RSF: Khi kết án Phạm Viết Đào, Việt Nam dấn sâu vào chế độ độc tài

 

Thụy My - RFI

20 Tháng Ba 2014

 

Trong thông cáo đề ngày 19/03/2014, Phóng viên không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris đă tố cáo bản án 15 tháng tù dành cho blogger Phạm Viết Đào hôm qua v́ « tạo ra một h́nh ảnh xấu về Đảng và Chính phủ » thông qua việc viết và đưa lên mạng 91 bài viết.

Ông Benjamin Ismail, phụ trách khu vực Châu Á – Thái B́nh Dương của tổ chức Phóng viên không biên giới tuyên bố : « Bản án mới này cho thấy sự sách nhiễu rơ rệt của chính quyền Việt Nam đối với những nhà hoạt động trong lănh vực thông tin. Chúng tôi đ̣i hỏi trả tự do ngay lập tức cho ông Phạm Viết Đào, bị án tù chỉ v́ muốn thông tin cho đồng bào ḿnh và chia sẻ quan điểm chính trị trên mạng ».

Ông Phạm Viết Đào bị công an Hà Nội bắt ngày 13/06/2013. Ông bị kết án theo điều 258 Luật H́nh sự về việc « lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân ». Trước đó ông đă từng bị quấy nhiễu trong nhiều tháng trời. Phạm Viết Đào là người cuối cùng trong số các blogger bị bắt giam trong năm 2013 nay được đem ra xét xử.

Tháng 12/2012, ông Phạm Viết Đào tuyên bố ḿnh « không hề vi phạm luật lệ về thông tin » với tư cách là « hội viên Hội Nhà văn và Hội Nhà báo Việt Nam ». Theo ông, « nếu Nhà nước cho phép thành lập các hội này, th́ họ phải chịu trách nhiệm bảo vệ công việc của chúng tôi ».

Năm nay 62 tuổi, ông Phạm Viết Đào ngày càng viết nhiều bài chỉ trích chính phủ. Tốt nghiệp về văn chương ở Rumani, ông làm việc ở Bộ Văn hóa Thông tin với tư cách cán bộ thanh tra, đến tháng 6/2012 th́ về hưu.

Blog của ông tại địa chỉ phamvietdao3.blogspot.com nhiều lần bị tấn công nhất là vào tháng 3/2013, rồi mở được trở lại, nhưng đến tháng 6/2013 th́ đóng hẳn khi ông bị bắt.

Thông cáo của RSF nhắc lại, Việt Nam hiện đứng thứ 174/180 trong bảng xếp hạng về tự do báo chí trên thế giới của tổ chức này. Việt Nam cũng bị Phóng viên không biên giới coi là kẻ thù của internet do chính sách trấn áp các blogger và các nhà ly khai trên mạng.

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]