Quân đội Việt Nam dùng vơ lực giải tán người Hmong biểu t́nh tại Điện Biên

 

Trọng Nghĩa / RFI

05-5-2011

Theo AFP, một nguồn tin từ giới quân đội Việt Nam ngày 5/5/11 xác nhận sự kiện binh lính được tăng viện lên tỉnh Điện Biên, miền Tây Bắc Việt Nam, để góp sức giải tán hàng ngàn người Hmong tập hợp biểu t́nh. Sự việc nổ ra từ nhiều ngày qua, nhưng măi đến hôm nay mới được báo chí quốc tế loan tải.

Nguồn tin trên cho biết là các cuộc biểu t́nh đă khởi sự cách nay vài ngày tại tỉnh giáp giới Lào và Trung Quốc. Những người Hmong, c̣n gọi là Mèo, đă đ̣i quyền được thành lập vùng tự trị và quyền tự do tôn giáo. Theo nguồn tin này : “Một số vụ xô xát nhỏ đă xẩy ra giữa người biểu t́nh và lực lượng an ninh tại chỗ, buộc quân đội phải can thiệp để tránh không cho bạo động lan rộng”.

Một quan chức địa phương ở huyện Mường Nhé, cách thị xă Điện Biên khoảng 200 km về phía tây bắc, đă xác định với AFP rằng hôm nay, vẫn c̣n hơn 3.000 người Hmong tụ tập. Dù công nhận là t́nh h́nh phức tạp, nhưng viên chức này đă phủ nhận việc người Hmong biểu t́nh để phản đối chính quyền khi nói rằng : “Chúng tôi không biết họ muốn ǵ”.

Hăng AFP cũng đă t́m hiểu thông tin nơi lănh đạo ngành công an tỉnh Điện Biên, nhưng điện thoại đă bị cúp ngay sau khi có câu hỏi về cuộc biểu t́nh.

Nguồn tin từ giới quân đội Việt Nam mà AFP trích dẫn ở trên cho biết thêm là chính quyền địa phương đă bắt giữ một số người và cho mở điều tra. Theo nguồn tin này, người Hmong đă bị một số phần tử tại địa phương "kích động" nhân dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 07/05/1954. Viên chức này cũng tỏ ư hết sức quan ngại trước nguy cơ t́nh h́nh xấu đi thêm : “Hôm nay thứ Năm t́nh h́nh nói chung là ổn định, nhưng chúng tôi không biết điều ǵ sẽ xảy ra vào ngày mai”.

Dẫu sao th́ t́nh h́nh tại chỗ căng thẳng đến mức chính quyền đă phải điều thêm quân từ Hà Nội lên tăng viện cho bộ đội địa phương. Theo nhận định của AFP, có lẽ đây là cuộc biểu t́nh phản đối chính quyền nghiêm trọng nhất của các sắc dân thiểu số tại Việt Nam từ sau phong trào nổi dậy rầm rộ trong hai năm 2001 và 2004 của các nhóm ít người tại vùng Tây Nguyên Việt Nam. Vào khi ấy, chính quyền đă mạnh tay trấn áp khiến cho khoảng 1.700 người Thượng đă phải chạy qua lánh nạn tại Cam Bốt.

Riêng lần này, theo một tổ chức đấu tranh cho quyền lợi của người Hmong mang tên Trung tâm Phân tích Chính sách Công (Center for Public Policy Analysis), có trụ sở tại Washington, th́ đă có 28 người Hmong biểu t́nh bị thiệt mạng và hàng trăm người mất tích. Số liệu này tuy nhiên không thể được kiểm chứng một cách độc lập.

Vấn đề khiến giới quan sát lo ngại là lịch sử quan hệ không mấy tốt đẹp giữa chế độ Việt Nam hiện nay với người Hmong. Trong cuộc chiến tranh kết thúc năm 1975, người Hmông là một sắc dân đă giúp lực lượng Mỹ chống lại lực lượng Cộng sản Việt Nam cũng như Lào. Ngoài ra, trong thời gian qua, tại các vùng hẻo lánh xa xôi, hiện tượng cường hào địa phương hay các hành vi ép buộc bỏ đạo không phải là hiếm hoi. Đó là những mầm mống dễ gây bất măn.

Trong số 53 dân tộc thiểu số của Việt Nam, tổng cộng khoảng 10 triệu người, theo Ngân Hàng Thế Giới, có gần 790.000 người Hmong. Một trong những yếu tố đáng quan ngại, theo định chế tài chánh thế giới, là tỷ lệ đói nghèo của người thiểu số cao hơn năm lần so người Kinh.

Cho đến trưa nay (05/05), chính quyền Việt Nam chưa thấy xác nhận nguồn tin nói trên, trong lúc báo chí trong nước hoàn toàn im tiếng.

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]