CSVN vừa có Hiến Pháp ‘b́nh mới rượu cũ’

 

Người Việt Online

28-11-2013 

HÀ NỘI 28-11 (NV) - Quốc hội CSVN bấm nút thông qua bản hiến pháp mới, sửa đổi theo kiểu tráo lên trộn xuống các chương, các điều nhưng cái người ta mong mỏi nhất không hề thay đổi, giữ nguyên độc tài đảng trị.

Những điều chính yếu mà giới trí thức nhân sĩ, các tôn giáo thúc hối thay đổi, trả lại quyền làm chủ vận mệnh đất nước, trả quyền tư hữu đất đai và các quyền tự do căn bản cho nhân dân, th́ không có ǵ khác với bản hiến pháp cũ có từ 21 năm trước. 

Hăng thông tấn chính thức của chế độ khoe rằng Hiến pháp 1992 được sửa đổi “tạo cơ sở pháp lư thuận lợi và bền vững cho quá tŕnh hội nhập và phát triển của đất nước trong thời kỳ mới”. Nhưng ngoài sự thay đổi vị trí của các điều khoản, các chương, những ai đă đọc bản dự thảo được phổ biến trên Internet đều thấy như cũ.

Điều 4 của hiến pháp cũ dành độc quyền cai trị đất nước cho đảng CSVN th́ vẫn là “lực lượng lănh đạo Nhà nước và xă hội” ở bản hiếp pháp mới thông qua. Ở điều 2, chế độ cai trị th́ vẫn là “Nhà nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xă hội chủ nghĩa.”

“Pháp quyền xă hội chủ nghĩa” nói trắng ra là độc tài đảng trị. Tuy nhà cầm quyền tự nhận là “đầy tớ nhân dân” nhưng ông bà chủ nào kêu gào nhân quyền, tự do ngôn luận báo chí, tự do tín ngưỡng đều bị đàn áp thẳng tay. Hàng ngàn hàng vạn người khiếu kiện đất đai quanh năm suốt tháng ở đủ mọi cấp chỉ v́ “đầy tớ” cưỡng đoạt mất cơ hội kiếm sống trên mảnh vườn thửa ruộng, trở thành tay trắng.

Điều 69 của bản hiến pháp 1992 th́ đổi thành điều 25 ở hiến pháp mới “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu t́nh. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”, sửa vài chữ. Thực tế th́ quyền tự do này bị bóp siết thế nào, các bản án quy cho người dân tội “tuyên truyền chống nhà nước…” hay “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ …” chứng minh cụ thể rằng quyền chỉ có trên giấy.

Thay v́ nói “kinh tế quốc doanh” như hiến pháp cũ, hiến pháp mới xài từ “ kinh tế nhà nước” và vẫn giữ “vai tṛ chủ đạo” trong “nền kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa”. Cái đám làm kinh tế nhà nước đă “giữ vai tṛ chủ đạo” nhưng trong điều 51 của hiến pháp mới lại nói “Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế b́nh đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật” th́ rơ ràng mâu thuẫn như nhiều người từng phân tích trước đây.

Tuy tảng lờ kiến nghị của hàng chục ngàn người đủ mọi tầng lớp dân chúng đ̣i đa nguyên đa đảng, trả quyền lập hiến cho dân nhưng TTXVN thuật lời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dối trá rằng “Quốc hội, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đă làm việc hết sức ḿnh, tiếp thu ư kiến các đại biểu Quốc hội qua 3 kỳ họp với tinh thần lắng nghe, thấu hiểu, tiếp thu, chắt lọc những tinh hoa trí tuệ của toàn dân tộc vào bản Dự thảo lần này.”

Quảng đại quần chúng Việt Nam thất vọng nhưng cũng không ngỡ ngàng ǵ với cái kết quả biểu quyết buổi sáng hôm Thứ Năm 28/11/2013 bản hiến pháp mới với 97% đại biểu “bấm nút thông qua.” Báo chí tây phương từng gọi Quốc hội CSVN là con dấu cao su (rubber stamp), khi cần th́ quẹt tí mực đóng xuống tờ giấy là cái dấu nào cũng giống nhau.

Các cuộc thảo luận, tranh luận ở quốc hội CSVN hoàn toàn có tính h́nh thức. Khi bấm nút biểu quyết th́ đều thông qua v́ hầu hết đều là đảng viên cao cấp được “cơ cấu” vào ngồi ở cơ quan lập pháp, làm theo lệnh để được chia chác bổng lộc.

Ông Nguyễn Quang A, một trong những nhân sĩ trí thức kư tên vào bản kiến nghị đ̣i bỏ điều 4 hiến pháp không bày tỏ ngạc nhiên về kết quả thông qua hiến pháp mới kiểu b́nh mới rượu cũ.

“Cái quốc hội này là của đảng Cộng sản Việt Nam, không phải của nhân dân Việt Nam.” Ông A nói với hăng thông tấn AP. (TN)

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]