Việt Nam và
sự đổi mới
Phương Nam –
Australia
Phần I -
Phải chăng công cuộc đổi mới là do Đảng
khởi xướng?
1- Bức tranh
đất nước sau đổi mới:
Đại hội 6 ĐCS Việt Nam được tiến hành
tại Hà Nội tháng 12.1986 đă thông qua đường
lối đổi mới kinh tế. Mục đích của
nó là nhằm tạo ra một cơ chế kinh tế
mới thay thế cho cơ chế chỉ huy tập trung,
quan liêu, bao cấp cũ. Chỉ một thời gian
ngắn sau khi đường lối mới đi vào
cuộc sống th́ ai ai cũng thấy rơ là đă có
một sức sống mới bừng lên thật mạnh
mẽ trên khắp mọi miền đất nước.
Thậm chí nó c̣n gây ngỡ ngàng với chính những người
đă từng biểu quyết thông qua nó.
Nh́n chung dư
luận cả trong, ngoài nước đều đánh giá
cao và hết sức ca ngợi bước chuyển
biến đầy tích cực này của Việt Nam .
Mọi tầng lớp nhân dân hết thảy đều
vui mừng. V́ kể từ nay, tuy vẫn c̣n những khó
khăn, ràng buộc của cơ chế cũ, nhưng
về cơ bản th́ cơ chế mới đă xác
lập được quyền tự chủ trong sản
xuất, kinh doanh của các đơn vị và cá nhân người
lao động. Điều này tạo nên một xung lực
lớn, làm cho năng suất lao động trong tất
cả các ngành vốn bị tụt dốc thảm hại
trước đó, nay đă được phục
hồi và tăng dần lên. Nhiều ngành nghề
truyền thống của cha ông những tưởng
rồi sẽ bị thất truyền theo năm tháng cũng
hồi sinh, nhiều sản phẩm, dịch vụ mới
ra đời, nhiều thị trường mới
được khai mở.
Ngành lương
thực có thể được coi là một ví dụ
điển h́nh chứng minh cho bước chuyển
biến này.
- Sản
xuất lương thực:
Từ chỗ lương thực bị thiếu thường
xuyên, có khi là rất nghiêm trọng th́ nay đă có đủ
và bắt đầu có tích lũy. Chẳng những đồng
bằng sông Cửu Long - khu vực thường sản
xuất hơn 50% tổng sản lượng lương
thực quốc gia có tích lũy, mà cả miền Bắc
và miền Trung cũng có tích lũy. Cuộc họp
của bộ chính trị ĐCS Việt Nam tại thành
phố Hồ Chí Minh chiều ngày 7.5.1989 đă có một
quyết định mang ư nghĩa chiến lược: cho
phép Việt Nam xuất khẩu gạo, và ngay trong năm
ấy cả nước đă xuất được 1,4
triệu tấn.
- Kinh doanh lương
thực:
Khi phần lớn những trạm kiểm soát hàng hóa
được lệnh dẹp bỏ th́ hạt gạo
Việt Nam như được chắp cánh bay. Gạo
đi về những bản làng xa xôi, tới tận
những hang cùng ngơ hẻm, gạo leo lên những tầng
lầu cao và gạo ra nước ngoài. Tất cả
những biến đổi kỳ diệu ấy là do
sự vận động tự nhiên của các quy luật
trong kinh tế như: quy luật giá trị, quy luật cung
cầu, quy luật cạnh tranh,... chứ không cần
phải nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng cho
ai như đă làm trước đó.
Ở trong các lĩnh
vực văn hóa, xă hội t́nh h́nh cũng rất đáng
mừng:
Nhân dân đă
được phép đi lại, cư trú, nói năng, hành
đạo,... tự do hơn trước. Nhiều sinh
hoạt văn hóa mang đậm đà bản sắc dân
tộc vốn không được khuyến khích trước
đó cũng đă được phép xuất hiện
trở lại. Chẳng hạn như hội Lim - Hà
Bắc: năm 1987 đă có quyết định của
Bộ Văn Hóa - Thông Tin cho phép được chính
thức mở lại. Nhiều tác phẩm văn học,
nghệ thuật ra đời trong thời kỳ này
được công chúng đón nhận nồng nhiệt, v́
chúng đă bắt đầu nói lên được
những tâm tư sâu lắng của thân phận con người,...
Với một
bức tranh xă hội rơ ràng là đă sáng sủa hơn trước,
có rất nhiều bài viết, tổng kết, báo cáo
của những người có trách nhiệm trong ĐCS
Việt Nam, các nhà nghiên cứu,... được
đăng tải trên các phương tiện thông tin
đại chúng trong nước, phần lớn thường
có chung một kết luận:
“Công cuộc đổi
mới là do Đảng khởi xướng mà công đầu
thuộc về trí tuệ tập thể của Bộ chính
trị và Ban chấp hành trung ương ĐCS Việt Nam ”.
Trong bài nhan đề:
Đôi Điều Suy Nghĩ Về Vận Mệnh Của
Chủ Nghĩa Xă Hội, ra tháng 7 năm 2000 - Ủy viên
Bộ chính trị ĐCS Việt Nam khóa 8, Chủ tịch
Hội đồng lư luận TƯ Nguyễn Đức B́nh cũng
đă viết :
''…
Việc thực hiện NEP ở Nga, công cuộc đổi
mới ở Việt Nam, công cuộc cải cách mở
cửa ở Trung Quốc, đều do ĐCS khởi xướng
và lănh đạo, đều nhằm mục tiêu xây
dựng CNXH,...''
.
(xem website: www.nhandan.org.vn
- mục Diễn Đàn) .
Theo tôi, không ai có
thể phủ nhận được vai tṛ của rất
nhiều người trong Đảng mang tinh thần đổi
mới từ các cấp ủy ở cơ sở lên
tới cấp trung ương. Trong đó kể cả vai
tṛ quan trọng của hai cố tổng bí thư Trường
Chinh (giai đoạn từ tháng 7 - 12.1986) thay cho cố
tổng bí thư Lê Duẩn từ trần, và Nguyễn Văn
Linh (từ 12.1986 - 1991) đă thúc đẩy cho đường
lối mới được thông qua. Nhưng để có
một cái nh́n khách quan và thực tiễn hơn, chúng ta
cần quay lại với bối cảnh lịch sử lúc
ấy.
2 - Bối
cảnh lịch sử trước đổi mới:
a) Bối
cảnh quốc tế:
Tháng 3 năm 1985, khi M.Goóc-ba-chốp (Mikhail Gorbachev) nhậm
chức tổng bí thư ĐCS Liên Xô, th́ một năm sau
đó ông đă đề ra hai chính sách lớn là: Công
Khai và Xây Dựng Lại (Glasnost và Perestroika). Chúng bao
gồm cả những vấn đề đối nội
và đối ngoại của Liên Xô. Một trong những
thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại
ấy là: đă đến lúc Liên Xô không thể chịu
đựng được măi những gánh nặng quá
sức cho các nước đàn em trong phe XHCN được
nữa. V́ Liên Xô cũng có biết bao khó khăn nội
bộ cần phải giải quyết, nhân dân Liên Xô cũng
thiếu thốn trăm bề và cái chính là sự bao
cấp kia quá ư vô lư, không biết đến bao
giờ mới chấm dứt.
Không cần
phải tŕnh bày dài ḍng, chúng ta cũng thấy được
ngay là Việt Nam đă bị hụt hẫng như
thế nào cả về vật chất lẫn tinh thần
từ sự thay đổi này, kể cả việc
mất chỗ dựa duy nhất về mặt quân sự lúc
bấy giờ. Trong khi sự cấm vận của Mỹ
vẫn c̣n, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc vẫn
tiếp tục căng thẳng. (măi đến năm 1991
mới bắt đầu có những cuộc đàm phán
cấp chính phủ để b́nh thường hóa).
Việc quan hệ buôn bán với các nước ngoài phe
XHCN tuy đă có, nhưng chưa đáng kể,...
(những viện
trợ theo các hiệp định cũ, coi việc hợp
tác toàn diện với Liên Xô là ḥn đá tảng trong toàn
bộ chính sách đối ngoại của Đảng th́
vẫn c̣n hiệu lực thi hành, nhưng những hiệp
định mới th́ giảm hẳn; và trong một
thời gian dài trước đó 70 – 80 % tổng kim
ngạch nhập khẩu của Việt Nam là đến
từ Liên Xô và Đông Âu - số liệu của nhà báo
Hữu Thọ, UVTƯ Đảng khoá 8, trưởng ban Tư
tưởng - Văn hóa trung ương –
Bản Lĩnh
Việt Nam , NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội 1997,
Tr.193).
b) Bối
cảnh trong nước:
Trong báo cáo chính trị của đại hội đảng
6 cũng đă thừa nhận một cách tóm lược
như sau:
''
... Sai lầm về cuộc tổng điều chỉnh giá
- lương - tiền cuối năm 1985 đă làm cho
nền kinh tế - xă hội Việt Nam lún sâu vào
khủng hoảng, phân phối càng thêm rối ren căng
thẳng, vật giá tăng nhanh, ngân sách thâm hụt
lớn, lạm phát phi mă; hiệu quả sản xuất và
đầu tư thấp, những mất cân đối
lớn trong nền kinh tế chậm được thu
hẹp, có mặt c̣n gay gắt hơn. Chủ quan nóng
vội, bảo thủ tŕ trệ trong bố trí cơ
cấu kinh tế, trong cải tạo và quản lư.
Những sai lầm nói trên là rất nghiêm trọng về
chủ trương chính sách lớn, về chỉ đạo
chiến lược và về tổ chức thực
hiện, ...''.
Với những khó
khăn to lớn ấy, nhất là sự thay đổi
từ phía Liên Xô, đă buộc những người lănh
đạo cao nhất trong ĐCS Việt Nam đứng trước
một trong hai sự lựa chọn: Đổi mới
hay là sụp đổ, và nghị quyết đại
hội 6 đă ra đời trong bối cảnh lịch
sử như vậy. Nó thực sự là giải pháp cho
một t́nh thế nguy kịch, chứ không phải
xuất phát từ một cái nh́n viễn kiến, có cơ
sở khoa học.
3 - Động
lực nào đă thúc đẩy ĐCS Việt Nam chấp
nhận đổi mới?
Nhiều người trong Đảng sau đó đă có ư
kiến: “Thôi th́ cứ cho rằng t́nh h́nh khó khăn
đă buộc đảng ta phải đổi mới
đi, nhưng nói ǵ th́ nói công cuộc đổi mới
vẫn cứ là do Đảng khởi xướng. Điều
đó thể hiện một tinh thần trách nhiệm cao
của ĐCS Việt Nam trước nhân dân.”(!?)
Theo tôi ư kiến trên
là không có cơ sở để đứng vững,
bởi v́ nếu nói về giai đoạn cuộc sống
nhân dân chịu nhiều khó khăn nhất th́ phải là
trước đó. Cụ thể là trong các năm từ
1975 đến những năm đầu của thập niên
1980s. Đó là những năm tháng của ḿ, khoai, sắn,
nui, bo bo; của cải tạo và kinh tế mới, của
quốc hữu hóa, hợp tác hóa, tập đoàn hóa,
thủy lợi hóa, công tư hợp doanh hóa một cách tràn
lan, độc ác và của sự ngăn sông, cấm
chợ gắt gao. Đó cũng là những năm tháng mà
lợn, gà, cá trê Phi, chim Cút, v.v… ''chung sống ḥa b́nh''
với người trong những căn hộ chật
chội. Ở đó những người chủ gầy g̣
của chúng chẳng ai ra lệnh, nhưng đă phải
tự hạ quyết tâm cho ḿnh: chúng tao có thể bị
đói, nhưng chúng mày th́ nhất định phải
được ăn no!
Trong bài Đánh
Thức Tiềm Lực, nhà thơ Nguyễn Duy cũng đă
có những đoạn viết về giai đoạn
ấy như sau:
... Lúc này ta làm
thơ cho nhau
đưa đẩy làm chi mấy lời ngọt
lạt
ta ca hát quá nhiều về tiềm lực
tiềm lực c̣n ngủ yên ...
Xin em nh́n ḱa - người cuốc đất
(tôi cũng từng chai tay cuốc đất)
cái cuốc theo ta đời này, đời khác
lưỡi cuốc nhỏ nhoi liếm sạch cánh đồng
rồi
dướn ḿnh cao
chĩa cuốc lên trời
bổ xuống đánh phập
đẹp lắm chứ cái tạo h́nh cuốc đất!
xin em nh́n - người gánh phân, gánh thóc
(tôi cũng từng ṃn vai gánh phân, gánh thóc)
kẽo kẹt hai vai một nhịp cầu vồng
đẹp lắm chứ cái tạo h́nh gồng gánh
những cái đẹp thế kia em có chạnh ḷng không?
cái đẹp gợi về thuở ngày xửa, ngày xưa
nhịp theo tiết điệu chậm buồn
cái đẹp ấy lẽ ra không nên tồn tại
nữa!
em có chạnh ḷng chăng?
giữa thành phố huy hoàng bạt ngàn quán nhậu
bỗng hiện lù lù chiếc xe hơi chạy than
vệt than rơi tóe lửa mặt đường
em có chạnh ḷng chăng?
xích lô đạp càng ngày càng nghênh ngang
xích lô máy và xe lam chạy dầu vừa nă đại
liên vừa phun khói độc
người đi bộ vừa đi vừa nghĩ
về tiềm lực
tiềm lực c̣n ngủ yên, ...
Thầy giáo giảng rằng
nước ta giàu lắm!.
lớp lớp trẻ con cứ thế học thuộc bài,
...
(bài thơ dài
gần 200 câu, được sáng tác trong các năm từ
1980 - 1982, nhưng bị cấm măi đến năm 1987
mới được in trong tập Mẹ Và Em).
T́nh h́nh nghiêm
trọng đến mức mà các cô gái đang t́m chọn
người yêu cho ḿnh đă phải tự động
''hạ điểm chuẩn tuyển sinh'' xuống chỉ
c̣n:
Một yêu anh có
may ô
hai yêu anh có cá khô ăn dần
ba yêu rửa mặt bằng khăn
bốn yêu có thuốc đánh răng hàng ngày. (!)
(khuyết danh)
Mà không hạ sao
được khi ''cánh thí sinh'' cũng rất ''hoàn
cảnh'' :
Bắt cởi
trần phải cởi trần
cho may ô mới được phần may ô. (!)
May sao nhờ sự
linh hoạt trong việc xử lư t́nh huống ấy đă
cứu văn được t́nh h́nh. Chứ nếu không th́
cánh kia cũng đành chịu ''thất học'', c̣n các cô
th́ cũng không có ''học tṛ''!
Chẳng những là
khó khăn về vật chất, mà đời sống tinh
thần của nhân dân cũng rất nghèo nàn và bị o
ép nặng nề. Người dân không được phép
nói công khai về những nỗi buồn của chiến
tranh, cũng như những nỗi đau trong ḥa b́nh; bao năm
trời, đa số họ chỉ dám giữ kín ở
trong đầu.
Cố nhà văn -
đại tá quân đội Nguyễn Minh Châu trong bài Hăy
Đọc Lời Ai Điếu Cho Một Giai Đoạn Văn
Học Minh Họa, đăng trên báo Văn Nghệ,
số ra ngày 5.12.1987 đă phần nào nói lên được
nỗi sợ hăi ấy của giới văn nghệ
sỹ nói riêng và cũng là của nhân dân nói chung:
''
... Rất thảm đối với nhân cách của
một người văn nghệ sỹ là hễ cầm bút
là phải nghĩ đến né tránh, che chắn, rào đón,
đối phó,...'' và:
'
'... Văn chương ǵ mà muốn viết một câu
trung th́ phải viết một câu nịnh? Hèn, hèn
chứ, nhà văn nước ḿnh tận trong tâm can ai mà
chẳng thấy ḿnh hèn? Cái sợ nó làm ḿnh hèn,...''.
Đời sống
của nhân dân bị khó khăn o ép là vậy, nhưng có
lẽ lúc đó những người lănh đạo cao
nhất trong ĐCS Việt Nam đều cho rằng: phe XHCN
đang mạnh, Liên Xô dưới thời của cố
tổng bí thư L.Brêgiơnép (L.Brezhnev 1906 - 1982) là
rất hào hiệp. ĐCS Việt Nam chưa thấy có
dấu hiệu nào của sự đe dọa mất
quyền lực và do vậy, nhu cầu đổi mới cũng
không có cơ sở để phát sinh! Mọi nỗ
lực của đảng lúc ấy được dồn
hết vào việc lănh đạo đất nước
thực hiện cho kỳ được đường
lối do Đại hội 4 đề ra năm 1976:
''
... Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm
chủ tập thể của nhân dân lao động,
tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng,...''.
Chỉ có điều
là cứ càng nắm vững chuyên chính vô sản bao nhiêu
th́ cuộc sống của nhân dân lại càng khó khăn,
điêu đứng bấy nhiêu. (tất nhiên việc
nắm chắc tay súng bảo vệ bờ cơi là cần
thiết, nhưng đó là chuyện hoàn toàn khác). Nhân dân
miền Nam chỉ một thời gian ngắn sau ngày
30.4.1975 ''được'' chia lửa chuyên chính vô sản cùng
với đồng bào miền Bắc của ḿnh, đă
chỉ c̣n biết ngửa mặt kêu trời : ''Mấy
ổng cái ǵ cũng muốn bắc (bắt), chỉ có cây
cầu là hổng có thấy bắc.''(!)
(trong báo cáo chính
trị của đại hội ĐCS Việt Nam lần
thứ 5 họp tháng 3.1982 cũng vẫn nhấn mạnh: ''…Đại
hội khẳng định tiếp tục thực hiện
đường lối cách mạng XHCN và đường
lối xây dựng nền kinh tế XHCN của đại
hội 4,...'' . ( Xem http://www.org.cpv.vn
, mục ĐH ĐCS VN).
Từ những tŕnh
bày trên ta có thể rút ra kết luận:
Chính nguy cơ đe
dọa mất quyền lănh đạo đất nước
mới vừa là nguyên nhân sâu xa, vừa là động
lực chính thúc đẩy những người nắm
thực quyền trong ĐCS Việt Nam buộc phải
chấp nhận đường lối đổi mới
kinh tế vào năm 1986. Nó tuyệt đối không
phải là do ''tinh thần trách nhiệm cao của ĐCS VN trước
nhân dân'' như có người đă nêu ư kiến.
4 - Ai là người
đă thực sự khởi xướng công cuộc đổi
mới?
Theo tôi đúng là có nhiều ĐVCS mang tinh thần đổi
mới nhất là ở cơ sở, nhưng xét trên toàn
bộ hệ thống đảng là chống đổi
mới, càng lên cao ở cấp trung ương càng
chống mạnh. Bởi v́ chính chủ nghĩa Mác - Lê Nin
đă mách bảo họ rằng : nếu từ bỏ cơ
chế kinh tế chỉ huy, tập trung th́ việc mất
quyền duy nhất lănh đạo đất nước
của ĐCS Việt Nam chỉ c̣n là vấn đề
thời gian.
Chính nhân dân ở
cả 3 miền Bắc - Trung - Nam mới là những người
thực sự khởi xướng công cuộc đổi
mới. Họ đă làm điều này khi âm thầm, lúc
công khai nhưng rất bền bỉ và quyết liệt
từ nhiều năm trước đó. Bởi v́ họ
đă không thể chịu đựng được măi cái
đói, cái nghèo mà lúc này cũng đồng nghĩa
với cái nhục nữa. Và họ đă vùng lên,
quyết ''xé rào'' để bung ra làm ăn sinh sống,
bất chấp cái giá mà họ có thể phải trả.
Ai không tin điều này xin hăy t́m hiểu thêm câu
chuyện của những người nông dân Vĩnh Phú mà
ngay từ năm 1966, khi c̣n chiến tranh đă đề
xuất với ông Kim Ngọc - Bí thư tỉnh ủy lúc
ấy một cách làm mới: cho phép khoán sản phẩm
cuối cùng trong nông nghiệp tới từng hộ nông dân
(gọi tắt là khoán hộ), nhằm thay thế cho
lề lối đi làm theo tiếng kẻng của Hợp
tác xă hoàn toàn thiếu sức sống trước đó.
Nghị quyết hội nghị thường vụ
tỉnh ủy Vĩnh Phú được ra đời sau
đó đă phân tích rơ 8 điều lợi của khoán
hộ.
Toàn bộ hệ
thống Đảng khi biết chuyện đă la hoảng lên
và cái ''cỗ máy nghiền'' kia lập tức vận hành.
Những quyết định kỷ luật được
tung ra cho những người ''dám cả gan'' ấy,
với các ''tội danh'' đại loại như:
''Phủ định đường lối hợp tác hóa
nông nghiệp, mưu toan phục hồi lại con
đường tư hữu của người nông dân,...''.
Thế nhưng, chân lư cuối cùng lại thuộc về
những người bị kỷ luật, chứ không
thuộc về những người đă ra quyết định
kỷ luật họ. (cũng cần lưu ư là cấp ra
quyết định kỷ luật Bí thư tỉnh ủy
tất nhiên phải là cấp trung ương) .
Chính v́ có những
người nông dân b́nh thường và những ĐVCS can
đảm ấy, cùng biết bao người khác trên
khắp đất nước dám đương đầu
với cỗ máy nghiền kia, th́ nhiều năm sau
mới có chỉ thị 100 của Ban Bí Thư Trung
Ương mùa xuân 1981, cho phép khoán sản phẩm cuối
cùng trong nông nghiệp đến nhóm và người lao
động (nhưng vẫn duy tŕ hệ thống hợp tác
xă); Nghị quyết 10 của bộ chính trị tháng
4.1988 cho phép giao đất canh tác đă hợp tác hóa,
để xă viên được trực tiếp sử
dụng,... Kết quả là sản lượng thóc cả
nước tăng từ 12 triệu tấn năm 1981 lên
15 triệu tấn năm 1987, rồi 32 triệu tấn năm
2000 và nông nghiệp Việt Nam 15 năm qua liên tiếp
được mùa, dù có những năm đất nước
gặp thiên tai rất nặng.
Ở trong các ngành
và lĩnh vực khác, nhân dân cũng phải gánh chịu
muôn vàn khó khăn không kém. Nhà viết kịch tài ba Lưu
Quang Vũ nay đă mất, xuất phát từ thực
tiễn cuộc sống đă viết nên vở kịch Tôi
Và Chúng Ta
(đoàn kịch nói
Hà Nội tŕnh diễn), được công chúng cả nước
đón nhận nồng nhiệt vào giữa thập niên
1980s. Năm tháng đă trôi qua, nhưng những ai đă
từng xem nó đều như c̣n nghe văng vẳng đâu
đây những lời của giám đốc một xí
nghiệp công nghiệp - Hoàng Việt, chúng vừa uất
ức nghẹn ngào, vừa như muốn thét vào mặt
những đại diện của cơ chế cũ: ''…
Các anh quẳng chúng tôi xuống nước bảo chúng
tôi bơi nhưng lại trói chân, trói tay chúng tôi lại
th́ làm sao chúng tôi bơi được?…''và:
''… Những
nguyên tắc được sinh ra là để phục
vụ cho cuộc sống, chứ không phải cuộc
sống phục vụ cho những nguyên tắc!...''.
Thế nhưng,
cỗ máy ấy vẫn lạnh lùng quay nhằm cố
bảo vệ cho kỳ được ''những nguyên
tắc của chủ nghĩa xă hội''. Mọi biến
đổi tích cực của đất nước
những năm qua một mặt chứng tỏ rằng:
sự cần cù, thông minh và khả năng ḥa nhập
của con người Việt Nam vào một thế
giới đang biến đổi hàng ngày là rất đáng
khâm phục và tự hào. Nhưng mặt khác nó cũng cho
người ta thấy rơ sự ḱm hăm và mức độ
tàn phá của cơ chế cũ đối với đất
nước là khủng khiếp đến chừng nào.
(nếu đem so sánh những thiên tai với những
hậu quả mà những ''thiên tài'' đă trút xuống
cho đất nước bao năm trời th́ quả
vẫn là chuyện nhỏ!). Bằng chứng là chỉ
cần khi ĐCS Việt Nam trả lại cho nhân dân một
phần quyền tự do mà họ đă bị tước
đoạt trước đó thôi (thông qua cái gọi là:
''Cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất xă
hội chủ nghĩa.'') th́ họ hoàn toàn có thể
tự đứng vững trên đôi chân của ḿnh, cho dù
nguồn viện trợ đến từ các nước
XHCN đă giảm dần, rồi sau đó là gần như
mất hẳn.
Từ những tŕnh
bày trên ta cũng có thể rút ra kết luận:
Nếu nói rằng
ĐCS Việt Nam đă lănh đạo công cuộc đổi
mới th́ đúng (v́ có chịu buông ra đâu!),
nhưng nếu lại nói ĐCS Việt Nam đă khởi xướng
công cuộc đổi mới là hoàn toàn sai.
5 - Một
vấn đề lớn cần làm rơ:
Tuy nhiên trong thực tế lại nảy sinh một điều
trớ trêu và rất phổ biến là : có nhiều người
trong Đảng hôm qua đă từng không từ một
thủ đoạn nào để chống lại đổi
mới, th́ hôm nay đùng một cái lại nghiễm nhiên
trở thành ''những chiến sỹ đi đầu trong
công cuộc đổi mới''!
Đề cập đến
''tính tiền phong'' này trong bài CHIA TAY Ư THỨC HỆ, anh
Hà Sỹ Phu cũng đă viết :
''
Bản chất lạc hậu, không tiền phong nhưng
muốn giành vị trí tiền phong th́ quy tŕnh giành
lấy tiền phong phải diễn ra theo 4 bước
tuần tự:
Bước 1:
thấy cái ''tiền phong thật'' ngược với ḿnh,
nên coi là phản động.
Bước 2: không
chống được, đành buông lỏng, để cái
''tiền phong thật'' tồn tại không chính thức.
Bước 3:
thấy cái ''tiền phong thật'' hữu hiệu, hợp
lư nên phải làm theo.
Bước 4: tuyên
bố cái ''tiền phong thật'' ấy là do ḿnh khởi xướng.
Trong thực
tiễn ''cách mạng'' Việt Nam, từ việc to,
việc nhỏ đều có thể dẫn ra vô số
sự kiện đă diễn ra theo kiểu ấy, tức là
lếch thếch chạy theo thực tiễn để
đoạt lấy tiền phong,...''.
Tiến tŕnh 4 bước
trên làm cho người đọc không khỏi không liên tưởng
đến câu chuyện cổ tích Thạch Sanh - Lư Thông
của dân tộc.
Một câu hỏi
đặt ra là: điều ǵ đă làm cho người ta
có thể vơ vào cho ḿnh một chiến công lớn
của nhân dân như vậy? Theo tôi câu trả lời
thật giản dị: chính thể chế chính trị
chỉ có duy nhất một đảng lănh đạo
đất nước đă là “nhân tố
chủ yếu quyết định cho thắng lợi
ấy”. Những chuyện tương tự,
nếu là ở các nước có nền dân chủ
thực sự, th́ dù họ thuộc đảng đang
ở vị trí đối lập hay đảng đang
nắm quyền, dẫu có muốn cũng không thể làm
được. Ở một đoạn khác trong bài trên,
anh Hà Sỹ Phu cũng đă viết đại ư: ''…
Người cộng sản rất thích chơi tṛ ''đạo
đức'' nhưng không dám chơi tṛ ''quân tử'', dùng
đạo đức con người có thể lừa
cả ḿnh, nhưng khi ḷng đă cất lên tiếng quân
tử th́ con người phải đối diện
với chính lương tâm ḿnh không trốn vào đâu
được, bởi nó cụ thể như thế nên
đạo đức giả th́ dễ nhưng quân tử
giả th́ không dễ chút nào, thiệt đến
quyền lợi sát sườn ngay,...''.
( xem http://members.aol.com/vietnamgo/hasphu.htm
) .
Nhưng tôi tin
rằng lịch sử rồi sẽ rất công bằng:
Thạch Sanh là Thạch Sanh mà Lư Thông là Lư Thông, chứ
không lẽ nào những gă Lư Thông hôm qua đă từng
thả đá lấp hang hại người, lại
hết loạt hóa thành những chàng Thạch Sanh vào hang
cứu người hôm nay được. Bởi v́ như
thế th́ quá bất công, những bất công đă kéo dài
từ suốt nửa sau của thế kỷ 20, rồi nay
sang luôn cả thế kỷ 21 này, dứt măi chưa ra.
Họ - những gă
Lư Thông thời đại ấy đă nêu thêm một gương
rất xấu cho dân tộc nói chung và nhất là cho
thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay nói riêng.
Phần II -
Sự đổi mới hôm nay và một số vấn
đề của nó.
1- Về tính
duy nhất của đảng cầm quyền:
Có ư kiến cho rằng: hôm nay ĐCS Việt Nam đă
quyết tâm đổi mới, mọi việc đều
đang biến đổi hàng ngày hàng giờ. Rồi Đảng
sẽ mở rộng dân chủ cả trong nội bộ và
ra ngoài xă hội hơn nữa. Đảng sẽ cải cách
hành chính, sẽ trẻ hóa, trí thức hóa đội ngũ
của ḿnh. Đảng sẽ nghiêm túc tiếp thu mọi
ư kiến phê b́nh, đóng góp của mọi tầng
lớp nhân dân và xử lư nghiêm khắc mọi hiện tượng
tiêu cực,… Đất nước nhất định
sẽ tiến lên!
Nhưng theo tôi
tất cả những thay đổi đó nếu có, cho dù
là thực tâm cũng không giải quyết được
tận gốc của vấn đề. Bởi v́ nguyên nhân
sinh ra chúng, xuất phát từ thể chế chính trị
độc đảng là vẫn c̣n nguyên. V́ vậy cái cơ
chế do thể chế chính trị ấy sinh ra dứt khoát
sẽ không chống được tham nhũng, cũng
chẳng chống được buôn lậu và tất nhiên,
nó cũng không xóa được những áp bức,
bất công trong xă hội đă và đang càng ngày càng sâu
sắc, kể cả những bất công trong nội
bộ ĐCS Việt Nam.
Tương tự
đối với việc giải quyết những vấn
đề khác của đất nước như: xây
dựng và thực hiện các quyền tự do căn
bản của con người: tự do tư tưởng,
báo chí, ngôn luận, tín ngưỡng, lập hội, ḥa
giải và ḥa hợp dân tộc, v.v… Nhưng lại
phải luôn thỏa măn nguyên tắc: “Đoàn
kết, thống nhất dưới sự lănh đạo
của ĐCS Việt Nam”(!?), th́ theo tôi chính
điều này mới là không tưởng. V́ vậy
tất nhiên nó cũng không thể xây dựng được
một xă hội dân chủ được đa số nhân
dân Việt Nam chấp nhận.
Điều này
chẳng những đúng với Việt Nam mà c̣n đúng
với toàn hệ thống XHCN nói chung. Hăy lấy trường
hợp Cu Ba với vấn đề tuổi tác làm ví
dụ: năm 1959 - khi Phi Đen (Phidel Castro) và các đồng
chí của ông tiến hành cuộc khởi nghĩa vũ
trang, lật đổ được chế độ
Batista và bắt đầu công cuộc xây dựng CNXH
ở Cu Ba, th́ tuổi đời của họ đều
chỉ trên dưới 30, nghĩa là c̣n rất trẻ. Nhưng
không phải v́ thế mà hôm nay sau hơn 40 năm,
những người cộng sản của nước này
đă xây dựng được một nền dân chủ
thực sự, nếu như không muốn nói là ngược
lại: sự độc tài.
Thậm chí chính
những người trẻ tuổi một khi đă
nắm được quyền lực rồi lại có
nhiều cơ sở để ''yêu tha thiết'' với
chế độ độc đảng hơn cả.
Bởi v́ là trẻ hơn nên thời gian nắm quyền
lực của họ cũng sẽ lâu hơn.
Ở Việt Nam, trước
những quốc nạn tham nhũng và buôn lậu ngày càng
lan tràn như hiện nay, đă làm cho nhiều người
dân cùng có chung một suy nghĩ chán chường: ông nào
lên th́ cũng vậy thôi. Có khi cứ để mấy ông
già làm lại c̣n đỡ hơn, v́ các ông ấy “ăn
đủ” rồi nên biết đâu các ông ấy c̣n thương
dân (!?). Chứ bây giờ lại đưa mấy
“bố trẻ” lên, các bố ấy “ăn” chưa
đủ th́ c̣n báo dân, hại nước nữa!
Theo tôi, bất
cứ một hệ thống quyền lực nào từ
cổ chí kim, nếu nó chỉ được xây dựng
bởi một lực lượng chính trị duy nhất,
lại không có khả năng thay thế, th́ dẫu ban
đầu lực lượng ấy được
tập hợp bởi đa số những con người
có tấm ḷng trong sáng, sự dấn thân và một lư tưởng
cao đẹp cũng không bao giờ trở nên tử
tế lên được. Chắc chắn cùng với
thời gian nó sẽ dẫn tới sự thoái hóa,
biến chất của toàn bộ hệ thống. Bởi v́
là duy nhất nên nó không thể tạo được
một Cơ Chế Hăm thực sự hữu hiệu:
một khi mà anh luôn được nắm quyền lănh
đạo “trực tiếp, toàn diện và tuyệt đối
đất nước, cương quyết không chia xẻ
với ai”, th́ dù cái ''tam quyền'' cuả anh có ''phân
lập'' kiểu ǵ rồi cũng nhập một mà thôi.
Ở Việt Nam, dư luận cũng thường bàn tán
rằng: mỗi lần có những vụ án lớn mang
tầm cỡ quốc gia th́ trước khi ṭa nghị án,
lại nghe Bộ chính trị họp!
Nền dân chủ
hiện đại đă t́m ra những công cụ rất
sắc bén để tạo ra một cơ chế hăm
hữu hiệu lên đảng đang cầm quyền. Đó
là những lá phiếu của cử tri - những người
đóng thuế. Là sự kiểm tra, kiểm soát và
chất vấn thường xuyên của các đảng
đối lập. Là vai tṛ quan trọng của giới
truyền thông,... để nếu đảng cầm
quyền có làm sai điều ǵ th́ cũng sớm bị
phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Nhưng
ở các nước XHCN th́ tất cả những công
cụ trên hoặc là không được phép xuất
hiện, hoặc nếu có th́ cũng thường chỉ
là h́nh thức, mang nặng tính tŕnh diễn. Do vậy
đă nảy sinh một mâu thuẫn rất dễ nhận
ra là: khi những nghị quyết của ĐCS được
ban hành th́ chúng gây tác động, ảnh hưởng lên
toàn xă hội, tức là rất mở. Nhưng khi đề
cử và bầu nhân sự của Đảng - những người
sẽ làm và thông qua những nghị quyết kia, th́
lại là ''công việc nội bộ của đảng'',
tức là rất đóng và tất nhiên là họp kín!
2- Kiên tŕ
với tính định hướng XHCN - Những mâu
thuẫn giữa quan điểm và thực tiễn:
Trong chương tŕnh cầu truyền h́nh đón chào năm
2000, khi điểm qua những sự kiện lớn trên
thế giới của thế kỷ thứ 20 vừa qua,
một nữ phát thanh viên của Đài truyền h́nh trung
ương đă đọc một đoạn văn sau
đây:
''
... Vào thập kỷ cuối của thế kỷ,
những biến động xă hội dẫn đến
sự tan ră của hệ thống XHCN ở Liên Xô và các
nước Đông Âu, tuy nhiên phải nói rằng đây
chỉ là cuộc khủng hoảng của những mô h́nh
phát triển, chứ không phải là thất bại
của CNXH như một h́nh thái kinh kế - xă hội.
Những mô h́nh phát triển trung thành với ư tưởng
của CNXH và mang bản sắc riêng vẫn đang phát
triển thành công ở Trung Quốc hay Việt Nam. Các nước
TBCN cũng đang phải tự điều chỉnh
mọi phương diện để tự tồn vong.
Biểu hiện là con đường thứ 3 hay Chủ
nghĩa tư bản mầu hồng đang lên ngôi ở
một loạt nước Tây Âu...''(!)
Hăy khoan nói đến
cách lập luận luẩn quẩn theo kiểu ''con
kiến mà leo cây đa'' của đoạn văn trên, (có
người c̣n nhận xét là nó tuy nghèo cơ sở
thực tiễn, nhưng lại rất giầu ''tinh
thần''… cà cuống!) mà chỉ nói đến
nội dung của nó: con đường thứ 3 nào, CNTB
mầu hồng nào đang lên ngôi? Cái gọi là ''bản
sắc riêng'' của Trung Quốc hay Việt Nam hôm nay là ǵ?
Cũng lại thôi không nói đến chuyện đúng hay
sai của “Chủ nghĩa xă hội khoa học” nữa.
Nhưng thử hỏi xem, cả Trung Quốc lẫn
Việt Nam hôm nay c̣n thực sự trung thành được
bao nhiêu phần trăm với những
''Ư tưởng
của CNXH'' mà những nhà cộng sản tiền bối
đă vạch ra?
C̣n bao nhiêu phần
trăm là của thứ ''Tư bản lưu manh và
bệnh hoạn''?
(chữ của anh Hà Sỹ Phu).
Trong dự thảo
nghị quyết đại hội ĐCS Việt Nam lần
thứ 9, đang được đưa ra cho nhân dân
đóng góp ư kiến, th́ quan điểm bao trùm có tác
dụng quyết định đến phương hướng,
nhiệm vụ của cả đất nước trong
giai đoạn tới vẫn cứ là:
''… Lịch
sử thế giới đă, đang và sẽ c̣n trải
qua những bước quanh co, xong loài người cuối
cùng nhất định sẽ tiến tới CNXH v́ đó
là quy luật tiến hóa của lịch sử.''!
Hay nói tương
tự như Lê Nin hồi đầu thế kỷ 20: "Chủ
nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là
cái pḥng chờ của chủ nghĩa xă hội''!
Tuy nhiên, chúng ta hăy
thử h́nh dung một chút: nếu quả đúng quy
luật tiến hóa của lịch sử diễn ra như
vậy, th́ một ngày nào đó nước ta sẽ
từ một nước đang đi đằng đuôi
sẽ nhảy phắt lên hàng đầu! (theo
những số liệu điều tra gần đây th́
Việt Nam xếp hàng thứ 8/13 nước nghèo nhất
hành tinh. Tức là ta cũng thuộc 1 trong những nước
của khối "G8", nhưng xếp theo thứ
tự từ dưới lên!). Để
một lần nữa, Việt Nam lại tiếp tục
được gánh vác cái ''sứ mệnh mà lịch
sử giao phó'' là dẫn dắt nhân loại tới cái tương
lai tươi sáng kia! Cái tương lai mà không
hiểu v́ sao nhân loại “ngu lâu” này, ngồi măi trong cái
''pḥng chờ'' ấy mà không chịu nhận ra!
Chỉ có điều
trước khi được hưởng cái hạnh phúc
''vui ǵ hơn làm người lính đi đầu''
ấy, th́ dân tộc ta vẫn phải trải qua
''những bước quanh co'', vẫn phải ''đẩy
mạnh hơn nữa nhiều mặt công tác''; trong đó
có công tác xuất khẩu lao động sang các nước
''Tư bản giẫy chết''. Phải làm sao để
những chiếc ''ṿi bạch tuộc'' ở chính quốc
kia ''cơ bản hoàn thành'' việc hút cạn kiệt
sức lực dân ta th́ lúc ấy ''xét về thực
chất'', Việt Nam đă có chủ nghĩa xă hội!
Quả thật, vẫn biết là không phải nhưng
nhiều khi tôi cứ thầm trách hồn thiêng sông núi sao
măi không về phù hộ cho dân tộc thoát khỏi cơn
mê này.
(trong hội
nghị về xuất khẩu lao động kéo dài 2 ngày
8 và 9.6.2000 tại Hà Nội, thủ tướng Phan Văn
Khải tuyên bố: ''Xuất khẩu lao động và chuyên
gia là một chiến lược trước mắt và lâu
dài,...'' và cũng theo nguồn tin từ báo chí trong nước
th́ năm 2000 Việt Nam đă xuất khẩu được
38.000 lao động. Dự kiến chỉ tiêu thực
hiện năm 2001 sẽ là 50.000 người.)
Dỹ nhiên nói như
vậy không có nghĩa là tôi phản đối việc
xuất khẩu lao động. Bởi v́ có khi đây là
cứu cánh cuối cùng của nhiều gia đ́nh Việt
Nam hôm qua và hôm nay. Mà chỉ muốn nói lên sự mâu
thuẫn giữa quan điểm của những người
bảo thủ trong ĐCS Việt Nam với thực tiễn
cuộc sống hôm nay. Chính môi trường chính trị
đă và đang diễn ra trên đất nước ta
mới là nguyên nhân sâu xa, khiến cho những con người
Việt Nam phải chịu muôn vàn đắng cay ở ngay
trong nước cũng như khi họ ra nước ngoài.
Ai không tin điều này xin t́m hiểu thêm t́nh trạng
của những người công nhân Việt Nam trên đảo
Samoa, thuộc Mỹ mà báo chí trong nước gần đây
cũng có đăng tải, hoặc t́m hiểu thêm
rất nhiều ví dụ khác đă phát sinh trong các xí
nghiệp do người Nam Hàn, Đài Loan,… làm chủ ở
Việt Nam hiện nay.
Theo tôi, hệ
thống XHCN đă có một giai đoạn hội
được những điều kiện tốt nhất
để thực hiện những ư tưởng cộng
sản của ḿnh. Đó là những năm từ đầu
thập niên 1950s đến cuối thập niên 1970s. V́ lúc
ấy là c̣n cả một hệ thống, với rất
nhiều người c̣n tin vào sự tất thắng
cuối cùng của nó và một ḷng một dạ đi
theo. Tất cả đều ''hăng hái tiến lên dưới
ngọn cờ của đảng tiền phong và của lănh
tụ tối cao.''
Thậm chí ở
Trung Quốc khi ''Người cầm lái vĩ đại''
bảo làm thép th́ người người làm thép, nhà nhà
làm thép. Bảo đi diệt chim sẻ th́ cả nước
ra quân đi săn lùng, tận diệt cho kỳ được
đàn chim tội nghiệp kia.
Ở Việt Nam cũng
vậy, có những lúc, những nơi người ta đă
từng đưa ra khẩu hiệu: ''Bát cơm, quả cà
cộng với tinh thần cộng sản chủ nghĩa
để xây dựng chủ nghĩa xă hội!''. Rất
nhiều người lương thiện với nhiệt t́nh
cách mạng cao độ đă không nề hà gian khổ và
quyết dấn thân. Tất cả những điều
được cho là ''phi XHCN'' thuộc mọi lĩnh
vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn
hóa, xă hội đều bị bao vây, ngăn chặn,
bức hại,…
Tức là mọi
điều kiện cho ''cuộc thực nghiệm'' mô h́nh
CNXH đều đă được thỏa măn với
khả năng cao nhất có thể. Nhưng một khi
đă ''tận nhân lực'' đến như vậy
rồi mà kết cục vẫn là sự sụp đổ
của Đông Âu và Liên Xô, th́ vấn đề là phải
lật ngược những “ḥn đá tảng” kia lên
xem ở dưới nó là cái ǵ? Đấy là chưa
kể đến cái gọi là nước Campuchia Dân
Chủ dưới thời của bè lũ PolPot -Ieng Sary,
được chính quyền Bắc Kinh giật dây và nuôi
dưỡng: ở đó nếu ai không chịu tuân theo
lệnh họ th́ cứ lấy cuốc mà bổ vào đầu
nhau, nhằm xây dựng một thứ ''CNXH thuần
khiết''! Khiến cho chỉ trong 4 năm
từ 1975 - 1979 đă có khoảng 1.5 - 1.7 triệu người
bị giết, chiếm 20% dân số nước này.
Do vậy, sẽ
thật là nhẫn tâm và độc ác với những ai
ở Việt Nam đến hôm nay rồi mà vẫn c̣n mưu
toan đem cả dân tộc ra để thực nghiệm
tiếp những ư tưởng của chủ nghĩa Mác -
Lê Nin. Bằng cách đó họ đă làm cái công việc
giống như của tầng lớp vua quan phong kiến nhà
Nguyễn gần 2 thế kỷ trước: luôn trung thành
một cách mù quáng với Khổng Tử, Mạnh Tử,
một ḷng một dạ hướng về ''Thiên
triều'', để rồi đất nước đă
bỏ lỡ chuyến tầu văn minh công nghiệp
xuất phát từ phương Tây; dân tộc tiếp
tục ch́m đắm trong đói nghèo lạc hậu, và
sau đó là bị người Pháp đô hộ gần 100
năm.
Có điều là
những vua quan nhà Nguyễn xưa th́ thực sự tin
rằng: ''Cái bọn Phú Lang Sa, bọn Tây Phương kia là
man di mọi rợ'', chứ không phải như nhiều người
trong tầng lớp vua quan thời nay, dù chẳng c̣n
mảy may tin ǵ vào các cụ Mác, Lê nữa, nhưng
cứ vờ vờ vịt vịt để đánh
lừa cả một dân tộc. Họ chính là những người
luôn t́m cách chơi tṛ ''đạo đức'' với nhân
dân: miệng th́ nói rằng lấy dân làm gốc, nhưng
thực chất là họ chỉ muốn lấy gốc làm
thớt mà thôi! Đây mới là điểm khác nhau lớn
giữa người xưa và người nay cần làm rơ.
Dỹ nhiên tôi không có ư nói đến những người
cộng sản chân chính mà tôi luôn kính trọng. Thực
tế th́ đa số họ cũng đều đă
thuộc tầng lớp bị trị rồi. Bởi v́ cái
hệ thống''sàng'' kia rất tinh khôn và lăo luyện
trong việc ''lọc'' người.
Chúng ta cũng nên
khách quan mà nh́n nhận rằng trong số bốn nước
XHCN c̣n sót lại, th́ chính hai nước Cu Ba và Bắc
Triều Tiên (Bắc Hàn) mới thực sự là trung thành
với mô h́nh của CNXH hơn cả. Nhưng hôm nay,
đời sống của nhân dân hai nước này khó khăn
ra sao th́ ai mà không biết. C̣n với Trung Quốc và
Việt Nam th́ nào phải “chính chuyên” ǵ!
Động lực làm nên sự chuyển biến tích
cực trong những năm qua là do sự vận hành
của cơ chế thị trường, dựa trên căn
bản sự tư hữu về tư liệu sản
xuất; là sự tiếp nhận nguồn vốn và công
nghệ, mà chủ yếu là đến từ các nước
TBCN. Chứ đâu phải là xuất phát từ quyền làm
chủ tập thể XHCN của nhân dân lao động, vào
những nguyên lư của chủ nghĩa Mác – Lênin?
Những năm qua
tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của cả
Việt Nam và Trung Quốc đều đạt khá cao
(từ 5 đến 10% / năm), nhưng đây là điều
b́nh thường đối với những nước
mới bước vào giai đoạn phát triển. Điều
này 30 - 40 năm về trước, các nước trong khu
vực cũng đă trải qua, khi họ được
tiếp nhận nguồn vốn và công nghệ của
Mỹ và các nước phương Tây,... Nhưng cùng
với thời gian, tỷ lệ trên sẽ giảm dần
theo quy luật. Rất nhiều người đă bị
nhầm lẫn về tính ''ưu việt'' này.
3- Vấn
đề nhận thức lại:
Theo tôi vấn đề là phải làm sao thoát ra được
phương pháp tư duy xưa, cùng những vùng miền
của năo trạng cũ. Một khi đă thoát ra
được rồi th́ chúng ta hăy thử đặt ra
cho ḿnh những câu hỏi sau :
- V́ sao trước
đây ở miền Bắc, năng suất lao động
trong những mảnh ruộng 5% mà các hộ xă viên
được tùy ư sử dụng lại luôn cao hơn năng
suất trên những cánh đồng hợp tác xă,
chiếm tới 95% qũy đất đai c̣n lại?
- Ai đă tạo ra
cái cơ chế cũ và duy tŕ nó bao năm trời để
ngày nay mỗi khi nhớ về nó ta vẫn thường
chậc lưỡi: ôi cái ''thời bao cấp'' ấy mà,
nhắc lại làm ǵ?
- Nếu anh bị
người ta trói lại, rồi nay do t́nh thế, họ
buộc phải nới lỏng cho anh một chút. Anh
vội vàng cảm ơn họ như ơn cứu mạng
th́ điều đó có ổn không?
- Nếu như trước
kia, khi Việt Nam xây dựng CNXH c̣n cả một hệ
thống XHCN hỗ trợ, kết cục ra sao đă quá rơ
ràng. C̣n nay trong cảnh ''chợ chiều'' này - Khi hệ
thống đă tan đàn, xẻ nghé, mà vẫn cứ
phải tiếp tục ''định hướng'' vào đấy
th́ rồi đất nước sẽ đi về đâu?
- Tại sao hễ
ĐCS Việt Nam cứ càng hô hào ''định hướng
XHCN'' bao nhiêu, th́ tốc độ tích lũy tài sản
của các nhà tư bản đỏ thời nay lại càng
tăng lên tới mức chóng mặt bấy nhiêu?
- Tại sao
chống buôn lậu và tham nhũng không đạt hiệu
quả? Tại sao mọi chiến dịch ''Xây dựng và
chỉnh đốn đảng'' đều đă bị
đánh trống bỏ dùi, đầu voi đuôi chuột?
(theo một cuộc
khảo sát gần đây của Tổ Chức Tư
Vấn Về Các Rủi Ro Chính Trị Và Kinh Tế
(P.E.R.C), có trụ sở đặt tại Hồng Công
đă cho ra kết quả: Việt Nam đứng đầu
trong bảng sắp hạng các nước có guồng máy
hành chính cồng kềnh, kém hiệu qủa và khó làm
ăn nhất thuộc khu vực châu Á , với O điểm
là không có khó khăn, 10 điểm là khó khăn tối
đa, nước ta đạt 9.5 điểm. (xem www.lenduong.net
ngày 27.2.2001.)
Ở trong lĩnh
vực văn hóa - thông tin cũng vậy:
- V́ sao những
chuyện rất nên kể cho nhân dân biết như Chuyện
Kể Năm 2000 của nhà văn Bùi Ngọc
Tấn th́ lại bị cấm? C̣n chuyện ''vơ vào''
nói ở phần I, vốn bị ông bà ta ngày xưa
rất ghét, cho là điều cấm kỵ với con cháu
th́ lại cứ kể, mà lại c̣n kể rất
nhiều và rất dai?
( xem Chuyện
Kể Năm 2000 - Website: http://www.lmvntd.org/).
- V́ sao với
những biến động lớn về tôn giáo, sắc
tộc,…diễn ra gần đây ở Huế và một
số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long,
Tây Nguyên th́ báo, đài lại chỉ cho đăng
những ư kiến phê phán những người đă tham
gia vào đấy? Những ư kiến ủng hộ họ có
hay không? Nếu có tại sao không cho đăng? Có
phải họ là “Những phần tử
lợi dụng quyền tự do dân chủ của nước
CHXHCN Việt Nam” để chuyên gây rối.
Rồi lại bị “Các thế lực thù địch
từ bên ngoài kích động và giật dây”,… Hay
họ là những tầng lớp nhân dân bị áp bức,
bóc lột quá lâu ngày nay không thể chịu đựng
được nữa và quyết vùng lên đấu tranh ?
- Vấn đề
cũng tương tự đối với loạt bài
của nhà báo Nguyễn Như Phong đăng trên tờ An
Ninh Thế Giới hồi tháng 1 năm 2001 vừa qua,
với những chỉ trích nhắm vào các ông Hà Sỹ
Phu và Mai Thái Lĩnh:
Theo tôi, chưa nói
đến chuyện đúng sai thuộc về ai, nhưng
ít ra là sau đó nếu không phải là tờ An Ninh
Thế Giới, th́ cũng nên là một tờ báo khác
tạo cơ hội cho những người bị chỉ
trích được tự bảo vệ ḿnh, như
vậy mới phải lẽ. Chứ ai lại đi ''hướng
dẫn dư luận'' bằng cách anh th́ được
quyền viết, nói và đăng báo thoải mái, c̣n tôi
th́ bị trói tay, bịt miệng lại th́ lo ǵ mà anh không
''toàn thắng''? Với điều kiện “đấu
tranh với địch” thuận lợi như thế th́
làm ǵ mà không tạo ra những người cầm bút
đă viết một câu nịnh rồi lại viết
tiếp những câu nịnh nữa, chứ làm ǵ có
nửa câu trung nào? Ai là Mặt Thật c̣n ai là Mặt
Nạ đây? Thông tin như vậy là đa chiều, hai
chiều hay chỉ có một chiều? …
(xem www.thongluan.org
và www.lmvntd.org )
Nếu mở
rộng tầm nh́n hơn nữa, ta có thể đặt
tiếp những câu hỏi sau :
- V́ sao nếu đem
các cặp Đông và Tây Đức, Bắc và Nam Triều Tiên,
Trung Quốc lục địa với Đài Loan, Hồng Công,
Ma Cao ra để so sánh, th́ ưu thế rơ ràng là nghiêng
hẳn về các vế sau. Xét cả về mức
sống, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu
cầu hạnh phúc?
- V́ sao chúng ta
chỉ thấy những ḍng người di cư từ
những vùng đất
“một triệu
lần dân chủ hơn” sang những vùng đất
đối nghịch phía bên kia, mà không phải là ngược
lại?
- V́ sao người
Mỹ lại chọn Việt Nam mà không phải là một
nước nào khác làm điểm nóng để nhảy vào
can thiệp từ đầu thập niên 1950s? Liệu có
đúng là do nguyên nhân: ''Đế quốc Mỹ v́ sinh sau
đẻ muộn nên phải đi xâm chiếm thêm
thuộc địa, nhằm thiết lập nên một
thứ chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở
Việt Nam'' hay là do những nguyên nhân nào khác? …
Một khi đă
giải đáp được cho ḿnh những câu hỏi
đó rồi, th́ chúng ta cũng tự giải đáp
được luôn sự mâu thuẫn giữa quan điểm:
“Xây đựng nền kinh tế thị trường theo
định hướng XHCN” với thực tiễn hôm
nay. Nó v́ dân tộc hay chỉ v́ một thiểu số
nắm đặc quyền, đặc lợi?
Cũng cần nói
thêm rằng: tháng 8 năm 1989, tức là chỉ 3 tháng trước
khi bức tường Berlin sụp đổ, Cuộc Cách
Mạng Nhung ở Tiệp Khắc giành được toàn
thắng (tháng 11.1989),… th́ tại hội nghị lần
thứ 7 BCHTƯ ĐCS Việt Nam khóa 6, đă ra một
nghị quyết có tên là Một Số Vấn Đề
Cấp Bách Về Công Tác Tư Tưởng Trước T́nh
H́nh Trong Nước Và Quốc Tế, trong đó ngay ở
điều 1 ghi rơ:
''…Khẳng
định tính tất yếu lịch sử của CNXH và
những thành tựu vĩ đại của hệ
thống XHCN thế giới,...''.
(xem http://www.cpv.org.vn,
mục Đại Hội ĐCS VN.)
Điều này
khiến cho mọi người dân Việt Nam quan tâm đến
vận mệnh đất nước lại càng thấy ḷng
ḿnh như có lửa đốt: một khi mà trí tuệ
của cả một BCHTƯ vốn được coi là
tiến bộ, là đổi mới thế mà c̣n
đưa ra một nhận định lớn, có kết
quả bị thực tiễn phủ nhận ngay sau đó
như vậy, th́ nội nó chỉ đại diện cho
ĐCS Việt Nam không thôi cũng đă không xứng đáng
rồi; chứ nói ǵ đến chuyện lại c̣n đại
diện cho trí tuệ và bản lĩnh của cả
một dân tộc?
Nguy cơ ấy nay
c̣n không? Với tất cả những ǵ đă và vẫn
đang diễn ra và với phát biểu sau đây, tôi cho
rằng chẳng những nó vẫn c̣n, mà lại c̣n
tệ hại hơn nữa:
''…
Thế kỷ 20, dân tộc Việt Nam đă đấu
tranh giành độc lập, thống nhất hoàn toàn đất
nước, quá độ đi lên CNXH. Thế kỷ 21, chúng
tôi quyết tâm bảo vệ vững chắc nền độc
lập, thống nhất của tổ quốc, mưu
cầu hạnh phúc cho nhân dân, tiếp tục đi theo con
đường đă chọn dù 50 năm, 100 năm hay lâu
hơn nữa, chúng tôi cũng không bao giờ nao núng, CNXH
nhất định thành công.''.
(phát biểu
của TBT Lê Khả Phiêu tại hội thảo quốc
tế Việt Nam Trong Thế Kỷ 20 - tháng 9 năm 2000 -
website: http://www.mofa.gov.vn ,
phần chính sách ngoại giao/ phát biểu và diễn văn.)
Nghĩa là giả
sử một đứa trẻ được sinh ra vào
đầu thế kỷ 21 này, th́ đến cuối
thế kỷ khi tṛn 100 tuổi, có thể nó vẫn chưa
nh́n thấy mặt mũi của CNXH ra sao cả. Biết
đâu trước lúc lâm chung, nó lại vẫn ''được''
nghe một ông TBT ĐCS Việt Nam nào đó lúc ấy
(của Đại hội lần thứ 29 chẳng hạn!)
tiếp tục thao thao: rằng ''chúng tôi sẽ không bao
giờ nao núng'', ''chúng tôi sẽ tiếp tục đi theo
con đường đă chọn dù 50 năm, 100 năm hay
lâu hơn nữa, CNXH nhất định thành công.''!
Đi với tốc
độ ấy là “Tiến nhanh, tiến
mạnh, tiến vững chắc lên CNXH” hay là
“ta” cứ nhẩn nha, đủng
đỉnh mà đi? Theo tôi, họ là những người
đă mất hẳn mối liên hệ với nhân dân.
Họ không c̣n biết, hoặc cố t́nh không biết
nguyện vọng tha thiết của đại bộ
phận dân tộc hôm nay là ǵ nữa rồi.
4 - Suy nghĩ
thêm về một ư kiến đă đề xuất:
Với mong muốn được góp sức ḿnh cùng
với nhân dân t́m lối ra cho đất nước, trong
bài Việt Nam Đất Nước Tôi viết tháng 6 năm
2000, tôi có nêu ư kiến đề nghị tổ chức
một cuộc Trưng Cầu Dân Ư ở Việt Nam
với câu hỏi: Việt Nam nên hay không nên theo
chế độ đa đảng?
Tôi cho rằng để
giải quyết được tận gốc những
quốc nạn của đất nước hôm nay và cũng
để mở đường cho đất nước
tiến lên, th́ cách tốt nhất là hướng tới
một nền dân chủ đa nguyên đích thực, trong
đó yếu tố đa đảng là không thể
thiếu được. Dỹ nhiên tôi cũng không
chủ quan cho rằng sự đa đảng như
một chiếc đũa thần mà có nó là có tất
cả, nhưng nó là điều kiện cần . Bởi v́
chỉ khi dựa trên nền tảng ấy nó mới
tạo được tiền đề cho những bước
dân chủ tiếp theo. Từ đó mới có đủ
điều kiện để lựa chọn được
những con người, những lực lượng chính
trị tốt nhất, tùy theo từng giai đoạn phát
triển của đất nước.
5 - Hai điểm
cần làm rơ thêm:
a) Có người cho rằng: thế nếu cụ Hồ không
t́m đến được với Lê Nin vào năm 1920,
để rồi 10 năm sau sáng lập và rèn luyện ĐCS
Việt Nam, th́ lấy lực lượng nào mà tổ
chức và lănh đạo dân tộc ta chiến thắng
được hai cuộc chiến tranh với Pháp và
Mỹ, giành lại được độc lập
tự do, thống nhất được đất nước,
trên cơ sở vũ khí lư luận của chủ nghĩa
Mác-Lê Nin?
Ở đây tôi không
có ư tŕnh bày về những nguyên nhân và tính chất
của hai cuộc chiến ấy, và liệu đất nước
có thể tránh được chúng hay không nhất là
cuộc chiến tranh sau với người Mỹ, nếu
như CT Hồ Chí Minh không mang con đường của
chủ nghĩa Mác - Lê Nin về Việt Nam, mà chỉ xin lưu
ư tới vấn đề ''Vũ khí lư luận'' nói trên:
Đối với
lịch sử giữ nước của dân tộc ta th́
việc chiến đấu và chiến thắng giặc
ngoại xâm, kể cả nhiều lần phải
đương đầu với những thế lực
rất hùng mạnh, không phải là chuyện mới
mẻ chưa từng xảy ra. Bằng chứng rơ ràng
nhất là việc chiến thắng giặc Nguyên vào
thế kỷ thứ 13 đời nhà Trần, gắn
liền với tên tuổi của vị tướng
lừng danh thế giới Trần Hưng Đạo: vó
ngựa của quân Nguyên đă từng chinh phục
nhiều dân tộc từ châu Á sang châu Âu, nhưng khi
đến Việt Nam th́ chúng đă gặp thất
bại. Chẳng những thất bại 1 lần mà
thất bại tới 3 lần. Chỉ có điều là ông
cha ta thuở ấy nào đă biết đến các ông Mác,
Lê Nin là ai? Bởi một lẽ giản đơn là
phải đến 6 thế kỷ sau th́ các ông kia mới
ra đời.
Một điểm
quan trọng nữa là: trong cả 3 lần chiến
thắng ấy, tổ tiên ta không hề phải nhờ
đến sự giúp đỡ nào từ bên ngoài. Bởi
v́ chính họ cũng bị quân Nguyên đô hộ, kể
cả các nước lớn như Nga, Trung Hoa.
Những chiến
thắng trước và sau đó như Bạch Đằng,
Chi Lăng, Đống Đa,... gắn với tên tuổi của
những vị anh hùng dân tộc khác như: Ngô Quyền,
Lê Lợi, Nguyễn Trăi, Quang Trung,… càng khẳng định
thêm cho điều này. Tất cả đều diễn ra
trước khi các ông kia sinh ra.
b) Sau sự sụp
đổ của Liên Xô và Đông Âu, nhiều nước trên
thế giới lo ngại về một trung tâm sức
mạnh tuyệt đối, không có đối trọng
xuất phát từ nước Mỹ. Những nhà lănh
đạo trong ĐCS Việt Nam cũng đă nhiều
lần lên tiếng về điều này và ủng hộ
cho một thế giới đa cực, có đối
trọng. Nhưng nếu đă như vậy th́ cần
phải công bằng và nhất quán. Chứ không thể
về mặt quốc tế th́ chống sự đơn
cực quyết liệt, c̣n ở trong nước th́
lại ''sắt son'' tới cùng với sự độc
đảng được.
Như trong bài
Việt Nam Đất Nước Tôi đă tŕnh bày quan điểm
của ḿnh rằng: Trong suốt 56 năm qua kể
từ ngày 2.9.1945 đến nay, trước dân tộc ĐCS
Việt Nam vẫn luôn là tự xướng danh, chứ không
chính danh! Nếu muốn chính danh ĐCS Việt Nam
cần phải giành được chiến thắng trong
một cuộc Bầu cử tự do. C̣n nếu thua th́
phải nhường quyền lănh đạo đất nước
lại cho các đảng khác đă thắng, rồi
chờ đến kỳ bầu cử sau. Như vậy
mới là công bằng và phù hợp với nền dân
chủ của thời đại mới. Tức là ĐCS
Việt Nam phải chấp nhận một sự đua
tranh trên chính trường như tất cả các ĐCS
ở các nước Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Úc,... hàng trăm
năm qua, hoặc như ở các nước cộng ḥa cũ
thuộc Liên Xô, Đông Âu hơn 10 năm qua.
Xét ở một góc
độ nào đó, nó cũng giống như trong một
giải bóng đá tranh chức vô địch quốc gia mà
ở đó, những điều luật đem ra áp
dụng phải tạo được sự b́nh đẳng
thực sự cho những đội tham gia. C̣n cơ
hội có chiếm được vị trí số 1 hay không
th́ lại tùy thuộc vào khả năng của mỗi
đội:
Nếu thành tích thi
đấu của anh là cao nhất anh sẽ là đội
vô địch, nếu không th́ phải chịu đứng
ở thứ hạng thấp hơn. C̣n nếu kém quá th́
có khi phải xuống hạng, thậm chí phải chấp
nhận cả chuyện giải thể hay sát nhập. Nhưng
những cầu thủ giỏi và có phong cách thi đấu
tốt th́ vẫn luôn được khán giả tin yêu và
ủng hộ. Họ không có lư do ǵ để lo ngại
thất nghiệp cả; một số sẽ nghỉ thi
đấu và chuyển sang làm các công việc khác thích
hợp hơn. C̣n những ai vẫn quyết tâm ở
lại để xây dựng và củng cố đội ḿnh
th́ cũng là điều tốt. Nếu chỉ xét riêng
về tính quân tử và ḷng trung thực, họ xứng
đáng được mọi người kính trọng.
Một nền
bóng đá quốc gia nếu muốn phát triển th́ không
thể chấp nhận t́nh trạng chỉ có một đội
bóng nào đó, do muốn chiếm măi ngôi ''vô địch''
của ḿnh bằng cách cứ nói khơi khơi rằng:
"Trong điều kiện hiện nay cũng như trong tương
lai, không có sự cần thiết khách quan nào để
tạo dựng nên những đội bóng khác!
Mọi ư kiến đ̣i ''đa đội'' đều là
lạc lơng và xa lạ với thực tiễn, là dối
trá và lừa bịp. V́ ''đơn đội'' đă là
sự lựa chọn của khán giả rồi. Lịch
sử thời đại cũng đă chứng minh như
vậy."(!?)
Theo tôi, có lẽ không
có khán giả nào bỏ tiền vào sân mà chỉ để
xem có mỗi một đội bóng cứ xắn quần
xắn áo, tất tả chạy ngược chạy xuôi,
rồi sau đó là xăm xăm lên nhận Cup bao giờ.
6 - Những
lời thay cho kết luận:
Ngày nay dân tộc ta hoàn toàn có đủ điều
kiện để chọn lại đường đi cho
dân tộc ḿnh. Chắc chắn cả dân tộc cùng
chọn sẽ tốt hơn một người hoặc
một lực lượng chính trị nào đó chọn.
Nếu những ai đang nắm thực quyền trong ĐCS
Việt Nam vẫn t́m đủ mọi cách để
cố bám víu đến cùng vào sự duy nhất,
th́ chính họ đang chống lại cả một dân
tộc và xu thế tiến bộ của thời đại.
Kể cả việc họ phản bội lại chính
những đồng chí cũ của ḿnh hiện c̣n
sống, cùng biết bao người đă ngă xuống trên
khắp các nẻo đường mặt trận.
Họ cũng
chẳng thực sự tôn kính ǵ chủ tịch Hồ Chí
Minh qua việc cứ đem “Tư tưởng Hồ Chí
Minh” ra làm chiếc b́nh phong, nhằm che đậy cho
những việc làm khuất tất. Bởi v́ khi c̣n
sống, chính cụ Hồ Chí Minh cũng đă hơn
một lần khẳng định rằng: ông không hề
có tư tưởng ǵ đặc biệt cả, mà
chỉ có năng lực hoạt động thực
tiễn. Càng ''đeo râu đội mũ'' cho ông, họ càng
làm khổ ông. Chính họ đă và đang là những người
vừa trực tiếp, vừa gián tiếp quấy rối
giấc ngủ của ông, chứ không phải là ''giữ
yên giấc ngủ của Người'', như họ
vẫn thường nói.
Ngay với Mác và
Ăng Ghen họ cũng chẳng trung thành ǵ. Bởi v́
cả hai ông lúc sinh thời, ít ra cũng đă thừa
nhận sự tồn tại của những đảng công
nhân khác bên cạnh đảng cộng sản :
''… Những
người cộng sản ở mọi nơi đều
phấn đấu cho sự đoàn kết và sự liên
hiệp của các đảng dân chủ ở tất
cả các nước...'' và:
“
... Những người cộng sản không phải là
một đảng riêng biệt, đối lập với
các đảng công nhân khác...''.
(trích Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản 1848 - phần
II ) .
Tôi cũng viết
bài này như những lời trần t́nh cùng độc
giả của ḿnh. Chúng hoàn toàn không phải là để
đả phá hay công kích bất cứ một cá nhân nào,
dù là trong những bài viết có thể tôi đă nhắc
đến họ. Tôi nghĩ rằng mong muốn của tôi
cũng giống như của biết bao người
Việt Nam khác là được góp một phần công
sức dù nhỏ, nhằm chuyển biến được
căn bản t́nh h́nh đất nước trong một diễn
biến ḥa b́nh, đưa nước ta ḥa nhập
tốt vào thế giới đang biến đổi
mạnh mẽ.
Sự ḥa nhập
về kinh tế tự bản thân nó đă chứa đựng
những điều kiện tự nhiên cho sự ḥa
nhập về chính trị và ngược lại; giữa
chúng có mối quan hệ hữu cơ và biện chứng
để thúc đẩy hoặc ḱm hăm lẫn nhau. Điều
đó tùy thuộc vào khả năng tận dụng hay
bỏ lỡ của mỗi quốc gia. Nếu đất nước
vẫn phải tiếp tục chịu đựng t́nh
cảnh như hiện nay là: run rẩy chấp nhận
sự ḥa nhập của vế trước và phủ
nhận hoàn toàn vế sau, th́ nguy cơ lớn nhất chính
là sự gặm nhấm, ăn ṃn do đủ các loại
''axít'' gây ra. Nó không phải là sự ḥa nhập mà dân
tộc đang thiết tha mong đợi. Nó chính là sự
ḥa tan trong đau đớn, tủi nhục.
Và do đó, cơ
hội mà thời đại mới đang mở ra cho dân
tộc ta có thể rút ngắn được phần nào
khoảng cách đă bị tụt hậu quá xa so với
thế giới. Với các nước trong khu vực Đông
Nam Á (ASEAN) - những nước mà phần lớn trước
Cách Mạng Tháng 8.1945 đều có hoàn cảnh tương
tự như Việt Nam, cũng sẽ bị tiêu tan.
Một khi t́nh h́nh
diễn ra đúng như vậy th́ trách nhiệm ấy,
những người bảo thủ hiện đang nắm
thực quyền trong ĐCS Việt Nam hôm nay, sẽ phải
trả lời trước dân tộc và lịch sử
trong nay mai khi dân tộc ấy chuyển ḿnh. Chính họ
chứ không phải ai khác lại một lần nữa
cố t́nh bỏ lỡ chuyến tầu văn minh trí
tuệ mà lẽ ra dân tộc đă được hưởng
sớm hơn. Với lịch sử và dân tộc họ là
tội phạm chứ không phải là nạn nhân!
Nền dân chủ thực sự cho Việt Nam dẫu
phải trải qua những gian nan thử thách, nhưng
nhất định cuối cùng dân tộc cũng sẽ giành
được nó. Bởi v́ quy luật muôn đời
của con người là: "cùng tắc biến,
biến tắc thông " - Không có điều ǵ
bị dồn nén đến cùng cực mà không biến, và
một khi đă biến th́ ắt sẽ thông!
Tháng 4 năm 2001 - Xuân Tân Tỵ
Mạng
Lưới Nhân Quyền Việt Nam
[Trang
nhà] [Về MLNQ]
[Luật Nhân Quyềnn]
[Tài liệu] [Tin
nhân quyền] [Diễn
đàn] [Tham gia]
[Tải xuống] [Liên
kết]