Viết tiếp về nhận thức lại

 

Phương Nam – Australia

 

 

Năm 1975, tôi theo gia đ́nh vào miền Nam. Từ đó đến nay, gần 26 năm đă trôi qua, nhưng cái cảm giác buồn vui lẫn lộn của những ngày sắp đi th́ tôi vẫn thấy như nó chỉ diễn ra mới đây thôi. Trong tôi lúc ấy là cả một sự mâu thuẫn: cứ nghĩ đến việc được đi dọc theo Quốc lộ số 1- Con đường nay đă nối liền một dải đất nước khiến ḷng háo hức chỉ muốn đi ngay. Nhưng nỗi buồn của sự chia ly cận kề lại như muốn ngăn tôi lại.

Có lẽ suốt đời tôi sẽ không sao quên được cái buổi chiều của Hà Nội mùa đông năm ấy: Hà Nội của tuổi thơ tôi, nơi tôi đă sinh ra và lớn lên. Hà Nội của một thời đạn bom, một thời ḥa b́nh với biết bao kỷ niệm mà chỉ lát nữa thôi tôi sẽ phải để lại tất cả. Tiếng nói cười, rồi tiếng khóc của kẻ ở, người đi trên sân ga Hàng Cỏ hôm ấy cứ quyện lại làm tôi nhớ măi.

Buổi tối - Trời rét đậm, mưa giăng giăng. Đứng một ḿnh ở đầu toa nh́n về Hà Nội chỉ c̣n thấy một vùng sáng mờ rồi từ từ mất hẳn. Chỉ đến khi ấy, tôi mới chịu tin rằng ḿnh đă thực sự phải xa nó. Tầu vào Nam lúc đó c̣n gọi là tầu liên vận, v́ đường sắt Thống Nhất chưa được nối liền. Tầu chỉ chạy được đến ga Vinh, từ đấy theo kế hoạch đoàn sẽ chuyển sang đi bằng xe hơi. Nhưng khi đến Vinh th́ được báo là đoạn phía trong đang bị băo lụt, không thể đi tiếp. Cũng v́ vậy mà buổi tối đầu tiên ở lại chờ đợi, chúng tôi đă được xem bộ phim Em Bé Hà Nội chiếu trên một sân vận động. Trong phim có nam diễn viên Thế Anh quen thuộc và cô bé Lan Hương 11 tuổi mới đóng phim lần đầu. Quả thật là hôm ấy khi xem phim, tôi không mấy quan tâm đến nội dung của nó, v́ đă được biết từ mấy tháng trước qua báo chí. Mắt tôi chỉ đăm đắm nh́n vào những cảnh vật, con người Hà Nội quá đỗi thân thiết, ḷng chỉ mong sao cho cơn băo kia ngày càng ... nặng thêm để đoàn phải quay ra!

Nhưng rồi mấy ngày sau th́ băo cũng tạnh. Đường xá cũng không hỏng hóc ǵ đáng kể và đoàn chúng tôi lại lên đường. Những chiếc xe ca Ba Đ́nh thân thuộc đưa tiếp chúng tôi đi. Những tên sông, tên núi, tên làng Việt Nam mà mới hôm nào đây tôi chỉ được nghe hoặc đọc trên những trang sách, báo th́ nay tôi đă được tận mắt ngắm nh́n thỏa thích. Từ Đà Nẵng vào, chở tiếp đoàn là xe đ̣ thuộc hăng Phi Long của miền Nam với bác tài mặc bộ đồ nghiêm trang như đi dự lễ hội, tạo cho tôi một cảm giác rất lạ lẫm và thích thú. Chặng chót của cuộc hành tŕnh là Nha Trang - Sài G̣n. Và đây: xa lộ Sài G̣n - Biên Ḥa, trên xe lúc ấy những ai vẫn c̣n đang ngủ gà, ngủ gật đều bừng tỉnh, xe ồn ào hẳn lên. Kế tiếp là sông Đồng Nai, ngă 3 Vũng Tầu, ngă 4 Thủ Đức, Nhà máy xi măng Hà Tiên, cầu Rạch Chiếc, v.v …

Sài G̣n trước mặt đó! Có ai đó nói lớn. Mọi người trên xe đều nhổm cả dậy, ai cũng tranh nhau nói, tranh nhau b́nh luận hay chỉ trỏ một cái ǵ đó, mà chẳng cần quan tâm đến việc những người bên cạnh có thèm để ư đến ḿnh hay không. Xe đi tiếp vào nội đô với bến đỗ cuối cùng là ngă 7 Sài G̣n, khúc đường Pêtruưt Kư. Cảm giác đầu tiên của tôi về Sài G̣n là nó thật ồn ào và náo nhiệt so với Hà Nội yên tĩnh và trầm lặng hơn.

Hồi c̣n chiến tranh, Sài G̣n nói riêng và miền Nam nói chung trong tôi là một sự tổng hợp của những hiểu biết khá đơn giản và đầy cảm tính:

đó là Miền Nam đi trước về sau với Tây Nguyên hùng vĩ, có Sông Đắc K’rông mùa xuân về và có anh hùng Núp bắn Pháp chảy máu. Là miền Trung ruột thịt với Huế cầm tay Sài G̣n - Hà Nội, bên dăy Trường Sơn ngời sáng tin yêu. Là Quảng Nam - Đà Nẵng trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mỹ. Là Miền Đông gian lao mà anh dũng, có sóc BomBo với những tiếng chày giă gạo nuôi quân. Là Những Cô Gái Đồng Bằng Sông Cửu Long với Áo bà ba, súng quàng vai hôm sớm ra đi, mái tóc xanh quyện hương trái ngọt. Là ḍng sông Vàm Cỏ Đông với Nước xanh biêng biếc chẳng đổi thay ḍng, đuổi Pháp đi rồi nay đuổi Mỹ xâm lăng.

Và cũng là của một Sài G̣n Quật Khởi rầm rập bước quân đi,...

Thế mà miền Nam yêu thương lại đang bị quân thù xâm lược dày xéo:

 

... Có thể nào yên? Miền Nam ơi, máu chảy
Tám năm rồi. Sáng dậy, giữa b́nh minh
Tim lại đau, nhức nhối nửa thân ḿnh.
Có thể nào nguôi? Từng viên đạn Mỹ
Bắn miền Nam nát thịt da xương tủy
Của mẹ cha, đồng chí, vợ con
Anh chị em ta ai mất ai c̣n?...
Cho ta lại trở về quê cũ
Bờ sông Hương hay bến sông Bồ
Cùng các mẹ, các o, các chú
Giành lại từng mảnh đất thành đô!
Cho ta được làm kho ḿn nổ
Đèo Hải Vân, quật đổ quân thù
Cho ta được làm cây chông miệng hố


Đâm chết bầy giặc bố chiến khu!...
(Tố Hữu - Có Thể Nào Yên? - 6.1962) .

Biết bao tin tức từ miền Nam gửi ra về những tội ác ở Phú Lợi, Sơn Mỹ (Mỹ Lai), về các chiến dịch Tố Cộng, Diệt Cộng, Luật 10/59,… đă khiến cho đồng bào miền Bắc hồi ấy sôi sục căm hờn. Năm 1968 là thời kỳ có số lượng quân Mỹ ở miền Nam đông nhất (hơn nửa triệu), cũng là thời kỳ mà ở miền Bắc, các phong trào 3 sẵn sàng của thanh niên và 3 đảm đang của phụ nữ được dấy lên mạnh mẽ; mỗi người làm việc bằng hai, v́ đồng bào miền Nam ruột thịt:

"… Miền Nam đang gọi ta, vượt Trường Sơn bay vọng ra, ôi tiếng quê hương như thúc giục chúng ta. Mười mấy năm đă qua, giặc thù xéo lên quê nhà, gieo tóc tang, đau thương, điêu tàn – Miền Nam! Yêu dấu ta ơi,Xin hiến dâng cả trái tim chúng tôi đang sục sôi. Miền Nam ơi! Một tiếng của Người gọi, chúng tôi sẽ lên đường về quê hương miền Nam…”

Những năm tháng ấy, có những cậu thiếu niên chỉ lo canh cánh có một điều: khi ḿnh đủ tuổi được đi bộ đội th́ đă … hết giặc Mỹ rồi!

Đó cũng là vùng đất mà các cô chú miền Nam tập kết vẫn thường kể:

Sau này nước nhà thống nhất rồi, tụi bay vô trỏng th́ mặc sức mà ăn cá. Thậm chí đứa nào muốn rửa chân th́ cũng phải... rẽ cá ra mới rửa được! Những chuyện có hơi phóng quá lên như vậy, bởi nỗi nhớ thương "ngày Bắc, đêm Nam" của các cô, chú nhưng lũ trẻ chúng tôi nghe măi không biết chán. V́ nó kích thích dữ dội sự giầu trí tưởng… bở của cả bọn!

(những là chỉ cần vểnh cẳng, vuốt râu mà làm chơi ăn thiệt!).

Thế là tôi đă thực sự được đặt chân lên vùng đất phương Nam thân yêu của Tổ Quốc. Cái cảm giác tuyệt diệu của buổi chiều đầu tiên đứng giữa Sài G̣n làm cho tôi nhớ lại một bài hát thiếu nhi quen thuộc, mà nữ ca sĩ Ái Vân từng hát ngày nào: Miền Nam em dừa nhiều, miền Nam em dứa nhiều, miền Nam em xoài thơm, miền Nam em khoai bùi,...

Đó là những kỷ niệm sâu đậm của tuổi thơ đă đi qua.

Vào miền Nam một thời gian hoặc sau này ra nước ngoài, tôi được đọc hoặc nghe nhiều người nói rằng: "Miền Bắc đă xâm lăng miền Nam". Nhưng theo tôi, đây là điểm rất cần nhiều người có tâm huyết và điềm tĩnh phân tích nó kỹ hơn, chứ lũ trẻ chúng tôi và nhân dân miền Bắc hồi ấy không nghĩ như vậy. Vấn đề là thuộc về những người dẫn dắt hoặc sâu xa hơn là xuất phát từ thể chế chính trị của nó, mà điều này th́ rất cần thiết phải làm cho rơ. Tôi xin được tŕnh bày kỹ hơn ở phần dưới của bài viết này. Tôi cũng xin lỗi quư vị độc giả, v́ từ đầu tới giờ đă hơi dài ḍng một chút. Lư do là v́: sự nhận thức lại trong tôi đă bắt đầu nảy sinh từ cuộc hành tŕnh trên. Và sau đây là những câu chuyện.

1 - Nghi vấn đầu tiên :
Một trong những điều tôi rất quan tâm khi mới vào Sài G̣n là muốn tự ḿnh thử định lượng xem tỷ lệ các cô gái Sài G̣n đi tải đạn là bao nhiêu phần trăm?(!) Nhớ là hồi ấy, mỗi khi có dịp nói chuyện với các chị nhắm thấy có tuổi phù hợp, tôi thường hay hỏi:

" Thế hồi tết Mậu Thân năm 68, các chị có đi tải đạn cho các anh bộ đội giải phóng không? - Làm ǵ có "zdụ" đó."- Các chị trả lời dứt khoát.

Tuy đă hơi nao núng, xong tôi vẫn c̣n vớt vát :

" Có thể là với các chị th́ không, nhưng c̣n các chị khác th́ sao? Theo em th́ 10 chị, nếu không được... dăm, bảy chị th́ "giá chót" cũng được vài ba chị, chứ không lẽ lại không được chị nào? "(!)

Thoáng mất vui v́ cậu em "chậm hiểu ". Một chị đáp:

" Đă nói đến vậy mà cậu c̣n chưa tin tụi này sao? Hồi đó lo chạy... giặc c̣n không xong, chứ ở đó mà đi tải đạn cho mấy ổng! Nếu có th́ ở đâu chứ nội trong Sài G̣n này làm ǵ có.".

Đă đến nước này th́ đúng là chuyện nghiêm chỉnh rồi - Tôi thầm nghĩ và tự đặt thêm cho ḿnh những câu hỏi mới. Th́ ra cái h́nh ảnh mà tôi vẫn hằng ngưỡng mộ: ...Từ ngày đô thị vùng lên chị em ḿnh đi tải đạn, để các anh đi diệt thù,...là như thế nào nhỉ? Nó có thực sự là h́nh ảnh đại diện cho ư chí và nguyện vọng của đa số nhân dân miền Nam hay không? Càng t́m hiểu sâu rộng hơn, tôi lại càng phát hiện ra nhiều điều mâu thuẫn giữa thực tiễn cuộc sống đang diễn ra xung quanh, với những ǵ mà từ nhỏ tới lớn ḿnh vẫn được tuyên truyền, giáo dục. Đúng là phải nhận thức lại thật - Tôi tự nhủ.

2 - Gặp những người lính:
Trong chuyến hành tŕnh trên, tôi cũng đă gặp một đoàn quân được đi phép những đợt đầu tiên sau chiến tranh trên bến phà Long Đại thuộc tỉnh Quảng B́nh. Các anh bước lên, c̣n chúng tôi th́ chờ để bước xuống một chuyến phà. Để ư quan sát, tôi thấy hầu như bên ngoài ba lô của người lính nào cũng có mấy con búp bê, mấy chiếc rổ, giá nhựa (ai nặng hơn th́ có thêm 1 chiếc khung xe đạp.). Sau này khi có dịp tṛ chuyện, tôi đă ṭ ṃ hỏi :

Bên ngoài th́ là như vậy, thế c̣n bên trong ba lô của các ông lúc ấy là những ǵ? Đề nghị hăy thành khẩn khai báo, rồi sẽ được "Cách mạng khoan hồng! - Th́ chúng tớ sợ ǵ cậu mà không dám nói thẳng, nói thật. Các anh trả lời, này nhé:

1 bộ quân phục để thay đổi, một chiếc vơng, 1 cái màn, 1 tấm chăn mỏng, 1 chiếc đèn pin, một cuốn nhật kư, vài phong lương khô quân đội, 1 - 2 gói bột ngọt, vài gói kẹo dừa, kẹo lạc của miền Nam mang ra làm quà cho gia đ́nh, bạn bè. Hết .”.

Một anh nói thêm:

Theo ḿnh th́ có thể cũng có một số nào đó lợi dụng để thủ lợi, nhưng số này nếu có th́ cũng không nhiều, v́ đa số lính tráng tụi ḿnh hồi ấy đều chấp hành rất nghiêm kỷ luật quân quản. Tất nhiên những năm sau này th́ không ai dám bảo đảm đâu,....

Tôi hoàn toàn tin vào những lời khai ấy của các anh. Tuy nhiên, ấn tượng mạnh nhất mà tôi nhận thấy trên chuyến phà năm xưa là những nét ưu tư trên gương mặt những người lính. Lúc đó tôi đă tự hỏi ḿnh:

“Các anh đă may mắn c̣n sống. Lại là những người đại diện cho bên chiến thắng, nay sắp về được đến nhà. Vậy th́ những nét ưu tư kia là nghĩa làm sao?”. Tất nhiên, với cái nh́n về cách mạng thường chỉ thấy mầu hồng của một cậu thiếu niên như tôi hồi ấy, th́ đó là một câu hỏi thật khó trả lời cho thỏa đáng.

Nhưng càng ngày th́ vấn đề càng rơ và tôi cũng đă dần tự giải đáp được cho ḿnh: nửa năm là ngắn mà cũng là dài. Sau những nỗi vui mừng rất tự nhiên khi cuộc chiến tranh kết thúc, th́ trong các anh nhất định phải là sự hồi tưởng lại quá khứ, sự chiêm nghiệm hiện tại và những lo toan cho tương lai: cuộc chiến này tàn khốc và dai dẳng quá, ḿnh đă may mắn c̣n sống, nhưng có hàng triệu người đă phải nằm xuống. Thậm chí có những đồng đội đă v́ ḿnh mà hy sinh. Người chết th́ đă đành, nhưng c̣n gia đ́nh họ th́ ḿnh như người mắc nợ suốt đời, không ǵ có thể trả được. Nhiều người đi biền biệt 5 - 10 năm hoặc hơn nữa. Có người đă không về kịp để nh́n thấy cha mẹ già lần cuối, trước khi các cụ nhắm mắt xuôi tay. Rồi chiến tranh cũng làm cho hậu phương lớn bầm dập những vết thương, cái nghèo đến xác xơ và những cánh thư báo tin bao mất mát nơi quê nhà. Trong các anh, nhiều người cũng đă có người yêu, nhưng v́ các cô không thể chờ đợi thêm được nữa, nay đă đi lấy chồng.

Và nữa: hồi chiến tranh ḿnh đă thấy những bất công, xong vẫn c̣n lờ mờ. Nhưng chỉ mới ḥa b́nh đây thôi th́ vấn đề đă khá rơ ràng : có rất nhiều người đă t́m đủ mọi cách để thu vén hưởng lợi, mà họ lại thường có cái vẻ bề ngoài rất "đáng kính", hay giảng giải cho ḿnh nghe về lư tưởng cộng sản, về đạo đức cách mạng và về những lẽ công bằng trên đời,... Chẳng phải đâu xa, đi cùng chiều với ḿnh từ Nam ra Bắc thôi cũng thấy cơ man nào những chuyến xe chở đầy hàng hóa. Chúng là của ai vậy? Rất tiếc rằng nhiều "chủ hàng" lại là thủ trưởng của ḿnh, hễ quyền lực càng cao th́ khả năng lách lên phía trước lại càng lớn. Th́ ra những giá trị cao đẹp mà ḿnh vẫn hằng tin tưởng, sẵn sàng cống hiến cả tuổi thanh xuân và xương máu cho nó, nay đă đến lúc phải nhận thức lại, để không bị lợi dụng thêm nữa. Sâu xa hơn, ḿnh cần phải xem xét lại động cơ nào khiến cho những người lănh đạo cao nhất, đă dẫn dắt cả dân tộc vào cuộc chiến tranh vừa qua, và v́ sao họ đă làm được như vậy?

Như phần I của bài Suy Nghĩ Về Nhận Thức Lại, viết vào tháng 4 năm 2001 vừa qua tôi đă có dịp tŕnh bày: sau chiến tranh thế giới thứ II, cục diện chính trị trên thế giới đă có những thay đổi lớn, và v́ sao Việt Nam lại trở thành điểm nóng của cuộc chiến tranh lạnh giữa 2 phe. Chúng là những yếu tố bên ngoài, trước tiên và chủ yếu đă gây ra cuộc chiến tranh 30 năm của dân tộc ta. Nhưng sẽ thật là thiếu sót lớn nếu như không đề cập đến những yếu tố bên trong. Tuy chúng chỉ là phụ thuộc và có sau, nhưng cũng rất quan trọng.

3 - Vấn đề là ở thể chế chính trị:
Năm 1963, tại thành phố Vũ Hán - Trung Quốc diễn ra một cuộc gặp gỡ giữa Mao Trạch Đông với 3 nhà lănh đạo Đảng Lao Động Việt Nam lúc ấy là các ông: Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Chí Thanh. Trong cuộc gặp đó Mao Trạch Đông tuyên bố :

... Bom nguyên tử là con hổ giấy. Nếu chiến tranh nguyên tử xảy ra, bất quá là Trung Quốc chết đi 400 triệu người, cũng c̣n lại 300 triệu. C̣n bọn xâm lược sẽ bị tiêu diệt. Dân Trung Quốc mắn đẻ lắm. Chẳng bao lâu dân số Trung Quốc sẽ lên 700 triệu, thậm chí 800 triệu, 1 tỷ.

Có ǵ mà phải sợ chiến tranh nguyên tử?..."

Cứ cho rằng Mao Trạch Đông đă nói không sai về đặc tính mắn đẻ của nhân dân Trung Quốc đi, nhưng không phải v́ thế mà ông ta tự cho phép ḿnh đem cả một dân tộc 700 triệu người ra để thách thức “Bọn xâm lược” như vậy. Chúng ta hăy thử h́nh dung nếu đấy không phải là những lời của Mao nói ra giữa ḷng nước CHND Trung Hoa XHCN, mà lại là của các tổng thống Mỹ, Pháp hay các thủ tướng Anh, Úc,… cùng thời nói về đất nước và nhân dân họ th́ điều ǵ sẽ xảy ra? Dỹ nhiên là không thể được. Ngay lập tức họ sẽ bị truất phế bởi áp lực của các tầng lớp nhân dân, của các đảng phái khác, của Quốc hội và của chính ngay đảng cầm quyền mà họ đang là đại diện. Tức là thể chế chính trị của các nước này luôn luôn bảo đảm tạo ra được những đối trọng đủ mạnh, để không cho phép bất cứ ai, dù họ thuộc phái "Bồ câu" hay "Diều hâu" dám đưa ra những tính toán lạnh lùng và tàn nhẫn như vậy. Thế nhưng những chuyện tương tự lại luôn diễn ra, chẳng những ở Trung Quốc với Mao Trạch Đông, mà c̣n là rất phổ biến trong toàn hệ thống XHCN.

Câu chuyện trên c̣n có 3 điểm đáng lưu ư :

- Khi Mao tuyên bố như vậy, ông ta đă chắc chắn rằng ḿnh sẽ không thuộc 1 trong số 400 triệu người bị chết bởi "Con hổ giấy" kia. Nếu biết là có thể chết, ông ta đă không dám mạnh miệng như thế.

(cũng như ở Việt Nam có những người luôn hô hào nguyện được làm cây chông, miệng hố, làm kho ḿn nổquật đổ quân thù, v.v… nhưng đến khi bảo làm thật th́ chưa chắc c̣n giữ được ư định ban đầu.).

- Mao cũng thừa biết rằng cái gọi là "Nền dân chủ XHCN" ở Trung Quốc không thể làm suy chuyển ǵ đến quyền lực của ông ta sau đó. Mọi ư kiến phản đối nhất định sẽ bị nghiền nát bởi hệ thống chuyên chính vô sản mà ông ta đang là "Người cầm lái vĩ đại. ".

- Sự tập trung quyền lực về mọi mặt ở mức độ cao, chưa từng có trong lịch sử loài người ở tất cả các nước XHCN vào trong tay duy nhất mộtĐCS cầm quyền. Sau đó lại có nguy cơ dồn tiếp chỉ cho một số ít, thậm chí là một người đă là mảnh đất thuận lợi dẫn tới t́nh trạng: sản sinh ra những nhà lănh đạo dám cả gan đem cả dân tộc họ ra để đánh những canh bạc xả láng như Stalin, Mao Trạch Đông,… đă làm.

(đất nước Trung Quốc bao la, dân tộc Trung Hoa với lịch sử văn hóa 5000 năm đă từng là một pḥng thí nghiệm khổng lồ để Mao tiến hành thực nghiệm những ư tưởng điên rồ của ḿnh từ năm 1949 đến 1976 .)

Theo tôi, nếu xét riêng về mức độ tập trung quyền lực ở các nước XHCN, th́ ngay ở cả các nước Phát xít trước kia (Đức, Ư, Nhật) cũng không có được. Bởi v́ ở các nước ấy, tuy quyền lực chính trị cũng được tập trung ở mức độ cao, nhưng nền kinh tế th́ về cơ bản vẫn dựa trên cơ sở tư hữu. C̣n ở các nước XHCN, việc huy động "sức mạnh tổng hợp" là thuận lợi hơn nhiều. V́ nền kinh tế về cơ bản là dựa trên cơ sở công hữu về các tư liệu sản xuất. Chỉ có điều là chính cái "ưu thế" ấy lại bị sai từ gốc. Nó sai từ ngay trong khâu thiết kế của Mác.

Chính từ học thuyết của ông đă tạo điều kiện để những người trong các "Ban chỉ huy thi công" sau này được nắm quyền hành cực lớn. Trong khi họ lại không hề bị một cơ chế hăm hữu hiệu nào khả dỹ chấp nhận được cho những nỗi đam mê vô tận về quyền lực của họ. V́ vậy sớm muộn ǵ họ nói riêng, cũng như cả hệ thống ấy nói chung sẽ rơi vào những t́nh trạng thoái hóa, độc tài hóa, bê tha hoá,… và đi kèm với nó là những hành động đầy phiêu lưu, duy ư chí và phản khoa học. 

Đề cập đến vấn đề này, trong bài Đôi Điều Suy Nghĩ Của Một Công Dân, tiến sĩ sinh học Hà Sĩ Phu cũng đă viết :

" ... Marx đă xử lư rất không công bằng đối với hai bộ phận của sự chiếm hữu. Ở mặt chiếm hữu tư liệu sản xuất th́ Marx đă quá nghiêm khắc, đáng lẽ chỉ nên chống sự tập trung tư liệu sản xuất quá lớn th́ ông lại chủ trương xóa bỏ mọi sở hữu tư nhân, làm mất đi cái động lực tự nhiên của đời sống. Với quyền lực xă hội th́ Marx lại quá nuông chiều, cho nó quyền chuyên chính với hy vọng rằng trong một tương lai xa xôi nó sẽ tự tiêu vong. Chiếm hữu quyền lực mới là sự chiếm hữu triệt để nhất ! Điều đó nhân loại đă có thừa bài học, c̣n một thứ “quyền lực tự tiêu vong” th́ suốt lịch sử hàng triệu năm chưa ló ra một tín hiệu nào để dự đoán nó cả!"

Ở một đoạn khác sau đó, anh viết tiếp :

"… Cuộc Cách mạng bị đánh tráo và giai cấp vô sản tay trắng là giai cấp bị phản bội trước tiên. Điều rất đúng với quy luật biện chứng là khi người ta định dùng chuyên chính vô sản để đánh tư bản mà không đánh được th́ họ sẽ dùng ngay chuyên chính vô sản làm phương tiện để lách qua cửa ải tự do cạnh tranh mà thành tư bản! Và nếu dự cảm ấy sẽ thành hiện thực th́ công lao của học thuyết về chủ nghĩa xă hội là đă cung cấp cho nhân loại thêm một con đường để tư bản hóa. Một thứ tư bản lưu manh và bệnh hoạn!".

xem : http://www.lmvntd.org/dossier/hasiphu/hasiphu.htm .

Ở Việt Nam cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ: báo Nhân Dân số ra ngày 17.7.1966 đăng toàn văn Lời Kêu Gọi Chống Mỹ Cứu Nước của chủ tịch nước Việt Nam DCCH - Hồ Chí Minh, trong đó có đoạn:

... Giôn - Xơn và bè lũ phải biết rằng: chúng có thể đưa 50 vạn quân, 1 triệu quân hoặc nhiều hơn nữa để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam. Chúng có thể dùng hàng ngàn máy bay tăng cường đánh phá miền Bắc. Nhưng chúng quyết không thể lay chuyển được chí khí sắt đá, quyết tâm chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng. Chúng càng hung hăng th́ tội ác của chúng càng thêm nặng. Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Pḥng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có ǵ quư hơn độc lập tự do! Đến ngàythắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn,....

( Giôn-Xơn: tổng thống Mỹ L.Johnson, giai đoạn 1963 - 1969 )

Không ai có thể nghi ngờ ǵ về nội dung đanh thép, mang đầy tính chiến đấu của đoạn văn trên. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là: trước khi CT Hồ Chí Minh nhân danh nhân dân Việt Nam đọc nó, th́ ông cũng không cần phải tham khảo ư kiến của họ, hay ít ra là của gần 20 triệu đồng bào miền Bắc lúc bấy giờ. Cùng lắm, ông chỉ cần thông qua một số người trong Bộ chính trị và Ban bí thư ĐLĐ Việt Nam lúc đó mà thôi.

(hoặc có thể là ngược lại: những người khác trong đảng đă quyết định sẵn, viết sẵn rồi đưa cho ông đọc.). C̣n nhân dân th́ chỉ có duy nhất nghĩa vụ chấp hành. “Ưu thế” ấy; những người nắm quyền lực ở các nước có nền dân chủ đa đảng, dẫu là nằm mơ cũng không có được.

Để rơ hơn cho nhận xét này, chúng ta hăy quay trở lại với bối cảnh miền Nam Việt Nam vào những năm cuối của thập niên 1950s: lúc này nền Đệ Nhất Cộng Ḥa do tổng thống Ngô Đ́nh Diệm lănh đạo đă được xác lập với sự hỗ trợ mạnh mẽ của người Mỹ. Những ảnh hưởng của người Pháp trước đó đă và đang tàn lụi dần. Chưa tập kết ra Bắc - Ủy viên Bộ chính trị ĐLĐ Việt Nam, kiêm Bí thư xứ uỷ Nam Bộ lúc ấy là ông Lê Duẩn vẫn ở lại và tiếp tục viết bản Đề Cương Đường Lối Cách Mạng Miền Nam, vào giữa năm 1956, ngay tại khu Đa Kao - Sài G̣n.

( ông ra Bắc vào khoảng giữa năm 1957).

Trong bản Đề Cương khẳng định : “… Muốn chống Mỹ - Diệm, muốn hoàn thành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ Quốc, ngoài con đường bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác.”.

Thế nhưng, chúng ta hăy thử xác định xem có đúng là: “ Nhân dân miền Nam không có con đường nào khác” không? Hay đấy chỉ là ư kiến chủ quan, phiến diện và đầy tham vọng của một số người nắm thực quyền trong Đảng Lao Động Việt Nam lúc bấy giờ?

Ư kiến sau đây của ông Lê Trung Tá, cán bộ thuộc Ủy Ban Khoa Học Nhà Nước - Hà Nội vào những năm 1960s, rất đáng để chúng ta hôm nay và các thế hệ con cháu mai sau suy ngẫm:

... Khát vọng của Lê Duẩn là phải làm một cái ǵ hơn cả Điện Biên Phủ, để vượt trội cả Hồ Chí Minh lẫn Vơ Nguyên Giáp. Khát vọng ấy được Lê Đức Thọ đồng t́nh. Lập trường chủ chiến có nguồn gốc sâu xa như vậy . Và: ... Nếu không phát động được cuộc chiến tranh ở miền Nam th́ cả Lê Duẩn lẫn Lê Đức Thọ đều chưa nắm được thế thượng phong trên vũ đài chính trị,....

Có ư kiến cho rằng: “Bây giờ mọi việc đă qua rồi th́ nói dễ lắm. Nhưng chúng ta cần phải nh́n thẳng vào t́nh h́nh thực tiễn lúc đó là đế quốc Mỹ ngày càng muốn can thiệp sâu vào miền NamViệt Nam nước ta. Họ lợi dụng việc đă không trực tiếp kư vào Hiệp định Giơ-ne-vơ (Genève) tháng 7.1954, nên đă thúc đẩy chính phủ VNCH của ông Ngô Đ́nh Diệm không chấp thuận cuộc tổng tuyển cử, thống nhất đất nước vào tháng 7.1956, theo đúng tinh thần và nội dung của bản Hiệp định trên. Đấy chính là nguyên nhân chủ yếu khiến cho nhân dân miền Nam phải vùng lên, dùng bạo lực cách mạng để đập tan bạo lực phản cách mạng. Cơ sở để Bản Đề Cương được ra đời là như vậy”.

Những điều này, các sách báo trong nước đều đă đề cập rất tường tận bao năm qua. Nó cũng đúng nhưng chưa đủ. Tôi tin rằng mai sau, với một nước Việt Nam mới, nhất định giai đoạn mang tính chất bước ngoặt của cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ II này cũng sẽ được các sử gia viết lại cho chính xác và đầy đủ hơn. Tuy nhiên, ở đây có 2 vấn đề cần lưu ư:

a) Bản Đề Cương trên trong thực tế đă là "cơ sở lư luận và chính trị " của ĐLĐ Việt Nam, để sau đó rất nhiều quyết định, lực lượng quan trọng đă ra đời, nhằm mục đích phục vụ cho guồng máy chiến tranh đă vận hành. Ví dụ như : Nghị quyết 15 của TƯ (khoá II) - tháng 1.1959. Quyết định thành lập đường ṃn Hồ Chí Minh tháng 5.1959 (c̣n gọi là Đường 559). Nghị quyết ĐH Đảng III tháng 9.1960 với 2 nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam. Thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam tháng 12.1960. Thành lập Quân Giải Phóng Miền Nam tháng 2.1961, v.v…

Ai là người Việt Nam dù muốn hay không? Đồng t́nh hay phản đối cũng đều bị ảnh hưởng bởi những sự kiện trên.

“Đảng ta luôn đoàn kết và thống nhất”. Nghe qua cũng thấy có nhiều người tràn dâng lên một niềm “tin tưởng, tự hào vào Đảng kính yêu!”.

Thế nhưng, nếu b́nh tĩnh suy xét một chút, người ta sẽ giật ḿnh nhận ra rằng: chỉ trừ có “mỗi” nhân dân Việt Nam là không thấy được hỏi ư kiến ǵ. Quốc hội nước Việt Nam DCCH cũng vậy hoặc nếu có th́ cũng hoàn toàn h́nh thức, mang nặng tính tŕnh diễn. Mặc dù, trong tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam DCCH hay CHXHCN Việt Nam từ năm 1946 đến nay đều luôn xác nhận: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, kể cả quyền quyết định các vấn đề: chiến tranh hay ḥa b́nh.

Đấy cũng là cái cung cách hành xử của Mao Trạch Đông, khi ông ta xác định “Bom nguyên tử là con Hổ giấy”, hay của những nhà lănh đạo Đông Đức vào tháng 8 năm 1961, chỉ trong 1 đêm đă quyết dựng nên bức tường chia đôi Đông và Tây Berlin, bất chấp nguyện vọng thực sự của dân tộc họ là ǵ. Cũng như cung cách của Phi - Đen (Phidel Castro), khi ông ta tuyên bố: Nếu Mỹ không thích Cuba th́ Mỹ dọn đi nơi khác mà ở!”.

Nhân dân các nước ấy hoàn toàn không được có vai tṛ ǵ trong những trường hợp trên. Mặc dù chính họ sẽ phải gánh chịu nặng nề nhất những nỗi đau đớn, mất mát, chia ly, … từ các quyết định ấy. C̣n những người dẫn dắt th́ họ chỉ được, chứ không bị mất ǵ.

b) Trong thực tế, ĐLĐ Việt Nam đă có những cơ sở sau để cân nhắc và ra quyết định vấn đề nên chiến tranh hay ḥa b́nh:

- Những nhà lănh đạo của các nước lớn thuộc cả 2 phe trong cuộc chiến tranh lạnh (Cold war) lúc ấy, đều không muốn những điểm nóng của sự đối đầu sẽ trở thành tác nhân cho một cuộc chiến tranh thế giới thứ III diễn ra. ( Liên Xô và Trung Quốc dù rất mâu thuẫn với nhau về nhiều quan điểm, nhưng cũng đều khuyên các nhà lănh đạo trong ĐLĐ Việt Nam phải hết sức thận trọng trong vấn đề này.)

- Xu hướng cùng chung sống ḥa b́nh và thi đua trong kinh tế để giải quyết vấn đề "Ai thắng ai" đă xuất hiện. Xu hướng này bắt đầu từ năm 1956 tại Đại hội lần thứ 20 của ĐCS Liên Xô. Nó cũng được đa số những nhà lănh đạo và nhân dân các nước trên thế giới đồng t́nh và ủng hộ.

Việt Nam chỉ là 1 trong ít nhất là 4 điểm nóng của cuộc đối đầu giữa 2 phe lúc ấy. ( 3 điểm nóng c̣n lại là: Đông - Tây Đức, Nam - Bắc Triều Tiên, Cuba và Mỹ. Nhưng ở đó, do sự tự kiềm chế của các bên liên quan nên đều đă không xảy ra chiến tranh lan rộng.)

- Ở miền Nam Việt Nam, chính phủ của tổng thống VNCH Ngô Đ́nh Diệm (1955 - 1963), một mặt phụ thuộc nặng nề vào nước Mỹ, để cùng thực hiện mục tiêu chung là ngăn chặn phong trào cộng sản trên thế giới.Nhưng mặt khác, chính phủ ấy cũng có rất nhiều điểm mâu thuẫn với Mỹ. Nhất là về phương thức ngăn chặn phong trào này. (điển h́nh là mâu thuẫn giữa việc nên hay không nên để quân đội Mỹ trực tiếp tham chiến ở Việt Nam. Đó là mâu thuẫn lớn nhất và cuối cùng ông Diệm đă phải trả giá bằng chính mạng sống của ḿnh. Những nguyên nhân khác như: sự độc đoán, gia đ́nh trị, sự bất đồng của nhiều người trong giới quân nhân đối với gia đ́nh họ Ngô, bàn tay can thiệp của C.I.A,... cũng có. Nhưng theo tôi, chúng chỉ là phụ và lệ thuộc vào mâu thuẫn lớn nhất nói trên.).

- Đă có những người ở cả trong và ngoài ĐLĐ Việt Nam khi ấy nêu ư kiến: hai miền Nam - Bắc hăy cùng chung sống ḥa b́nh và thi đua trong kinh tế để giải quyết vấn đề Ai thắng ai? . Rất tiếc, tất cả những cơ sở trên đều đă bị những người thuộc phái chủ chiến trong ĐLĐ Việt Nam lúc ấy phớt lờ. Thể chế chính trị ấy cho phép họ không cần thiết phải có nhu cầu làm một cái ǵ đó tương tự như Hội Nghị Diên Hồng năm xưa của ông cha ta, thời nhà Trần.

Dĩ nhiên nói như vậy, tôi không có ư khẳng định 100% rằng hễ cứ gộp tất cả những điều trên lại là bảo đảm để cuộc chiến Đông Dương lần thứ II giai đoạn 1960 - 1975 sẽ không diễn ra, mà chỉ muốn nói rằng:

Lẽ ra chúng phải được đặt tất cả lên bàn cân một cách nghiêm túc, trước khi đưa ra một quyết định rất quan trọng: chiến tranh hay ḥa b́nh? Xong tất cả đều đă bị guồng máy ấy dùng đủ mọi cách từ gầm gừ, lườm nguưt, đến chia cắt, bao vây, ngăn chặn và nếu cần th́ triệt tiêu luôn.

Những quyết định khác sau năm 1975 như: các chiến dịch cải tạo, tách tỉnh ra rồi lại nhập tỉnh vào, đưa quân vào Campuchia rồi ở lại đấy quá lâu (1979 - 1989), và gần đây nhất là hành động nhượng bộ đê hèn phía Trung Quốc về lănh thổ và lănh hải của những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống thời nay, v.v… Tất cả đều là những sản phẩm của cung cách ra quyết định cố hữu nói trên. Miền Bắc không có Những đêm không ngủ để phản đối chiến tranh. Trong QĐND Việt Nam không có khái niệm Phản chiến mà chỉ có khái niệm Đào ngũ. Những điều ấy nếu có xuất hiện dù là rất ôn ḥa, cũng đều sẽ bị bóp chết ngay từ trong trứng nước.

(Vụ án Xét lại, Chống Đảngvới tên đầy đủ là Vụ án tổ chức chống Đảng, chống nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm t́nh báo cho nước ngoài diễn ra vài năm sau cũng là một ví dụ điển h́nh chứng minh rằng: những người có ư kiến khác luôn phải gánh chịu những rủi ro lớn. Đây là vụ án hoàn toàn ngụy tạo. Ai không tin điều này, xin hăy hỏi 2 ông Nguyễn Trung Thành và Lê Hồng Hà, hiện đang sống tại Hà Nội hoặc đọc tác phẩm Đêm Giữa Ban Ngày của nhà văn Vũ Thư Hiên - xem: http://www.lmvntd.org/dossier/vthien/dgbngay.htm .)

4- Vấn đề của hôm nay:
Nguy cơ của những quyết định tuy rất "giầu tính Đảng" nhưng lại rất nghèo tính nhân dân ấy nay c̣n không? Tất nhiên là vẫn c̣n. Bởi v́ nguyên nhân sinh ra nó, xuất phát từ thể chế chính trị là chỉ có duy nhất một ĐCS Việt Nam lănh đạo đất nước vẫn c̣n nguyên. Dẫu là nay, những nhà lănh đạo mới của ĐCS đă biết khéo léo che đậy hơn. Tích cực tung ra nhiều cái gọi là "Cơ chế dân chủ cơ sở " hơn, nhưng xét về thực chất, nó cũng giống như cách mà những con Kỳ Nhông vẫn thường làm: luôn biến đổi sắc mầu cho phù hợp với môi trường, thời thế đă thay đổi.

Bằng cách này, lúc đầu họ cũng có thể đánh lừa được một số người. Xong chỉ một thời gian sau, người dân sẽ thấy ngay rằng: nếu ở trên thượng tầng kiến trúc vẫn chỉ là duy nhất, th́ sớm muộn ǵ ở dưới hạ tầng cơ sở, những “mẩu vụn dân chủ” mà họ mới nhận được cũng sẽ bị vét sạch mà thôi. (và Ông lăo đánh cá tội nghiệp lại vẫn phải trở về với mụ vợ tham lam, cùng với cái máng lợn xưa của ḿnh!).

Đề cập đến vấn đề này, trong bài Chia Tay Ư Thức Hệ, anh Hà Sĩ Phu đă viết : "… Càng suy nghĩ về nội dung cũng như về hiện t́nh của Ư thức hệ Mác-xít, tôi càng thấy rơ đây là một Ư Thức Hệ Phong Kiến Trá H́nh, của triều đại phong kiến cuối cùng, đang ḱm hăm sự tiến bộ xă hội, và được dùng làm B́nh Phong cho những yếu tố tiêu cực ẩn nấp. Ít ai có ư nghĩ muốn phá cái b́nh phong ấy đi, trái lại ứng xử theo kiểu: Cứ để nó đấy, anh nấp tôi cũng nấp, chúng ta hiểu nhau cả mà! Sống thời nào ta theo thời ấy, gặp thời Mác - Lê th́ ta làm luận văn Tiến sĩ về Mác - Lê mà sống, căi nó làm ǵ? Đấy là bí quyết của môn phái "Hiệp khí đạo” đấy!H́nh như "cứ để nó đấy" cũng chẳng ai chết thật, nhưng sao tôi cảm thấy một cái ǵ khốn nạn quá, chịu không nổi, nên cứ phải nói ra. Sao lại không chết ai? Khối kẻ đă chết theo nghĩa đen, khối kẻ đang sống dở chết dở v́ cái b́nh phong ấy, và cả một dân tộc đang chết theo nghĩa chết chân chính của Con Người, chứ sao không chết?. Ở những nước khác, th́ chắc một cái b́nh phong không bao giờ lại đáng quan tâm đến thế. Nhưng Việt Nam th́ khác, b́nh phong là tất cả, v́ Việt Nam là Thủ Đô của Ngụy biện!...".

Ở một đoạn khác trước đó, anh cũng viết:

"... Xem cái cung cách mà cả một đội ngũ các nhà chính trị và lư luận Mác-xít bây giờ đang h́ hục nai lưng ra vá víu, che chắn. Người ta không khỏi ph́ cười, v́ thấy hiện ra một đám anh hề, cố sức lau nhà cho khô nhưng lại cứ để cái rô-bi-nê phía sau ồ ồ phun nước!".

(xem http://www.lmvntd.org/dossier/hasiphu/hasiphu.htm .)

a - Sự khủng hoảng về nhân cách và những nỗi bất công hôm nay :

Những vấn nạn của đất nước ta hôm nay th́ không chỉ có vậy. Có rất nhiều người ở cả trong và ngoài nước đă viết và nói về chúng. Trong phần này tôi xin tŕnh bày chỉ riêng về 2 điều trên, theo cách nh́n của những nhà làm phim trong nước.

- Sự khủng hoảng về nhân cách:

Trong bộ phim Khoảng Cách chiếu trên Đài Truyền H́nh Trung Ương gần đây, có một đoạn đối thoại giữa một chàng sinh viên ở thành phố với người cha của anh ta như sau:

"... Con công nhận với bố rằng cô ấy hiền lành, ngoan ngoăn. Thậm chí quá hiền lành, quá ngoan ngoăn, đến nỗi con có cảm tưởng là cô ấy không có thật, con sợ. Một người "b́nh thường" th́ phải biết dối trá, biết thay đổi, biết mưu mô, biết thủ đoạn. Đằng này cô ấy không biết ǵ là xấu xa, v́ vậy cô ấy không phải là người b́nh thường. Con không dám yêu một người không b́nh thường đâu bố ạ,...".

Ở một đoạn khác sau đó là câu chuyện giữa cô gái "không b́nh thường" trên với người chị ruột của chàng sinh viên kia: “ ... Chị ơi, anh ấy bỏ em rồi - Nhưng nó có nói tại sao không? - Người chị hỏi - Có, anh ấy bảo là tại em… ngoan quá nên anh ấy chán. Anh ấy thích hư cơ...”. Hăy bỏ qua một bên lối triết lư cùn, vụn của chàng sinh viên kia, người xem sẽ nhận ra ngay một điều: trong xă hội Việt Nam hôm nay, những điều cầnmấtth́ lại c̣n, những điều cần c̣n th́ lại mất.Có những gia đ́nh cả ba, bốn thế hệ cùng phạm tội. Và theo tôi, trong tất cả những sự sụp đổ th́ sự sụp đổ về nhân cách là đau đớn nhất, khó khắc phục hậu quả nhất.

Chẳng những ở thành phố, làng quê Việt Nam trước đây vốn thanh b́nh là vậy th́ nay cũng ào ào như thác đổ . Chúng ta hăy đọc sau đây trích đoạn câu chuyện giữa một ông giáo làng đă có tuổi với người vợ lẽ của ông ta, trong bộ phim Thương Nhớ Đồng Quê :

"… Tôi không sợ làng xóm chê cười, mặc xác họ. Tôi chỉ dặn cô một điều: có ngủ với ai nhớ đ̣i tiền, không có tiền th́ lấy... thóc hay gà, vịt thế vào, chứ đừng ngủ không ."

(ông này quả là cũng đă có "đổi mới tư duy", nhưng chắc là đổi chưa

"tới bến". Chứ thời buổi này trong những trường hợp như vậy, mấy ai c̣n mang những thứ quang quác, quàng quạc ấy ra mà trao đổi nữa!) .

- Những nỗi bất công hôm nay:

Cũng ở phim Khoảng Cách nói trên, một cô gái làm ở nhà hàng Karaoke ôm đă tâm sự trong nước mắt như sau: “... Em biết chị khinh em, nhưng em làm việc này lâu quá thành quen mà quên mất đó là việc làm đáng xấu hổ, đáng khinh bỉ. Chị đă nhắc cho em nhớ đến thân phận nhục nhă của ḿnh. Em nhớ lại hồi đầu em cũng xấu hổ lắm, nhưng nhà em th́ nghèo, làm ở đấy một ngày đủ nuôi cả nhà em cả tháng chị ạ. Những người khách vào hát với em họ đều là những người giầu có, lịch sự. Họ nhiều tiền lắm, họ làm ǵ mà nhiều tiền thế? Họ đ̣i hỏi bọn em phải phục vụ họ, nhưng tại sao bọn em th́ bị khinh rẻ? C̣n họ? Họ vẫn được kính trọng. Nhà em th́ nghèo, mà làm lụng từ sáng đến tối chứ có lười đâu?”.

Họ làm ǵ mà nhiều tiền thế?. Cô gái kia có thể không giải đáp được câu hỏi ấy. Nhưng chỉ cần suy luận một chút, chúng ta cũng có thể sơ bộ nắm được thực chất của vấn đề:

Những đồi núi bị san lấp, những cánh rừng bị tàn phá, đất đai bị cho thuê, bán, sang nhượng, biển cả bị tận khoan và những khoản nợ xấu khó đ̣i hàng trăm ngàn tỷ đồng Việt Nam,… tất cả kết hợp lại đă tạo ra một thiểu số người cực kỳ giầu có, đầy quyền hành. “Lịch sự” đấy, song cũng lố bịch, hợm hĩnh và nhẫn tâm đấy, so với đại đa số nhân dân là nghèo khó, nhọc nhằn với một tương lai bất ổn. Họ hầu như không nhận được ǵ trong những nguồn thu từ đất, biển, núi, rừng hoặc sự vay mượn nói trên. Ở Việt Nam hôm nay gió đă xoay chiều, mọi việc không phải như một khẩu hiệu mà trước đây Lênin từng đưa ra: “Tước đoạt của những kẻ đitước đoạt!” mà đă xuất hiện cơ man nào những kẻ nhẫn tâm đi tước đoạt của những con người đă bị tước đoạt đến cùng cực.

Cũng trong bộ phim Thương Nhớ Đồng Quê, có đoạn đối thoại giữa một thầy giáo ở thành phố về nông thôn dạy học, với một cô gái từ Mỹ về thăm gia đ́nh như sau :

“... Cô thấy cách làm việc của người nông dân bây giờ có khác trước kia không? Vẫn con trâu đi trước cái cày đi sau, vẫn dựa vào sức lực cơ bắp của con người là chính. Khoa học kỹ thuật chưa giúp ǵ được cho họ.

- Nhưng tôi thấy ở nông thôn nhiều nhà cũng có điện đấy chứ ?

- Có điện đấy, nhưng giá điện cao gấp 2 - 3 lần ở thành phố, không ai dám dùng nhiều. Nông phẩm làm ra rất rẻ, trong lúc giống má, phân bón, thuốc trừ sâu,... người nông dân phải mua với giá cao. Khốn nỗi họ thường bị bọn con buôn ở thành phố lường gạt, có khi mua về toàn đồ giả. Hồi chiến tranh ra trận nhiều nhất là nông dân, hy sinh nhiều nhất cũng là người nông dân, cô xem, trên bàn thờ nhà nào hầu như cũng có

1 - 2 người chết trẻ. Bây giờ hết chiến tranh rồi, họ vẫn tiếp tục nai lưng, đổ mồ hôi trên cánh đồng để tự tồn tại, chưa kể những lúc thiên tai như hạn hán, lũ lụt,...

      -Tôi nghe nói ở nhà dư thừa thóc gạo, lại c̣n để xuất khẩu nữa?
      -Đúng đấy, nhưng có ai chỉ ăn gạo mà sống hả cô?
      -Th́ bán thóc đi, rồi mua những thứ khác.
      -Cô có biết giá bao nhiêu một cân thóc không? 2000 đ, bằng 1/5 lon bia ở thành phố. C̣n hoa mầu ư? Cô không nghe người ta ví sao? Một điếu thuốc lá đánh ngă 10 củ xu hào,... Dân thành phố chúng ta đều có tội. Chúng ta tàn phá họ bằng những lạc thú vật chất của ḿnh, bóc lột họ, vô trách nhiệm đối với họ. Trong lúc người nông dân phải gánh vác bao nhiêu thứ nghĩa vụ, nhưng có ai có nghĩa vụ đối với họ đâu?....

Nếu hôm nay ai có về nông thôn sẽ thấy tất cả những điều trên đều khá xác thực. Duy chỉ có điều Dân thành phố chúng ta đều có tộith́ không hẳn là như vậy: rất nhiều người dân thành phố đă làm bao điều thật có ích cho nông thôn, c̣n những kẻ có tội với những người dân lương thiện ở cả thành phố lẫn nông thôn th́ không chỉ có dân thành phố. Những nhà tư bản đỏ, những kẻ cường hào, ác bá, lư trưởng đời mới đă xuất hiện trù mật trên khắp mọi miền đất nước. Hễ ĐCS Việt Nam càng hô hào chống buôn lậu, tham nhũng, hối lộ bao nhiêu, th́ con số những tội phạm thuộc loại này lại càng sinh sôi, nảy nở nhanh và nhiều bấy nhiêu.

Để kết thúc phần này, tôi xin ghi lại ư kiến sau đây của một đảng viên cộng sản có hơn 50 năm tuổi đảng - Ông sang Úc du lịch thăm con cháu:

“… Tất nhiên mọi so sánh đều khó tránh được sự khập khiễng, nhưng có thể nhận xét một cách đại thể rằng: những ǵ mà trước đây, khi đi làm cách mạng bác vẫn hằng tin tưởng và nguyện dấn thân cho một xă hội XHCN tưởng là tốt đẹp; rằng mọi người ai cũng được b́nh đẳng, ai cũng được nhà nước chăm lo đầy đủ về miếng cơm, manh áo. Ốm đau được chữa bệnh miễn phí, ai muốn học th́ được đi học bất kể tuổi tác, v.v. th́ chúng lại đang ở bên này. C̣n những ǵ được cho là xấu xa, bóc lột và bất công của xă hội tư bản th́ nó lại đang ở Việt Nam.

Thể chế dân chủ ở đây bảo đảm để những nhà làm chính trị phải thực sự là của dân, do dân và v́ dân. Nếu anh làm tốt, lần bầu cử sau dân lại tín nhiệm anh. Nếu anh làm không tốt để cho dân bất tín nhiệm th́ xin mời các anh về củng cố lại đội ngũ, để cho đảng khác lên làm. Đảng nào th́ cũng có những anh lem nhem, bê bối. Nhưng dân chưa kịp trị mấy anh đó bằng lá phiếu, th́ đảng của anh ta đă trị anh ta trước rồi. Đơn giản là v́ họ nghĩ rằng nếu đảng ḿnh làm không tốt, không nghiêm th́ kỳ bầu cử sắp tới, chắc chắn cử tri sẽ phạt đảng của họ thôi. Mà thực tế là họ đă phạt được. Đấy mới là điều quan trọng.

Không có chuyện kiểu như bên nhà ḿnh, làm th́ dở mà cứ hứa hươu hứa vượn với dân là: rồi Đảng sẽ nghiêm khắc tự kiểm điểm. Chứ Đảng cũng đau ḷng lắm! Đảng “đau” từ kỳ đại hội này sang kỳ đại hội khác. Từ thế kỷ nọ sang thế kỷ kia, nhưng vẫn cương quyết không chịu san xẻ “nỗi đau” ấy cho ai. Nhân dân, cán bộ, chiến sỹ muốn đóng góp ǵ th́ đóng góp, xây dựng ǵ th́ xây dựng. Riêng cái điều 4 Hiến pháp th́ đă khoanh đỏ rồi, biết điều th́ chớ có đụng vào.

Phong trào góp ư cho bản Hiến pháp năm 1992 đang được phát động rầm rộ hiện nay ở trong nước, lại thêm một bằng chứng nữa chứng minh cho nhận xét này. Xét về mặt h́nh thức, người có suy nghĩ đơn giản thường dễ bị ngộ nhận rằng đất nước đă có dân chủ. Nhưng xét về thực chất, nó cũng chẳng khác nào tṛ chơi tô mầu của con trẻ mà thôi.

5 - Những lời thay cho kết luận :

Tôi đă từng đứng lặng hàng giờ trên bến Cảng Sài G̣n, khi con tầu thủy mang tên Thống Nhất cập bờ. Đó là những chuyến tầu đầu tiên đưa hành khách từ miền Bắc vào miền Nam sau năm 1975. Có rất nhiều người đi trên tầu là những cán bộ miền Nam tập kết nay được trở về quê hương. Dưới chân tầu, những người thân ruột thịt đang nôn nao đón chờ họ.

Những nỗi mừng khôn xiết của ngày gặp lại, những nụ cười rạng rỡ và những giọt nước mắt đoàn viên. Nhiều người v́ quá xúc động đă ngất lịm đi trong ṿng tay người thân. Hơn 21 năm trước đây, họ cũng người trên tầu - người dưới bờ, giơ 2 ngón tay cùng hẹn ước với nhau rằng: 2 năm sau nhất định sẽ gặp lại, khi cuộc Hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước được thực thi. Thế rồi hoàn cảnh đă không chiều ḷng họ, để hôm nay - Ngày tái hợp, dẫu họ có giơ 2 lần của cả hai bàn tay cũng vẫn chưa đủ cho số năm xa cách.

Lúc ấy, với tuổi học sinh vô tư, tôi đă không mấy lưu tâm đến việc có biết bao bạn bè cùng trang lứa với ḿnh đang có cha, anh họ phải đi học tập cải tạo. Lại càng không hay biết ǵ về chuyện có nhiều ngàn thường dân vô tội đă bị chết oan khiên, tức tưởi tại Huế - xuân 68; cùng với biết bao nỗi đau thương khác nữa mà nhân dân miền Nam đă phải gánh chịu.

Sau này vào kư túc xá, chúng tôi cùng ăn, ở, học hành chung, cùng chia xẻ với nhau từng gói ḿ tôm, từng đồng bạc cuối cùng và những chuyện vui - buồn khác, tôi mới hiểu thêm về những nỗi đau của các bạn ḿnh. Đúng là sự vô tư nhiều khi lại đồng nghĩa với sự vô tâm đến đáng trách. Những sự khác biệt ban đầu bởi nhiều yếu tố cũng đă từng ngăn cách, nhưng thời gian và nhất là tấm ḷng chân thành đă giúp chúng tôi ngày càng xích lại gần nhau hơn. Rất nhiều người đă cảm mến, rồi thương yêu nhau rồi nên vợ nên chồng, đấy là thực tế. Nó đă, đang và sẽ vẫn tiếp tục diễn ra theo đúng quy luật của cuộc sống.

Theo tôi, xét về cơ bản th́ trong nội bộ dân tộc ta đă tự hàn gắn được cho nhau những vết thương của quá khứ. Thời gian như một phép mầu đă giúp cho t́nh tự dân tộc và tính nhân bản của người Việt Nam ngày càng được phục hồi và chiến thắng tất cả. Nhưng một điều cũng rất hợp với quy luật là: khi những vết thương kia càng được hàn gắn nhanh bao nhiêu th́ lại càng bộc lộ sâu sắc hơn mâu thuẫn cơ bản của dân tộc ta hôm nay bấy nhiêu - Đó là mâu thuẫn giữa đại bộ phận dân tộc, không phân biệt hoàn cảnh xuất thân, tôn giáo, sắc tộc, vùng, miền, quốc gia định cư, v.v… với một thiểu số hiện đang cố duy tŕ thể chế chính trị độc đảng ở Việt Nam . Và mâu thuẫn này là đối kháng không có cơ sở dung ḥa; một khi mà nguyên nhân sinh ra nó vẫn c̣n nguyên đó.

Tôi tin rằng trong một tương lai gần, cái gọi là Cuộc cách mạng XHCN ở Việt Nam nhất định sẽ phải thôi gào thét. Cũng như Ư thức hệ Cộng Sản, cùng với những hệ lụy tai hại của nó dứt khoát sẽ phải ra đi trên đất nước ta. Nó không tạo ra được động lực cho sự phát triển của đất nước th́ nó phải ra đi. Đó là chân lư đơn giản và rơ ràng. C̣n hiện nay th́ nó đang vay mượn không hề có Khế ước xă hội và hoàn toàn sống cộng sinh vào dân tộc!

Những người dân chủ Việt Nam hôm nay muốn đưa ra lời kêu gọi cùng đồng bào của ḿnh rằng:

Muốn chống bất công, đói nghèo, tụt hậu. Muốn hoàn thành những mục tiêu của một nước Việt Nam mới, nhằm ḥa nhập được tốt vào thế giới hiện đại; ngoài con đường dân chủ, đa nguyên, đa đảng và pháp trị, nhân dân Việt Nam không có con đường nào khác!

Nhưng khác hẳn về chất với cung cách ra quyết định cố hữu của ĐCS Việt Nam như trên đă tŕnh bày, họ đề nghị một cách làm dân chủ mang tầm vóc toàn dân tộc:

Với vị thế chính trị hiện nay của ḿnh, ĐCS Việt Nam hăy tạo điều kiện để dân tộc ấy được thể hiện ư chí và nguyện vọng của họ, thông qua một cuộc Trưng Cầu Dân Ư về nội dung của lời kêu gọi trên. Hoặc về bất cứ điều ǵ mà từ trước đến nay mà những thế lực bảo thủ trong ĐCS Việt Nam vẫn cứ luôn nói một cách lấy được rằng: Đó là sự lựa chọn của nhân dân và lịch sử, là ước mơ ngàn đời của dân tộc Việt Nam .”(!?)

 

Tháng 8 năm 2001

 

 


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]