Ṭa Giám mục Vinh gởi kiến nghị lên chính quyền

 
 
 
Quỳnh Chi, phong viên RFA
19-6-2012

Ṭa Giám mục Giáo phận Vinh vừa có văn thư gởi chính quyền tỉnh Nghệ An về hành động “ngăn cản hoạt động tôn giáo và vô cớ đánh người” tại xă Châu B́nh, huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An.

Ngăn cản

Văn bản của Ṭa Giám mục giáo phận Vinh đề ngày 16 tháng sáu, gởi đến chính quyền cấp xă Châu B́nh, chính quyền huyện Qùy Châu và tỉnh Nghệ An. Văn thư c̣n gởi đến Ban tôn giáo và UB Mặt trận Tổ quốc Tỉnh. Trước đó khoảng 1 tuần, ngày 11 tháng 6, xảy ra một xô xát làm bị thương một số giáo dân và hoạt động thờ phượng tại xă Châu B́nh bị cản trở.

Linh mục Nguyễn Văn Hương chánh văn pḥng Ṭa Giám mục Xă Đoài (giáo phận Vinh), người kư văn thư gởi chính quyền cho biết:

“Họ không cho cử hành Thánh lễ nhân dịp lễ Thánh Antôn ngày 13 tháng 6. Trước đó các Cha đă làm việc với chính quyền địa phương và được yêu cầu phải thực hiện lễ nhỏ. Hai bên đă thỏa thuận như thế. Nhân dịp ông Nguyễn Văn Vị làm xong nhà nên các Cha và một số bà con đến cầu nguyện mừng tân gia. Nhưng khi đến nơi th́ chính quyền đến ngăn cản, không cho dâng lễ”.

Văn bản ghi lại sự việc được đăng trên trang web của Giáo phận Vinh cho biết khi các giáo dân tập trung về gia đ́nh ông Nguyễn Văn Vị để dâng lễ cầu b́nh an cho gia đ́nh ông này th́ một số người trong đó có chính quyền xă đến đề nghị không được mừng thánh lễ Antôn và yêu cầu tháo gỡ băng rôn mừng Lễ thánh Antôn. Ông Vị đă thực hiện yêu cầu này sau khi giải thích rằng buổi lễ chỉ mang tính chất cầu b́nh an và băng rôn đă được treo từ trước.

Tuy nhiên, sau đó, những người của chính quyền xă đă yêu cất tượng thánh Antôn và không cho cử hành dâng lễ mà không có văn bản.

Sau khi không thực hiện được việc hành lễ nên các vị linh mục và giáo dân ra về; sau đó ba người hàng xóm của ông Nguyễn Văn Vị,  bị đánh. H́nh ảnh chụp trên website của giáo phận Vinh cho thấy các giáo dân này bị thương ở mắt và đầu.

Những rắc rối xảy ra giữa giáo phận Vinh và chính quyền từ lâu đă được biết đến và đây là sự kiện mới nhất.

Tại xă Châu B́nh, giáo dân chủ yếu nhóm họp và dâng lễ tại nhà giáo dân v́ khó có thể ra nhà thờ Nghĩa Thành. Hiện tại, toàn bộ địa bàn có khoảng 35 hộ gia đ́nh với khoảng 120 người Công giáo.

Từ năm 1999, giáo dân nơi đây gởi đơn xin phép thành lập giáo họ Tân B́nh trực thuộc giáo xứ Nghĩa Thành để thuận tiện cho việc thờ phượng nhưng chưa được chấp thuận.

Theo công văn số 03/UBND-NV được kư ngày 4 tháng 6 năm 2012 của UBND huyện Qùy Châu, th́ Huyện có công văn trả lời giáo dân là “không cho tổ chức lễ tôn giáo trên địa bàn huyện Qùy Châu” và giao cho cấp xă ngăn cản các hoạt động tôn giáo trên địa phương nếu không được cấp phép.

Việc không cho tổ chức các hoạt động tôn giáo tại Qùy Châu vấp phải sự phản đối của các linh mục và giáo dân khi cho rằng quyết định này trái với điều 17 Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo năm 2004 của UB Thường vụ QH cũng  như trái với điều 9-10 của Nghị định 22/NĐ-CP kư năm 2005 của Chính phủ, trong đó quy định tín đồ có quyền “tiến hành các hoạt động thờ cúng, cầu nguyện tại gia đ́nh và tham gia các hoạt động tôn giáo tại cơ sở thờ tự”:

Trên cơ sở pháp luật th́ họ nói là tôn trọng tự do tôn giáo nhưng tại Con Cuông và Qùy Châu th́ chính quyền địa phương lại có chỉ thị không cho tổ chức lễ tôn giáo trên địa bàn Huyện. Đó là vi phạm hiến pháp, pháp luật”, LM Nguyễn Văn Hưởng cho biết.

Đă có những đồn đoán cho rằng việc chính quyền huyện Qùy Châu đi ngược lại quy định Nhà nước về vấn đề tôn giáo v́ huyện này muốn trở thành huyện anh hùng, nghĩa là phải xóa bỏ tôn giáo. Đài RFA chưa có cơ hội kiểm chứng thông tin này. 

Văn Thư của Ṭa Giám mục 

Sự việc xô xát và ngăn cấm vừa xảy ra ở nhà giáo dân xă Châu B́nh, huyện Qùy Châu, Nghệ An đă làm nhiều giáo dân bức xúc. Chỉ 5 ngày sau khi sự cố xảy ra, TGM Giáo phận Vinh đă có công văn gởi chính quyền các cấp. Trong công văn dài 4 trang, bao gồm 3 phần nhằm nêu lên những sự việc liên quan và tŕnh bày kiến nghị của ḿnh. LM Nguyễn Văn Hương nói:

“Vụ đàn áp này đă gây bức xúc nên buộc chúng tôi phải công cố văn thư này cho dư luận biết. Trước đây th́ chúng tôi đă làm đơn đối với các sự việc xảy ra; như vụ giáo điểm Con Cuông th́ chúng tôi đă có hai văn bản kiến nghị”.

Công văn ngoài nêu lên yều cầu giải quyết vụ việc “ngăn cản hoạt động tôn giáo và vô cớ đánh người” tại xă Châu B́nh, c̣n nêu lên nhu cầu được thành lập giáo họ Tân B́nh tại xă này:

“Đây là một nhu cầu tôn giáo mà buộc TGM cũng như các Cha phải phục vụ giáo dân và buộc chính quyền phải tôn trọng và đảm bảo nhu cầu này. C̣n những hành vi bạo lực đối với người dân th́ chúng tôi lên án”.

Theo LM Nguyễn Văn Hương, công đồng tôn giáo nơi đây đă có nguồn gốc xa xưa từ thời Pháp thuộc với hai giáo xứ Bàn Tạng và Phú Phương. Tuy nhiên, giáo dân nơi đây đă di dời và chỉ bắt đầu trở lại từ năm 1975. Và theo Ṭa Giám mục, hiện tại, nhu cầu tín ngưỡng của người công giáo nơi đây đă phát triển.

Giáo điểm Tân B́nh cùng giáo điểm Con Cuông (giáo xứ Quan Lăng, giáo hạt Bột Đà, giáo phận Vinh) là hai giáo điểm gây chú ư trong dư luận khi những hoạt động tôn giáo nơi đây thường xuyên bị cấm cản v́ không được chuẩn thuận.

Thậm chí hồi cuối năm ngoái, hàng trăm giáo dân Con Cuông đă biểu t́nh phản đối chính quyền huyện yêu cầu Ủy Ban Huyện “tôn trọng tự do tôn giáo của người dân, yêu cầu chấm dứt bạo lực, yêu cầu chấm dứt chia rẽ khối đại đoàn kết lương giáo”.

Việt Nam luôn khẳng định là một quốc gia tự do tôn giáo. Tuy nhiên, đă có nhiều bất đồng và cáo buộc từ phía các tổ chức tôn giáo cho rằng chính quyền giới hạn các hoạt động tôn giáo.

Sự việc tại giáo điểm Tân B́nh và văn thư của TGM giáo phận Vinh xảy ra cùng thời điểm diễn ra hội thảo tôn giáo Việt Nam do Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với EU tổ chức tại Hà Nội. Tại đó, Việt Nam khẳng định “Việt Nam là một đất nước đa tôn giáo, đa tín ngưỡng; hoạt động cởi mở, tự do, phù hợp với luật pháp trong nước và quốc tế”.

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]