Phái đoàn Ngoại giao Pháp  đến gặp gỡ trao đổi với Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền viện

 

 

 

PARIS, ngày 1.2.2013 (PTTPGQT) - Trong cuộc điện đàm sang Paris với ông Vơ Văn Ái, Giám đốc Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Đạo, Đức Tăng Thống đă cho biết nội dung cuộc gặp gỡ và trao đổi của Phái đoàn Đại sứ quán và Tổng Lănh sự Pháp đến thăm Ngài tại Thanh Minh Thiền viện, Saigon, sáng ngày 29.1.2013.

 

Cuộc trao đổi diễn ra trong không khí thân t́nh và thông cảm trên một giờ đồng hồ.

 

Phái đoàn Pháp gồm có ông Fabrice Mauriès, Tổng Lănh Sự, Tổng Lănh Sự Quán Pháp ở Saigon, và ông Jean-Philippe Gavois, Bí thư thứ nhất, Đặc trách Chính trị, Tôn giáo và Nhân quyền của Đại sứ Quán Pháp tại Việt Nam, từ Hà Nội vào.

 

Ông Tổng Lănh sự cho biết mối quan tâm của ngài Đại sứ Pháp đối với Đức Tăng Thống và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), nên có cuộc viếng thăm hôm nay.

 

Khởi đầu Đức Tăng Thống tŕnh bày những khó khăn của các tôn giáo nói chung và GHPGVNTN nói riêng, mà Nghị định mới về tôn giáo số 92 là sự thắt chặt các hoạt động tôn giáo. Nghị định ban hành ngày 8.11.2012 nhưng có hiệu lực kể từ ngày 1.1.2013. Ngay cả người nước ngoài sống tại Việt Nam cũng phải gửi hồ sơ xin phép sinh hoạt tôn giáo, là điều chưa có trước đây. Nghị định 92 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, cho thấy Việt Nam chưa có chính sách mở rộng tự do tôn giáo, trái lại chỉ áp đặt đường hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam để “gia tăng sự quản lư tôn giáo của nhà nước”.

 

Đây là lần đầu tiên có sự tiếp xúc giữa Pháp với Giáo hội, nên Đức Tăng Thống tŕnh bày đại quan cho hai nhà ngoại giao Pháp t́nh h́nh Phật giáo suốt thời cận đại. Từ Dụ số 10 không công nhận Phật giáo như một tôn giáo và chỉ xem như một hội đoàn dưới thời Vua Bảo Đại, cho đến sự ra đời của Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới năm 1951 tại Colombo, Phật giáo Việt Nam kết hợp thành tổ chức thống nhất ba miền Bắc Nam Trung. Nhưng Hiệp định Paris năm 1954 phân đôi đất nước làm cho Phật giáo hai miền Bắc Nam ly cách. Tiếp đến Pháp nạn dưới thời Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm với chính sách kỳ thị tôn giáo, mà Phật giáo là nạn nhân chính. Việc Tổng thống Diệm ra lệnh cấm treo cờ Phật giáo tại Đại lễ Phật Đản Huế tháng 5 năm 1963 đă làm bùng vỡ tâm thức nhẫn nhục dưới muôn ách nạn, thúc đẩy Phật giáo đồ xuống đường biểu t́nh đ̣i hỏi b́nh đẳng tôn giáo.

 

Đến đầu tháng 11.1963, giới quan nhân VNCH đứng ra làm cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Diệm. Đầu năm 1964, Phật giáo mới được tự do mở đại hội h́nh thành Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, nối lại truyền thống thống nhất Phật giáo toàn quốc từ mươi thế kỷ trước.

 

Nhưng GHPGVNTN chỉ hoạt động được 11 năm, th́ miền Nam mất vào tay Cộng sản năm 1975. Từ đó Giáo hội chúng tôi mất mọi quyền tự do sinh hoạt tôn giáo cho đến ngày nay. Đảng và Nhà nước cho ra đời tổ chức Phật giáo của Nhà nước, rất nhiều đảng viên được cạo đầu, mặc áo tăng sĩ đại diện cho Phật giáo Miền Bắc. Kể từ năm 1982, nhà cầm quyền Cộng sản bắt giam tất cả những ai trung thành với GHPGVNTN, kể cả hàng lănh đạo cao cấp Giáo hội. Trong số này có Đức cố Đệ tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang đưa về quản thúc ở Quảng Ngăi, và tôi đưa đi lưu đày ngoài Bắc.

 

Giáo hội Phật giáo Nhà nước chỉ có tên trên h́nh thức, đa số chư Tăng là người thế tục đảng cử vào trà trộn. Mục đích của tổ chức này là tiêu diệt GHPGVNTN.

 

Được phái đoàn hỏi về bản thân Đức Tăng Thống. Ngài cho biết bị bắt giam từ năm 1977 trong ṿng 2 năm. Năm 1982 đưa về quản thúc ở Thái B́nh trong ṿng 10 năm mà chẳng cho biết tội ǵ, và cũng không hề được ṭa án xét xử. V́ vậy tôi đă viết thư gửi ông Mai Chí Thọ, lúc bấy giờ là Bộ trưởng Bộ Nội vụ, loan báo nếu không công khai xử tội tôi trước ṭa án, nếu tôi có tội, th́ tôi sẽ tự động bỏ về Nam. Rồi tôi về.

 

Năm 1994 tôi dẫn phái đoàn Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN, đi cứu trợ thiên tai lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long, lại bị nhà nước bắt, kết án 5 năm tù đưa ra giam ở nhà tù Ba Sao rồi Thanh Liệt. Nhờ dư luận quốc tế vận động, tôi được ân xá năm 1998 về đây sống trong t́nh trạnh quản thúc cho tới nay.

 

Ngày ngày có người canh gát trước Thanh Minh Thiền viện. Hàng tháng đi khám bệnh cũng bị theo dơi rất nghiêm ngặt.

 

Tuy bị cấm sinh hoạt, nhưng GHPGVNTN chúng tôi vẫn c̣n cơ sở pháp lư, chưa có văn kiện nào của Nhà nước giải thể. Với hai ngh́n năm lịch sử đồng hành cùng dân tộc, nên Phật giáo Việt Nam thấm nhuần tinh thần dân tộc, vô h́nh trung trở thành đối nghịch với chủ nghĩa Tam Vô của Cộng sản. Đây là lư do khiến Nhà nước t́m mọi cách đàn áp, không cho Giáo hội sinh hoạt.

 

Trước kia c̣n Liên Xô, th́ nhà nước Việt Nam dựa vào Liên Xô. Nay Liên Xô sụp đổ, họ dựa vào Trung quốc để giữ Đảng cho họ chứ không phải để phục vụ sự no ấm, tự do cho người dân. Mặt khác họ c̣n bán đất, bán biển cho Trung quốc.

 

Các nhà bất đồng chính kiến hay GHPGVNTN lên tiếng phê b́nh chính sách phi nhân quyền, thiếu dân chủ, th́ liền bị bắt giam.

 

V́ vậy mà trước đây, từ năm 2001, tôi đă cất lời kêu gọi cho tiến tŕnh dân chủ hóa Việt Nam như giải pháp duy nhất cho sự phát triển đất nước. Giáo hội chúng tôi quan niệm phải có tam quyền phân lập, và chỉ cần sự hiện hữu của ba đảng đại diện cho ba khuynh hướng tả, hữu, trung lập trong quần chúng. Nhưng Đảng Cộng sản chẳng bao giờ chịu nghe. Chủ trương của Nhà nước này là thà mất nước chứ không thà mất Đảng.

 

Trả lời câu hỏi của Phái đoàn Pháp về những sự thay đổi trong thời gian qua, Đức Tăng Thống cho biết :

 

Thay đổi th́ có nhưng độc tài, độc quyền vẫn y nguyên. Người dân đă mất quyền ăn nói. Thử xem những việc gần đây, hàng lọat Ngân hàng bị tan vỡ là v́ người dân không được góp ư, bày tỏ chính kiến. Châm ngôn “kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa” chẳng có ư nghĩa ǵ với những chuyên gia kinh tế thế giới.

 

Ngày nay ta có thể đem Miến Điện so sánh với Việt Nam để thấy sự cách xa về tiến tŕnh dân chủ. Độc tài Cộng sản là vấn nạn khó giải quyết hơn chính quyền quân phiệt Miến.

 

Giáo hội chúng tôi không làm chính trị. Nhưng thái độ chính trị của Giáo hội là mong muốn có nền dân chủ đa nguyên để mọi thành phần dân tộc, chính trị, tôn giáo được tham gia kiến thiết đất nước, đồng thời giải quyết vấn đề Trung quốc xâm lăng Biển Đông. Nước Pháp có kinh nghiệm với Việt Nam 80 năm trời, hiện nay nước Pháp có « Ngôi nhà Pháp lư Pháp Việt » tại Hà Nội mà không có quốc gia nào khác có. Giáo hội chúng tôi mong tiếng nói của nước Pháp có thể giúp Việt Nam tiến nhanh trong việc cải cách Pháp quyền phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế, và đẩy mạnh công cuộc dân chủ hóa Việt Nam.

 

Ông Tổng Lănh sự Fabrice Mauriès tỏ lời thông cảm các ư kiến của Đức Tăng Thống đề ra, ông cũng nói nước Pháp luôn quan tâm ủng hộ quan điểm và quyền lợi của mỗi cá nhân. Nhưng vấn đề thay đổi th́ không ai có thể thay thế vai tṛ này của người Việt Nam. Ông cũng quan tâm đến sức khỏe hiện nay của Đức Tăng Thống và hỏi thăm ngoài phái đoàn Pháp c̣n có ai đến vấn an Đức Tăng Thống không ?

 

Đức Tăng Thống cho biết thời gian qua có Phái đoàn của ông Đại sứ Hoa Kỳ và Đại sứ Úc Đại Lợi ngoài Hà Nội vào thăm, trao đổi. Tháng trước đây có ông Ủy viên đặc nhiệm Nhân quyền của chính phủ Đức và ông Tổng Lănh sự Đức đến thăm.

 

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]