nguyễn Hữu Lễ, Cụ Phạm Ngọc Lũy, GS Trần Đức Thanh Phong, BS Nguyễn Quốc Quân, Ô Trần Tử Thanh, LS Nguyễn Hữu Thống, và GS Trần Thị Thức.
Ban Giám Sát: Trưởng Ban: BS Nguyễn Tiến Cảnh, Phó Trưởng Ban: Bà Đào Liên Bích, Thư Ký: GS Đỗ Anh Tài, 2 Uûy Viên: Ô Dương Ngọc Dược và Ô Hồ Hữu Vinh.
Ban Phối Hợp: Trưởng Ban: GS Nguyễn Thanh Trang; Các Phó Trưởng Ban: Bà Nguyễn Hồng Liên, Ô Nguyễn Ngọc Quỳnh, BS Lâm Thu Vân; Phụ Tá Trưởng Ban: Ô Nguyễn Anh Giao; Tổng Thư Ký: Ô Ngô Văn Hiếu; Thủ Quỹ: Ô Lê Minh Nguyên; Các Uûy Viên: Tài Chính: Ô Chu Bá Yến, Kế Hoạch: TS Ngô Trọng Vinh, Nghiên Cứu: Ô Đỗ Kiểm, Thông Tin Báo Chí: Ô Ngô Văn Hiếu, Kỹ Thuật: Kỹ Sư Nguyễn Sào Tiến, Tham Vấn Kỹ Thuật: Kỹ Sư Vũ Quốc Dũng.
Các Liên Lạc Vùng: Uùc Châu: Ô Nguyễn Thanh Mẫn, Canada: Ô Trương Minh Trí, Arizona: GS Nguyễn Ngọc Sẵng, Bắc California: TS Đỗ Hùng, Nam California: GS Lưu Trung Khảo, Georgia: Bà Krall Đặng Mỹ Dung, New York: Ô Phạm Toàn, Texas: Ô Đào Chí Nhân, Washington/Seattle: Ô Nguyễn Duy Linh, Washington DC: LS Đỗ Ngọc Phú.
Phụ đính 2: Nghị Quyết Đại Hội Kỳ 3 Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam
Đại Hội kỳ III Mạng Lưới Nhân Quyền được tổ chức tại thành phố Anaheim, California, Hoa Kỳ trong hai ngày 23 và 24 tháng 10 năm 1999 để duyệt xét lại các công tác đấu tranh nhân quyền và thảo luận các vấn đề liên quan đến tình hình đất nước. Trước tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng trầm trọng tại Việt Nam và để đẩy mạnh công tác đấu tranh trong những năm đầu của Đệ Tam Thiên Niên, Mạng Lưới Nhân Quyền đồng thanh:
QUYẾT NGHỊ
Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác và phát triển Mạng Lưới Nhân Quyền tại các cộng đồng Việt Nam trên thế giới.
Thứ hai: Khai triển những liên hệ và cộng tác với các tổ chức và cá nhân đấu tranh cho nhân quyền trong nước, đăc biệt là công tác đấu tranh cho tự do tôn giáo và tự do ngôn luận đang bị chà đạp nặng nề tại Việt Nam.
Thứ ba: Cổ võ giới trẻ trong và ngoài nước tích cực tham gia vào các công tác đấu tranh nhân quyền.
Thứ tư: Đẩy mạnh ý thức nhân quyền, niềm khao khát chung của toàn dân, để bắt kịp trào lưu nhân quyền trên thế giới.
Thứ năm: Đề cao nhân quyền như một mẫu số chung để tạo điều kiện thuận lợi cho sự đoàn kết giữa các lực lượng đấu tranh cho dân tộc.
Làm tại thành phố Anaheim, California, Hoa Kỳ, ngày 24 tháng 10 năm 1999.
Ghi chú: VNHR-Network News có một số văn kiện và bài thuyết trình về nhân quyền và MLNQ trong dịp Đại Hội. Có vị nào cần, xin cho biết để chúng tôi gởi đến. Trân trọng. VNHR-Network News.
Vài tấm hình
Đại Hội
MLNQ Kỳ 3 tại vùng Nam California, Hoa Kỳ.
Về đầu bài