EU kêu gọi Việt Nam phóng thích blogger Nguyễn Văn Hóa

VOA - 15 tháng 12, 2017  

Nghị viện Châu Âu hôm thứ Năm thông qua nghị quyết kêu gọi Việt Nam phóng thích một nhà hoạt động v́ môi trường bị tuyên án tù v́ lên tiếng về t́nh trạng ô nhiễm môi trường biển do chất thải từ nhà máy Formosa Hà Tĩnh gây ra vào năm 2016.

Nguyễn Văn Hóa, 22 tuổi, bị Ṭa án Nhân dân Hà Tĩnh tuyên phạt bảy năm tù giam hôm 27 tháng 11 về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam.” Anh bị cáo buộc chia sẻ, phát những tài bài viết, video, h́nh ảnh nhằm “kích động người dân tụ tập biểu t́nh” ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng B́nh.

Nghị quyết, được thông qua bởi đa số các nghị sĩ trong phiên họp toàn thể nghị viện hôm thứ Năm ở thành phố Strasbourg, kêu gọi Việt Nam phóng thích tất cả những công dân bị câu lưu v́ thực hành quyền tự do biểu đạt và “chấm dứt tất cả những hạn chế đối với hoạt động của những người bảo vệ nhân quyền.”

"Chúng tôi hoan nghênh hành động của các thành viên Nghị viện Châu Âu," Julie Majerczak, Trưởng văn pḥng Brussels của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF), nói. "Trong năm qua, chính quyền Hà Nội đă tiến hành h́nh sự hóa một cách có hệ thống quyền tự do cung cấp thông tin. Ít nhất 25 blogger đă bị bắt hoặc trục xuất khỏi đất nước của họ."

Daniel Bastard, trưởng văn pḥng khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương của RSF, nói thêm: "Sau sự lên án này của Nghị viện Châu Âu, chúng tôi kêu gọi EU hăy đặt điều kiện phê chuẩn hiệp định thương mại tự do với Việt Nam dựa trên những cam kết vững chắc về quyền tự do cung cấp thông tin. Chính phủ Việt Nam cần phải hiểu rằng họ đang hoàn toàn bị mất uy tín trên trường quốc tế v́ cuộc trấn áp này. Và cuối cùng họ sẽ bị trừng phạt v́ điều này."

Như một phần trong chiến dịch #StopTheCrackDownVN do RSF và một số tổ chức phi chính phủ khác phát động, một phái đoàn của họ đă được gửi tới Brussels vào ngày 22 và 23 tháng 11 để nâng cao nhận thức của các nghị sĩ về số phận của các blogger người Việt Nam, RSF cho biết.

Việt Nam đứng thứ 175 trên 180 quốc gia được RSF đánh giá về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2017.



 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]