Một số sinh hoạt Ngày Nhân Quyền Quốc Tế 2011 của Người Việt Hải Ngoại

 

 

Ngày Tôn Vinh Tù nhân Lương tâm Việt Nam

 
 
Hoà Ái- RFA
09/12/2011

Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam tiến hành một sinh hoạt nhằm tôn vinh các tù nhân lương tâm Việt Nam nhân ngày Nhân quyền thế giới 10 tháng 12. Ông Tổng thư kư của Hội trả lời Đài ACTD về việc này.

Ḥa Ái:  Trước hết, thưa ông đây có phải lần đầu tiên Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam tại hải ngoại tổ chức sinh hoạt nhằm tôn vinh những tù nhân lương tâm Việt Nam lâu nay hay không?

Ông Vũ Hoàng Hải: Theo sự yêu cầu của một số nhà đấu tranh quốc nội và linh mục Phan Văn Lợi, mục sư Nguyễn Hồng Quang, Thượng tọa Thích Thiện Minh cũng như bác sĩ Phạm Hồng Sơn và luật sư Nguyễn Bắc Truyển th́ tất cả muốn có một ngày để tôn vinh tất cả những người tù nhân lương tâm.  Bởi trước năm 75 đến bây giờ, chúng ta biết là rất nhiều người đă bị chết trong các trại tù cộng sản cũng như là bị đánh đập, bị tra tấn, mà hiện nay chưa có một ngày lễ nào để tôn vinh họ.   

Chính v́ vậy mà Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam Hải Ngoại muốn chọn ngày 10/12 tức là ngày Quốc Tế Nhân Quyền để tôn vinh tất cả những người tù nhân đă chết trong tất cả các trại tù cải tạo, hay bị đánh đập, bị tra tấn, trù dập. 

Ḥa Ái: Ngoài sinh hoạt như vừa nêu, Hội Ái hữu Tù Nhân chính trị và Tôn giáo Việt Nam Hải ngoại lâu nay có những đóng góp nào nhằm giúp cho các cựu tù nhân lương tâm cũng như những người c̣n bị giam giữ trong các nhà tù tại Việt Nam?

Ông Vũ Hoàng Hải:  Riêng Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị bên này chúng tôi hoạt động quốc tế vận, chẳng hạn bản thân tôi th́ thân quen với dân biểu liên bang Ed Roy, bà dân biểu Loretta Sanchez và nghị sĩ tiểu bang California Lou Corea, cũng như tất cả những nhân vật trong Bộ Ngoại Giao. 

Tất cả những tù nhân nào bị đánh đập, bị tra tấn, bị bắt th́ chúng tôi bên này đều can thiệp, như trường hợp của linh mục Nguyễn Văn Lư, của mục sư Nguyễn Công Chính hoặc là blogger Điếu Cày.  Khi nghe tin những người bị bắt, bị đánh đập, chúng tôi đều gửi văn thư cho tất cả các tổ chức quốc tế, các tổ chức nhân quyền để can thiệp cho họ.

Ḥa Ái: Đối với những cựu tù nhân lương tâm Việt Nam đă ra hải ngoại sinh sống th́ họ có những liên lạc thế nào?

Ông Vũ Hoàng Hải:  Chẳng hạn như tôi cũng tù hai năm, bị quản chế hai năm, bị cộng sản đánh chấn thương cột sống.  Khi ra đây th́ tôi sinh hoạt liền với các tù nhân chính trị ở bên này. Và chúng tôi cũng qui tụ tất cả các anh em ở tù chính trị ra hải ngoại, chẳng hạn như một số tù chính trị 20 năm ở trại A 20 Xuân Phước, một số hiện nay đang ở Thái Lan. 

Chúng tôi quy tụ họ lại trong Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính trị và Tôn Giáo Việt Nam với mục tiêu chung là đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền.

Ḥa Ái: Ông nhận thấy những hoạt động của các cựu tù nhân lương tâm Việt Nam tại hải ngoại nhằm hỗ trợ cho những người cùng chí hướng của họ tại Việt Nam có những hiệu quả thế nào?

Ông Vũ Hoàng Hải:  Qua đây, chúng tôi kết hợp với nhiều tổ chức đấu tranh chẳng hạn như Mạng Lưới Nhân Quyền, Tổ chức Boat People SOS của tiến sĩ Nguyễn Đ́nh Thắng, Ủy Ban Vận Động CPC. Cũng như một tổ chức đấu tranh, chúng tôi kết hợp lại, khi bất cứ một nhân vật nào ở Việt Nam bị nhà cầm quyền ở Việt Nam bắt bớ th́ chúng tôi đều can thiệp bằng thực hành các loại quốc tế vận. 

Một số chúng tôi quen thân với một số dân biểu ở đây như những nghị sĩ quốc hội, chúng tôi sẽ gửi văn thư đến họ.  Đồng thời chúng tôi gửi văn thư đến Human Right Watch và tổ chức Global Funding để có thể hỗ trợ kết hợp về vấn đề tài chính cũng như về vấn đề pháp lư.

Ḥa Ái: Những khó khăn hiện tại là ǵ?

Ông Vũ Hoàng Hải:  Một số anh em bị tù đày ở Việt Nam, số lượng càng ngày càng đông và t́nh cảnh rất là khó khăn nhưng lâu nay ít ai quan tâm đến họ.  Chính v́ thế mà Hội ái Hữu chúng tôi đă quyết định chọn ngày 10/12 hằng năm là ngày Quốc tế Nhân Quyền để tôn vinh họ. 

Cách tôn vinh ở đây là tôn vinh những công lao đóng góp của họ đối với tiến tŕnh dân chủ, dân quyền ở Việt Nam.  Tôn vinh những tinh thần bất khuất, tinh thần dấn thân, tôn vinh những sự đóng góp vô bờ bến của họ, mặc dù rằng ở Việt Nam rất là khó khăn, có thể hy sinh mạng sống, bị bao vây kinh tế, bị trù dập, bị bôi nhọ.  Nhưng những nhà chiến sĩ dân chủ vẫn luôn luôn thể hiện tinh thần bất khuất của ḿnh.  Đó là ǵ?  Là muốn làm cho Việt nam phải có nhân quyền. 

Chính v́ điều đó mà chúng tôi đă chọn ngày này và cùng tất cả những anh em ở hải ngoại cũng như quốc nội, tôn vinh những người tù nhân lương tâm đă v́ tự do, dân chủ, dân quyền cho Việt Nam.

Ḥa Ái: Xin ông chia sẻ một số kế hoạch chính mà hội sẽ tiến hành trong thời gian tới để đạt được các mục tiêu của hội?  

Ông Vũ Hoàng Hải:  Hội chúng tôi thành lập ngày 16 tháng 11 năm 2006, bác sĩ Phạm Hồng Sơn là quyền hội trưởng.  Tất cả các tù nhân chính trị ở tại Việt Nam chúng tôi đều cố gắng liên lạc với họ.  Bằng mọi cách, có thể về quốc tế vận, về hỗ trợ tài chính, cũng như là kêu gọi các tổ chức nhân quyền, các tổ chức nhân đạo có thể giúp đỡ họ về tài chính và can thiệp cho họ mỗi khi họ bị nhà cầm quyền Việt Nam trù dập. 

Kế hoạch của chúng tôi là kêu gọi cũng như hỗ trợ cho tất cả những tù nhân lương tâm.  Những quư vị bị trù dập như thế th́ họ liên lạc với Hội Ái Hữu chúng tôi bên hải ngoại, chúng tôi can thiệp với các giới chức có thẩm quyền, với quốc hội, với bộ ngoại giao Hoa Kỳ, với các tổ chức ân xá quốc tế. 

Cũng như nhiều vấn đề chẳng hạn như một số anh em hiện nay  ở trại Thái Lan ngày xưa đă bị cưỡng bức hồi hương, hoặc qua bên Thái Lan .  Một số anh em từ A20 Xuân Phước tù 20 năm, một số vượt ngục qua Thái Lan th́ chúng tôi đều quan tâm đến họ và cố gắng mở rộng mạng lưới của chúng tôi trên khắp toàn cầu.

Ḥa Ái: Cám ơn ông Vũ Hoàng Hải, tổng thư kư Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Hải ngoại, về cuộc phỏng vấn dành cho Đài Á Châu Tự do vừa rồi.

 

 

Đêm Nhân quyền Việt Nam 2011 tại Nam California

 

Thứ Sáu, 09 tháng 12 2011

Kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 năm nay, các bạn trẻ Việt Nam tại Mỹ cùng phối hợp tổ chức Đêm Nhân Quyền Việt Nam, quy tụ sự tham gia của 10 hội đoàn thanh niên gốc Việt tại bang California, Hoa Kỳ.

Trong cuộc gặp gỡ hôm nay với 4 thành viên Ban Tổ chức, chúng ta sẽ nghe các bạn chia sẻ các sinh hoạt trong sự kiện này, ư nghĩa, nguồn gốc của Ngày Quốc tế Nhân quyền, cũng như quan tâm của giới trẻ hải ngoại về t́nh h́nh nhân quyền tại Việt Nam.

Phong Lư: Ḿnh là cựu Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Nam California, trưởng ban tổ chức Đêm Nhân quyền Việt Nam 2011.

Dũng Trương: Ḿnh là phó ban tổ chức, Chủ tịch Đoàn Thanh Niên Việt-Mỹ.

Thu Hà: Ḿnh là thủ quỹ trong ban tổ chức, Đoàn trưởng Đoàn Thanh Thiếu niên Thủy quân lục chiến Việt Nam ở Nam California.

Đông Giao: Em là Đoàn phó Ngoại vụ Đoàn Thanh niên Phan Bội Châu, phụ trách ban chương tŕnh của Đêm Nhân quyền 2011.

Trà Mi: Đêm Nhân quyền năm nay có sự tham gia của các đoàn thể ở những nơi khác ngoài các đoàn thể ở Nam California không?

Phong Lư: Đây là một sinh hoạt truyền thống hằng năm của những hội đoàn trẻ tại miền Nam bang California tổ chức ngay vùng Little Sài G̣n.

Trà Mi: Bạn nói đây là sinh hoạt thường niên, vậy xin hỏi lần này là năm thứ mấy?

Phong Lư: Có thể nói ít nhất là năm thứ 6.

Trà Mi: Xin các bạn cho biết kế hoạch cụ thể của sự kiện này ra sao, gồm những hoạt động ǵ đánh dấu dịp này?

Phong Lư: Đêm Nhân quyền gồm 3 mục đích chính. Thứ nhất, đánh dấu ngày ra đời Bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế. Thứ hai, đánh động sự quan tâm của cộng đồng và thế giới về t́nh h́nh nhân quyền Việt Nam. Thứ ba, trao dồi kiến thức cho giới trẻ, giúp các bạn t́m hiểu các phương cách đấu tranh cải thiện nhân quyền cho người dân Việt Nam. Thường sinh hoạt Đêm Nhân quyền thường chấm dứt bằng nghi thức thắp nến, cầu nguyện cho ḥa b́nh, nhân quyền, tự do cho quê nhà.

Trà Mi: Như vậy, mỗi đoàn thể tham gia đều chuẩn bị cho ḿnh 1 tiết mục để đóng góp trong chương tŕnh?

Phong Lư: Vâng. Thành viên trong ban tổ chức sẽ thuyết tŕnh về t́nh h́nh nhân quyền Việt Nam, tiêu biểu là các sự kiện mới xảy ra trong nước như vụ bắt giam 15 thanh niên Công giáo hay sự kiện đàn áp giáo dân Thái Hà, chẳng hạn.

Trà Mi: Nói về Đêm Nhân quyền, chúng ta hăy bàn một chút về Ngày Quốc tế Nhân quyền. Các bạn có t́m hiểu Ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12 xuất xứ như thế nào không?

Phong Lư: Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế ra đời vào ngày 10/12/1948 do Liên hiệp quốc thông qua vào cuối thế chiến thứ hai v́ t́nh h́nh nhân quyền trên thế giới. Trước đó, thế giới chứng kiến những t́nh trạng tiêu diệt chủng tộc dă man như Phát xít Đức..v..v.. Cho nên, nhiều quốc gia đă ngồi lại cùng thảo ra Bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế, gồm những quyền của mọi công dân trên khắp thế giới được các nước công nhận, và Việt Nam là một trong những quốc gia đă kư vào. Đại đa số những quyền có trong Bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế đều có trong Hiến pháp Việt Nam, nhưng vẫn không được tôn trọng từ nhiều năm nay.

Trà Mi: Và đó là lư do tại sao các bạn tổ chức Đêm Nhân quyền Việt Nam hằng năm. Theo các bạn, tại sao chúng ta cần vinh danh nhân quyền hoặc đấu tranh đ̣i hỏi nhân quyền cho người dân tại các nước vi phạm nhân quyền?

Dũng Trương: Nhân quyền là những quyền tự do căn bản nhất của một con người. Khi con người mất nhân quyền chẳng khác ǵ trở thành một nô lệ.

Trà Mi: Nhân quyền có lợi ích thế nào đối với cá nhân, xă hội, và đất nước?

Thu Hà: Mỗi người sinh ra đều phải có quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng. Đó là quyền của con người, nhưng chế độ độc tài lại muốn điều khiển các quyền đó. Đây là một sự bất công và vi phạm. Cho nên, giới trẻ ở hải ngoại chúng em muốn làm một điều ǵ đó để nói lên tiếng nói cho những người trong nước.

Trà Mi: Từ lợi ích cá nhân, chúng ta có thể suy rộng ra những lợi ích nào khác nữa không?

Dũng Trương: Nhân quyền rất quan trọng để thay đổi một quốc gia. Nếu người dân được quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu, và tự do báo chí, đó sẽ là những động lực để đẩy quốc gia phát triển mạnh hơn.

Trà Mi: Các bạn khác nghĩ thế nào về ư kiến của Dũng? Theo các bạn, nhân quyền có quyết định sự phát triển của xă hội, của đất nước không, hay chỉ trong phạm vi quyền lợi cá nhân thôi?

Phong Lư: Một xă hội có nhân quyền cho phép người dân nói lên suy nghĩ mà không sợ bị đàn áp. Cần có các cơ quan truyền thông, báo chí độc lập để phản ánh sự thật về những ǵ tốt và chưa tốt trong xă hội chúng ta. Từ đó, mọi người sẽ thấy được vấn đề của đất nước là ǵ và cần phải làm ǵ. Quyền tự do lập hội hay tự do tham gia các đảng phái chính trị rất quan trọng. Chúng ta không nên nh́n sự cai trị quốc gia là điều độc quyền cho một tổ chức hay một đảng phái như hiện nay ở Việt Nam. Một đất nước có nhiều tổ chức đảng phái. Đó là một sự lành mạnh v́ cho phép các tổ chức chính trị cùng cạnh tranh với nhau, đưa ra những chính sách tốt hơn.

Trà Mi: Việt Nam là một nước độc đảng, làm sao cho phép tự do lập hội, lập đảng? Các bạn có thấy đ̣i hỏi của các bạn mâu thuẫn với Hiến pháp của Việt Nam không?

Phong Lư: Mâu thuẫn do chính chính quyền Việt Nam gây ra. Hiến pháp cho phép người dân được lập hội và tham gia các tổ chức, đoàn thể..v..v.., nhưng Hiến pháp lại có điều 4 cho phép đảng cộng sản quyền độc tôn cai trị. Chính Hiến pháp Việt Nam có mâu thuẫn lẫn nhau. Ngoài ra, với các quyền căn bản khác mà Hiến pháp Việt Nam cho phép, chính quyền lại ra điều 88 hay 79 Bộ Luật H́nh sự, cho phép nhà nước dùng bất cứ biện pháp nào đối với những ai mà họ cho là ‘chống phá nhà nước’ hoặc ‘âm mưu lật đổ chính quyền’.

Trà Mi: Các bạn cho rằng nhân quyền có góp phần thúc đẩy sự phát triển xă hội, của đất nước. Thế nhưng nếu có người đưa ra ví dụ như trường hợp của Trung Quốc chẳng hạn, một quốc gia thường bị chỉ trích là vi phạm nhân quyền, nhưng Trung Quốc vẫn được ghi nhận là một nước phát triển nhanh, đang trổi dậy, ngấp nghé hàng nhất nh́ trên thế giới đó th́ sao?

Phong Lư: Sự phát triển không chỉ dựa vào GDP v́ khi chỉ nh́n vào tổng sản lượng quốc gia, chúng ta không thể thấy khoảng cách giàu-nghèo thế nào. Nếu quốc gia phát triển mà người dân không được hưởng những sự phát triển đó th́ cũng là một sự vi phạm nhân quyền về kinh tế.

Trà Mi: Những nhân quyền mà các bạn cũng như quốc tế đang đ̣i hỏi Việt Nam cải thiện cụ thể là những quyền nào? Các bạn có thể liệt kê những nhân quyền căn bản nhất mà Việt Nam cần cải thiện?

Dũng Trương: Đó là quyền tự do tôn giáo, tự do phát biểu.

Thu Hà: Quyền được chọn người lănh đạo, đưa những người xứng đáng vào chức vị để họ nói cho ḿnh, phục vụ cho đất nước, cho ước nguyện của người dân.

Đông Giao: Theo em, quyền tự do ngôn luận rất quan trọng. Trong một xă hội mà ḿnh không nói được ư kiến của ḿnh, th́ không thể làm được những điều mà xă hội cần.

Trà Mi: Các bạn có những bằng chứng cụ thể nào cho thấy ở Việt Nam, nhân quyền vẫn c̣n hạn chế, khiến các bạn quan ngại và cổ vơ?

Phong Lư: Có biết bao nhiêu nhà báo, nhà văn, trí thức ở Việt Nam bị bắt giam, như Điếu Cày chẳng hạn, chỉ v́ đă bày tỏ ư kiến bất đồng trước những chính sách của nhà nước. Hiện nay ở Việt Nam, mạng xă hội Facebook vẫn bị chặn. Quốc tế phản ánh nhiều và khá tệ về ‘thành tích nhân quyền’ của Việt Nam. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế như Human Rights Watch, Ân xá Quốc tế, hay Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trong các báo cáo đưa ra, lúc nào cũng nêu lên những quan ngại về nhân quyền Việt Nam. Gần đây nhất, nhóm làm việc của Liên hiệp quốc về t́nh trạng bắt giam trái phép cũng vừa lên tiếng.

Dũng Trương: Một ví dụ nữa, khi các thanh niên trí thức ở Việt Nam biểu t́nh chống Trung Quốc, đảng cộng sản Việt Nam thay v́ phải ủng hộ người dân, th́ ngược lại, họ lại chống lại các cuộc biểu t́nh này. Đây là sự chà đạp quyền tự do ngôn luận của công dân.

Trà Mi: Biểu t́nh ở Việt Nam phải xin phép. Ở Mỹ cũng vậy, khi các bạn tổ chức biểu t́nh, các bạn phải xin phép nhà chức trách địa phương. Có ǵ khác biệt không?

Phong Lư: Xin phép biểu t́nh ở Hoa Kỳ là chúng ta thông báo cho địa phương biết ngày, giờ và yêu cầu cơ quan công lực yểm trợ, giúp giữ trật tự, tránh những t́nh trạng đáng tiếc xảy ra. Ở Mỹ, không có lư do nào mà chính quyền lại không cho phép biểu t́nh. C̣n ở Việt Nam, quy định xin phép biểu t́nh chỉ là một cái cớ, v́ khi chúng ta xin phép, điều ǵ sẽ xảy ra, chính quyền có chấp nhận hay không?

Trà Mi: Người trẻ ở Việt Nam theo dơi tin tức quốc tế có thể đặt câu hỏi rằng những cuộc biểu t́nh rầm rộ như phong trào ‘Chiếm Wall Street’ cũng bị cảnh sát Mỹ dẹp vậy?

Dũng Trương: Sau nhiều ngày, nhiều tháng xảy ra các cuộc biểu t́nh đó, cơ quan công lực chỉ yêu cầu giải tán để họ làm sạch các khuôn viên đó. Họ không cấm từ nay trở đi không được biểu t́nh như hành động của chính quyền Việt Nam. Chính phủ Mỹ chưa bao giờ đưa ra chỉ thị cấm người dân không được tiếp tục biểu t́nh.

Trà Mi: Nhà nước Việt Nam lập luận rằng nếu cho phép tự do biểu t́nh, tự do báo chí tư nhân mà không có sự kiểm soát hay quản lư của nhà nước th́ khó tránh những xáo trộn trong xă hội, tạo điều kiện cho ‘các thế lực thù địch’ gây rối an ninh, như các phong trào biểu t́nh ở Trung Đông và Bắc Phi chẳng hạn. Các bạn nghĩ thế nào?

Phong Lư: Chúng ta được tự do không có nghĩa muốn làm ǵ th́ làm. Chúng ta có một số điều lệ để giữ trật tự xă hội. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là ở mức độ nào. Các cuộc biểu t́nh ở Ai Cập tuy hơi rối loạn, nhưng phần lớn các cuộc biểu t́nh đó diễn ra trong tinh thần ôn ḥa, giúp đưa dân Ai Cập từ thể chế độc tài sang thể chế dân chủ. Một chính phủ bất tài, bất lực, không đem lại lợi ích cho dân, cơ chế đó cần phải thay đổi. Một khi người dân muốn thay đổi cơ chế đó, vai tṛ của quân đội và công an là phải bảo vệ người dân để dân có quyền thực thi những điều họ mong muốn.

Thu Hà: Duy tŕ trật tự xă hội hầu như các nước dân chủ đều có cái đó, nhưng để đàn áp dân th́ hoàn toàn đi ngược lại lư tưởng của tự do ngôn luận, tự do internet.

Trà Mi: Chúng ta vừa bàn về những lợi ích của nhân quyền cũng như t́nh h́nh nhân quyền hiện nay ở Việt Nam qua ánh mắt của người trẻ hải ngoại. Theo các bạn, giới trẻ Việt Nam có thể làm ǵ và cần phải làm ǵ để thúc đẩy nhân quyền cho Việt Nam?

Dũng Trương: Thanh niên Việt Nam nên tiếp tục đoàn kết và dấn thân, cần phải nói lên tiếng nói tư tưởng của ḿnh, mạnh dạn nói lên những điều ḿnh suy nghĩ về chính quyền, về nhân quyền để thúc đẩy tự do-nhân quyền cho Việt Nam. Không ǵ bằng tiếng nói của chính người dân trong nước.

Thu Hà: Chúng ta cùng bắt tay nhau thành một khối đ̣i hỏi cho một đất nước dân chủ.

Phong Lư: Hy vọng các bạn trẻ tại Việt Nam cố gắng t́m hiểu thêm về các quyền căn bản của mọi công dân trong Hiến pháp quy định là ǵ, đấu tranh, bảo vệ các quyền đó. Khi chúng ta có được nhân quyền, chúng ta sẽ có biện pháp giải quyết những bất công và vấn nạn trong xă hội một cách ôn ḥa. Chúng ta đừng thờ ơ trước những việc không đúng để giúp cho xă hội ngày càng tốt hơn.

Trà Mi: Đó cũng là thông điệp của Đêm Nhân quyền Việt Nam mà các bạn tổ chức hằng năm. Cảm ơn các bạn đă dành thời gian cho chương tŕnh hôm nay.

 

 

Biểu T́nh nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 63 tại Frankfurt am Main ngày 10-12-2011

 

DaVang

Cộng Hoà Liên Bang Đức: Biểu T́nh nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 63, Thứ Bảy 10 tháng 12 năm 2011, trước Tổng Lănh Sự cuả Việt gian Cộng sản tại Frankfurt am Main, Kennedy Allee 49 (Sachsenhausen). Tuần Hành từ Hauptbahnhof đến Hauptwache. Thời gian Biểu T́nh & Tuần Hành: Từ 1 giờ trưa đến 6 giờ chiều.

Demonstration on the 63rd International Day of Human Rights, December 10th 2011, in front of the vietnamese communist consulate, Kennedy Allee 49, March from Frankfurt Hauptbahnhof (Mainstation) to Hauptwache (Downtown). From 1 pm to 6 pm.

10.12.2011, Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn tại Đức đă tổ chức hai cuộc Biểu t́nh tại Berlin và Frankfurt, do Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Tại CHLBĐ và Ủy Ban Điều Hợp Công Tác Đấu Tranh Tại CHLBĐ phụ trách.

Tại Frankfurt mặc dù hôm nay trời đẹp có nắng, nhưng thời tiết giá lạnh trong mùa đông bao trùm làm cho mọi người đi tham dự biểu t́nh phải choàng vào người cái áo khoát thật dầy!

Đồng bào từ khắp nơi lân cận đă tề tựu trước Lănh Sự Quán CSVN tại Frankfurt tham gia biểu t́nh phản đối CSVN hèn với giặc ác với dân, lên án việc lănh đạo Hà Nội đă dâng đất nhượng biển cho ngoại bang, đàn áp thô bạo những người yêu nước dám đứng lên chống Trung quốc xâm lược. Nhất là sự việc mới đây Hà Nội đă dùng tṛ "côn đồ nhân dân" khủng bố, bắt cóc các thanh niên yêu nước thuộc Ḍng Chúa Cứu Thế Giáo Phận Vinh.

Đúng 13 giờ bắt đầu với nghi thức khai mạc với lễ chào Quốc Kỳ, phút mặc niệm. Đại diện Ban Tổ Chức Liên Hội NVTN tại CHLB Đức với các ông Ông Lưu Văn Nghĩa, Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh đă có lời chào mừng đồng bào và các phái đoàn tham dự. Phát biểu bằng ngôn ngữ Việt-Đức, các vị đại diện cũng đă vạch trần tội ác CSVN đối với dân tộc Việt Nam, đ̣i hỏi Hà Nội phải trả tự do ngay cho những người yêu nước… trước những tiếng hô đả đảo CSVN.

Kế tiếp là những phát biểu, và đọc tuyên cáo của Quư Đại Diện, gồm có Đại Đức Thích Ấn Tâm - Phật Giáo, Linh Mục Đinh Xuân Minh – Công Giáo, Bà Thái Thanh Thủy - Đảng Thăng Tiến, Ông Nguyễn Thanh Văn - Đảng Việt Tân, Ông Hoàng Tôn Long - Tập Thể Chiến Sĩ VNCH tại CHLB Đức, Ông Nguyễn Hữu Dơng - Hội NVTD tại Köln, Ông Nguyễn Văn Rị - Cộng Đồng NVTNCS tại Moenchengladbach, và Niederrhein, Giáo Sư Lai Thế Hùng đến từ Strassburg Pháp Quốc.

Được biết, thành phần tham dự cuộc biểu t́nh có đồng bào cùng các đại diện các Đoàn thể, Tôn Giáo, Tổ chức đảng phái đă đến từ những nơi xa xôi như Paris, Strassburg, Köln, Moenchengladbach, Krefeld, Stuttgart, Mannheim, Nuernberg... mọi người đến mang theo tấm ḷng yêu nước thương dân, một tinh thần đấu tranh bất khuất không ngừng nghỉ, để cùng nhau biểu dương ư chí đấu tranh và cùng nhau cất lên tiếng nói uất ức thay cho đông bào tại Quốc nội đă luôn bị tập đoàn cầm quyền độc tài CSVN trấn áp, trù dập và chà đạp tất cả quyền căn bản của con người.

Cuộc biểu t́nh trước Lănh Sự Quán CSVN tại Frankfurt kéo dài hai tiếng đồng hồ mang đầy khí thế đấu tranh.

Đúng 15 giờ chấm dứt biểu t́nh tại LSQ /CSVN , mọi người đă cùng di chuyển đến trung tâm thành phố trước Nhà Ga Chính Frankfurt tham dự cuộc biểu t́nh tuần hành do Hội Thanh niên Quốc tế Nhân quyền Đức kết hợp với các Tổ chức, Đoàn thể khác và Đoàn Thanh niên VNTD Đức tổ chức.

Cuộc biểu t́nh tuần hành từ Nhà Ga Chính xuyên qua thành phố kéo dài một tiếng đồng hồ đến địa điểm biểu t́nh, tại đây một lần nữa, các tổ chức đại diện của nhiều dân tộc đă bày tỏ quan điểm, đ̣i hỏi các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, phải tôn trọng tự do nhân quyền , mà chính họ đă kư cam kết vào bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.

Cuộc biểu t́nh được chấm dứt cùng ngày vào lúc 17 giờ 30 ngày 10.12.2011, mọi người chia tay ra về với niềm tin tất thắng, hẹn gặp lại nhau trên bước đường tranh đấu, cho đến khi nào đất nước có tự do dân chủ. (Hùng Sơn Frankfurt)

 

 

Người Việt Hải Ngoại Houston biểu t́nh đ̣i Tự Do Dân Chủ cho quốc nội ngày QTNQ-10/12

 

Nguyen Phuc Hung

 

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được Liên Hiệp Quốc chấp nhận ngày 10 tháng 12, năm 1948.  Đến năm 1950, Liên Hiệp Quốc chính thức chọn ngày 10 tháng 12 làm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền.  Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới là thành viên của Liên Hiệp Quốc đều công nhận những điều căn bản về quyền làm người của công dân và có luật pháp minh bạch bảo vệ họ, ngoại trừ một số nước theo các thể chế độc tài.  Một trong các nước thường bị cho là vi phạm nhân quyền là Việt Nam.  Mặc dù Hiến Pháp Việt Nam có điều khoàn tôn trọng nhân quyền nhưng trên thực tế điều khoản này chưa được thực thi, nếu không muốn nói là Nhân Quyền bị vi phạm nghiêm trọng tại Việt Nam.
Nhân ngày Nhân Quyền Quốc tế năm nay, trong khi cộng đồng thế giới có những chương tŕnh để nâng cao ư nghĩa Nhân Quyền trên mọi phương diện th́ cộng đồng người Việt hải ngoại khắp nơi trên thế giới cũng có những cuộc biểu t́nh tại các ṭa đại sứ , lănh sự Việt Nam để kêu gọi Hà Nội tôn trọng nhân quyền của người dân trong nước.

Tại Houston, không ngại những luồng gió lạnh từ miền Bắc thổi về, rất nhiều đồng hương tụ tập trước ṭa Tổng Lănh Sự Việt Nam vào trưa ngày 10 tháng 12, 2011 để phản đối những vi phạm nhân quyền của nhà nước Việt Nam và đ̣i hỏi Nhân Quyền cho người dân quốc nội.

Một thành viên trong ban tổ chức là ông Đặng Quốc Việt giải thích về lư do có cuộc biểu t́nh như sau:
“ Cộng Sản VN đă kư vào bản Tuyên Ngôn Quốc Tế nhân quyền khi họ tham gia vào Liên Hiêp Quốc vậy th́ CVVN  phải tôn trọng tất cả những ǵ trong văn bản đó v́ đó là một văn bản căn bản của thế giới về vấn đề con người. CSVN không thề viện lư do là người VN khác với người Mỹ để mà đàn áp thô bạo đối với dân tộc Việt Nam.  V́ vậy cộng đồng người Việt khắp nơi và riêng tại Houston đây đang đứng trước ṭa lănh sự Cộng Sản Việt Nam để phản đối sự đàn áp nhân quyền của Cộng Sản Việt Nam nhân ngày Quốc Tế Nhân quyền”

Một cư dân Houston là ông Nguyễn Trăi cũng cho rằng từ ngày Việt Nam gia nhập tổ chức Liên Hiệp Quốc th́ họ không thi hành đúng lởi cam kết về Nhân Quyền:
“Từ  khi Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc th́ Việt Nam không thi hành đúng những vấn đề nhân quyền, bao nhiêu người Việt Nam trong nước bị trù dập, bị bắt bớ khi có tiếng nói phản kháng về dân chủ..”

Ngoài cư dân Houston, trong đoàn biểu t́nh c̣n có sự hiện diện của nhiều đồng hương đến từ các nơi khác như  tiểu bang Louisiana, Seattle và cả Pháp quốc nữa.
Ông Nguyễn Văn Minh, một người đến từ Marsailles, Pháp quốc để thăm thân nhân tại Houston không bỏ lỡ cơ hội tham dự cuộc biểu t́nh, ông phát biểu:
“ Tôi là người đi đến từ Marsailles, Pháp quốc nhân ngày quốc tế nhân quyền tôi đến đây để cùng với đồng hương tại Houston có một cuộc biểu t́nh chống lại chế độ cộng sản đàn áp quyền lợi của dân tộc Việt Nam chúng ta…”

C̣n bà Trần Ánh Tuyết từ Seattle th́ đặc biệt lưu ư về trường hợp nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền đối với  gia đ́nh blogger Huỳnh Ngọc Tuấn và bà nói rằng những người hải ngoại phải lên tiếng đ̣i hỏi Tự do và Dân quyền cho  đồng bào quốc nội :
“ Cái điều cảm động nhất, mới nhất của chúng ta là sự vi phạm nhân quyền trầm trọng đối với gia đ́nh blogger Huỳnh Ngọc Tuấn và đối với cá nhân một người nữ yếu đuối, đó là Huỳnh Ngọc Vy. Tôi hết sức là cảm động và tôi không ngại ḿnh là một người ở xa đến, tôi tham gia cùng tất cả đồng hương ở đây, ở trước ṭa Tổng Lănh Sự của CSVN, để nói lên đây tiếng nói của người Việt tị nạn. Không riêng ǵ người tị nạn, mà tất cả người Việt Nam nào có mặt tại Houston, mà c̣n có một tấm ḷng ao ước cho tự do và dân quyền tại Việt Nam th́ phải thay mặt cho những người trong nước, họ không nói lên được th́ chúng ta phải nói”

Một đồng hương khác là ông Nguyễn Thanh Liêm cho rằng nhiều người v́ quyền lợi riêng tư vẫn không hiểu được sự vi phạm nhân quyền của nhà nước Việt Nam: “Chế độ cộng sản đă vi phạm nhân quyền quá rơ ràng, không thể nào chối căi được. Nhưng v́ một lư do nào đó, mà nhiều người họ không hiểu hoặc v́ quyền lợi kinh tế, họ vẫn nghĩ rằng người cộng sản đối xử với người dân trong nước một cách có nhân quyền”

Trên ba thập niên đă trôi qua, từ ngày 20 tháng 9, năm 1977, Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quôc và năm 2007, Việt Nam đă được bầu vào làm một thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc với nhiệm kỳ 2 năm.  Mặc dù vậy, các tổ chức bảo vệ Nhân quyền trên thế giới vẫn tiếp tục lên tiếng báo động về sự vi phạm Nhân Quyền tại Việt Nam trong khi t́nh trạng Nhân Quyền trên thế giới ngày càng thay đổi tốt đẹp hơn.  Trước t́nh trạng đó, dù đang sống tại những quốc gia mà quyền con người được bảo vệ, những người Việt tha hương vẫn luôn nhớ đến đồng bào tại quê nhà vào ngày Quốc Tế Nhân Quyền.

Nguyễn Phục Hưng

tường tŕnh từ Houston, Texas.

 

 

 

ĐÊM THẮP NẾN CHO NHÂN QUYỀN TẠI PARIS

(Tường An, RFA) - Ngày 10 tháng 12 mỗi năm đă được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chọn là Ngày Nhân Quyền Quốc Tế. Vào ngày này, năm 1948, bà Eleanor Roosevelt, nguyên Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ đă đại diện Liên Hiệp Quốc tuyên đọc bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền lịch sử này tại Paris, Pháp Quốc.
Ngày 10 tháng 12 vừa qua, cũng tại nơi đây, Hiệp hội các quốc gia Á Châu tranh đấu cho Nhân Quyền đă tổ chức đêm thắp nến để cổ vũ cho Nhân Quyền và cũng để tưởng nhớ đến những người đă và đang tù tội v́ đấu tranh cho Nhân Quyền.
Trong bầu không khí giá lạnh của Paris, làm sáng rực một góc khu St Michel là những ngọn nến được thắp lên để cổ vũ cho những cuộc đấu tranh cho Dân Chủ, Nhân Quyền và cũng để tôn vinh những nạn nhân bị đàn áp, tù tội v́ đă đấu tranh để san bằng mọi kỳ thị, áp bức, bạo hành cho những kẻ yếu thế trong xă hội.
Ngoài việc cùng thắp nến cầu nguyện cho tự do, dân chủ ở Tây Tạng, Miến Điện, Trung Quốc, Tân Cương… những người tham dự đêm thắp nến năm nay cũng lên tiếng kêu gọi nhà cầm quyền CS Hà Nội trả tự do cho các nhà tranh đấu đang bị sống trong cảnh tù đầy tại Việt Nam.
Chị Hoa, một công dân Paris tham gia biểu t́nh – thắp nến nói lên suy nghĩ của chị: "Đêm thắp nến hôm nay đối với người Việt Nam có một ư nghĩa đặc biệt. Thứ nhất chúng ta phải biết hiện nay Việt Nam chúng ta là một trong những nước bị cai trị bởi một chế độ độc tài, độc đảng, qua đó th́ người dân không biết tới quyền con người của ḿnh, thứ hai nữa là nếu quốc tế không nhắc đến những vi phạm, thứ ba nữa là v́ vấn đề người dân VN v́ vấn đề cơm áo, đầu tắt mặt tối, không biết đến cái quyền của họ.
Qua những nhận định như vậy th́ chúng tôi thấy rằng nên có nhiều ngày như vậy nữa để cho người dân biết tới bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, để biết rằng họ có cái quyền, quyền con người và cái quyền đó phải được tôn trọng bởi tất cả mọi người. Đặc biệt ư nghĩa ngày hôm nay là để xé tan màn đêm u tối đang bao trùm lên đất nước VN và những đất nước đang bị cai trị bởi một chế độ độc tài. Thứ hai, thắp sáng lên lương tâm nhân loại, đừng thờ ơ trước sự chà đạp nhân quyền.
Đêm hôm nay thắp nến là để không quên những người bị đàn áp một cách thô bạo mà điển h́nh là Cù Huy Hà Vũ bị kết án rất là vô lư. Anh Nguyễn Tiến Trung cũng v́ bày tỏ ḷng yêu đất nước mà bị bắt bỏ tù, và Giáo sư Phạm Minh Hoàng cũng v́ muốn đóng góp phần của ḿnh để xây dựng đất nước mà cũng bị bắt rất là vô cớ. Đặc biệt trong buổi thắp nến này, chúng tôi muốn hiệp thông với cộng đồng Công Giáo Thái Hà và đặc biệt là những thanh niên công giáo ở Vinh, chỉ v́ bày tỏ ḷng yêu nước mà bị bắt bỏ tù vô cớ mà cho tới hôm nay chưa biết họ bị bắt v́ tội ǵ và bị giam giữ ở đâu."
Trên quảng trường St. Michel, người ta thấy những lá cờ đại diện cho các quốc gia khác nhau như Tây Tạng, Miến Điện, Việt Nam v.v… và những biểu ngữ bằng tiếng Pháp, tiếng Tây Tạng, tiếng Việt với nội dung kêu gọi Tự do, Dân chủ và Nhân Quyền cho các quốc gia của họ.
Chủ đề của đêm thắp nến cho Nhân Quyền hôm nay là "Hướng về những ngọn nến, Hát cho Tự Do, dùng tiếng hát để cùng chia một nổi đau chung, để san sẻ tâm t́nh và cũng là lúc mà những trái tim cùng đập chung một nhịp với những đồng hương c̣n trong ngục tù ở phía bên kia quả địa cầu".
Ông Trần Nghĩa Hiệp, một thành viên của phong trào Hưng Ca Việt Nam chia sẻ: "Bổn phận của mỗi người chúng ta đều biết rằng ở quê hương, nhân quyền không c̣n nữa, v́ thế mà năm nào tôi cũng dự chứ không phải lần đầu từ hồi mà Việt Nam có biểu t́nh về Nhân Quyền. Điểm đặc biệt nữa là anh chị em Hưng Ca chúng tôi là tranh đấu Nhân Quyền cho Việt Nam. Hồi năy khi tôi hát bài Việt Nam Quê Hương Tôi Đẹp Lắm th́ tôi cũng mặc cái áo: Chúng Tôi Là Chiến Sĩ Về Nhân Quyền (Human Rights for VietNam). Bởi vậy lúc nào có những cuộc biểu t́nh cho Nhân Quyền, Tự do cho Việt Nam, chúng tôi đều có mặt."
Chủ đề của Ngày Nhân quyền là "Chúc mừng Nhân quyền" (Celebrate Human Rights). Năm 2011 được đánh giá là một năm "vô cùng đặc biệt", "hồi sinh" của nhân quyền và tự do trên thế giới.
Cao ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Bà Navy Pillay, vào ngày 1/12/2011, đă có bài phát biểu về những bước tiến của cuộc vận động nhân quyền trong năm nay. Theo bà, nỗ lực đ̣i hỏi sự tôn trọng nhân phẩm, như tinh thần của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền nhân kỷ niệm sinh nhật thứ 63 năm nay, đă trở thành phổ quát với những hành động cụ thể tại khắp nơi trên thế giới.
Tuy nhiên, trên thực tế, sự tôn trọng Quyền Làm Người, tôn trọng Nhân Phẩm của con người vẫn c̣n là một ư niệm mơ hồ ở một số quốc gia độc đảng, độc tài trên thế giới. Những ngọn nến thắp sáng quảng trường St. Michel hôm nay là một bằng chứng không thể chối bỏ.

 

Cộng đồng Người Việt Quốc gia vùng Montreal hội thảo  về bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền

 

MONTREAL – Tối ngày 16/12/2011 trong buổi “Thảo luận về bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền” do Cộng đồng Người Việt Quốc gia vùng Montreal tổ chức, các đề tài Lịch sử Nhân quyền và T́nh h́nh Quốc nội, Nhân phẩm Phụ nữ Việt Nam, “Tôn giáo và Nhân quyền đă được các thuyết tŕnh viên ô. Phạm Hữu Trác, bà Cấn Thị Bích Ngọc, Lm Phêrô Lê An Khang lần lượt tŕnh bày trước khi vào phần thảo luận ngắn. Dưới đây là nội dung phần tŕnh bầy của ô. Phạm Hữu Trác, Chủ nhiệm Cơ sở Truyền Thông – Communications..

Nhân quyền trong lịch sử

Tự do và nhân phẩm là những giá trị thiêng liêng tự nhiên từ lúc bắt đầu có loài người. Khi Ông Adam nhận trái táo do bà Eve đưa, ông ta có tự do lựa chọn, đó là quyền tự do đầu tiên của loài người.

Trước công nguyên đă có những luật lệ để bảo vệ người dân. Lịch sử nhắc lại các đạo luật Ur-Nammu (-2050), Hammurabi (-1780), và đặc biệt là hành động của đại đế Cyrus le Grand trả tự do cho những người Do Thái bị bắt đi làm nô lệ tại Babylone khoảng năm (-540) trước Tây Lịch.

Sau công nguyên, qua một thời kỳ trung cổ đen tối, vua Henri nước Anh ban hành luật Magna Carta năm 1225, rồi ngày 13-2-1689 nuớc Anh có luật Bill of Rights. Tuyên Ngôn Nhân Quyền Mỹ 1776, Tuyên Ngôn Nhân Quyền Pháp năm 1789.

Nhưng những luât đó chỉ giới hạn phạm vi trong lănh thổ một nước, phải chờ đến giữa thế kỷ 20, sau trận thế ch́ến thứ hai, trải qua cuộc tàn sát ghê gớm nhất trong lịch sử, nhân loại mới t́m ra được môt phương án để bảo vệ nhân phẩm và tự do con người. Thưa đó là bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền phổ quát, chung cho mọi quốc gia trên hoàn cầu được chấp thuận tại Paris ngày 10-12-1948.

Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền

Ngay sau khi Liên Hiệp Quốc thành lập ngày 24-10 1945, bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền được một ủy ban họp tại hồ Success Nữu Ước từ 27-1-1947 tới 10-2-1947 soạn thảo, chung kết và được chấp thuận ngày 10-12-1948 tại điện Chaillot, Pháp quốc. Có 48 nước bỏ phiếu thuận, 8 nước bỏ phiếu trắng, không có phiếu chống.

Có nhiều nhân vật đă tham gia vào việc soạn thảo tuyên ngôn, xin tạm kể bà Eleanor Rosevelt, ông René Cassi,, ông John Humphrey, ông Charles Malik, ông Peter Chang.

Nội dung Bản Tuyên Ngôn quốc tế nhân quyền có 30 điều. Nội dung gồm

- Nguyên tắc căn bản về nhân phẩm,
- Tự do, binh đẳng 2 điều đầu tiên,
- Quyền căn bản của cá nhân,
- Quyền của mỗi người tương quan với người khác, với nhóm khác hay tổ chức khác,
- Quyền tín ngưỡng, tôn giáo, quyền công dân, quyền chính trị,
- Quyền kinh tế, xă hội, văn hóa.

Ba điều cuối cùng nói đến giới hạn, bổn phận và trật tự xă hội và chính trị

Năm 1966, LHQ c̣n chấp thuận hai công ước quốc tế nữa, đó là Công Ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị, và Công ước về các quyền kinh tế, xă hội, văn hóa.

Tại Canada bản Charte of Rights and Freedoms năm 1982 có 34 điều. Bản tuyên ngôn nhân quyền đă thành luật hiến pháp, do đó việc bảo vệ nhân quyền mang hiến tính.

Tại Québec, Charte des Droits et Libertés năm 1975 có 56 điều. Đặc b́ẹt có thành lập 2 cơ chế: Commission des droits de la personne et des droits de la jeunesse và Tribunal des Droits de la Personne (Ṭa Án Nhân Quyền).

Hôm nay thắp nến nguyện cầu cho giáo xứ Thái Hà, tưởng cũng nên nhắc đến giáo huấn về chính trị của Giáo Hoàng Gioan XXIII trong thông điệp Pacem in Terris năm 1963, trong đó GH đă xác quyết chỉ có ḥa binh vĩnh cửu khi công bằng xă hội được tôn trọng, khi không c̣n cảnh bóc lột người, khi ấm no được đảm bảo.

Nhân quyền tại Việt Nam

Chương V của hiến pháp Việt Nam quy định QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN có 34 điều, từ điều 49 đến điều 83, có 6 điều nói về nhân quyền (điều 68 về đi lại, di trú, 69 về ngôn luận, 70 về tín ngưỡng, 71 về xâm phạm thân thể, 73 về chỗ ở, 74 về khiếu nại), phần c̣n lại là nguyên tắc tổng quát (5), dân quyền (13) chính trị (1) và nghĩa vụ (9).

Đặc biệt điều 51 nói quyền không tách rời nghĩa vụ (vụ Nguyễn Văn Lía, Trần Hoài An).

Những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam

Rất nhiều tổ chức quan sát nhân quyền Việt Nam đă đưa ra các bản báo cáo những vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam. Xin tạm kể: Amnesty International, Reporters sans Frontières, Human Rights Watch, Vietnam Human Rights, Freedom House, U.S. State Department, Fédération Internationale des Ligues des Droits de l’Homme, U.S. Commission on Religious Freedom, High Commission for Human Rights …

Mặc dù Việt Nam đă kư vào bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và 7 công ước về nhân quyền, nhưng trên thực tế quyền con người vẫn vi phạm trong nhiều lănh vực.

1. Bạo hành: đàn áp của công an, giam cầm trái phép, người dân bị xâm phạm an ninh, bị bắt bất cứ lúc nào, không biết giam ở đâu.
2. Xâm phạm các quyền căn bản: tự do ư kiến, thư tín, đời tư, lập hội, biểu t́nh
3. Xử án bất công theo lệnh đảng: h́nh sự hóa các hoạt động của người yêu nước, trái với tinh thần luật pháp, đàn áp luật sư.
4. Dân quyền: Ứng cử phải thông qua hiệp thương của Mặt Trận Tổ Quốc, không cho phép lập các nghiệp đoàn tư, kiểm soát theo dơi các cơ quan từ thiện quốc tế NGO.
5. Nhà cầm quyền hợp tác với giới kinh doanh khai thác lao động: khai thác xuất cảng lao động, trung gian buôn bán cô dâu, đồng lơa nô lệ t́nh dục.
6. Tự do tôn giáo: ngăn cản hành đạo, chiếm đoạt cơ sở của tôn giáo, kiểm soát việc đào tạo và tấn phong tu sĩ, đàn áp bằng bạo lực.
7. Duy tŕ bất công về quyền sở hữu.
8. Truyền thông, báo chí, điện tử: không chấp thuận truyền thông độc lập, đánh phá internet và các blog, chỉ có báo chí theo đảng được phép hoạt động (700 tờ báo lề phải).

© DCVOnline.

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]