Việt Nam tham gia Công ước chống tra tấn

 

Người Việt Online

11-11-2013

HÀ NỘI (NV) .- Việt Nam vừa kư cam kết thực hiện Công ước Chống tra tấn. Đây là một sự nhượng bộ những đ̣i hỏi của cộng đồng quốc tế về cải thiện nhân quyền (UNCAT).

Đại sứ CSVN tại Liên Hiệp Quốc nói rằng, qua việc tham gia UNCAT, Việt Nam tái khẳng định “cam kết không lay chuyển” nhằm ngăn chặn mọi hành động tàn ác, đối xử vô nhân đạo và bảo vệ tốt hơn các quyền căn bản của con người.

Thông cáo báo chí của phái đoàn CSVN tại Liên Hiệp Quốc về sự kiện này th́ viết rằng, việc tham gia thực hiện UNCAT là “một bước cụ thể trong quá tŕnh chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam”, đồng thời hứa hẹn “Việt Nam sẵn sàng là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.

Những lời lẽ hoa mỹ đó không che đậy được sự thật là Việt Nam chỉ tham gia thực hiện UNCAT do áp lực của cộng đồng quốc tế, nhất là đang nộp đơn xin làm thành viên Hội Đồng Nhân Quyền LHQ.

Hồi tháng 7 vừa qua, trong chuyến thăm Hoa Kỳ, Chủ tịch Nhà nước CSVN hứa sẽ sớm kư cam kết thực hiện UNCAT như một trong những phương thức chứng tỏ nỗ lực cải thiện t́nh trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam.

Đến tháng 9, tại cuộc đối thoại thường niên lần thứ ba về nhân quyền giữa Cộng đồng châu Âu (EU) và Việt Nam,  đại diện EU khẳng định, nhân quyền là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ giữa EU và Việt Nam nên EU sẽ “cương quyết và thường xuyên nêu lên vấn đề này”. Việc kư cam kết thực hiện UNCAT lại được Việt Nam nêu ra như một hứa hẹn.

Mới đây, trao đổi với VOA, ông Scott Busby, Phó Trợ lư đặc trách về nhân quyền và quyền lao động của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, cho biết, trong chuyến thăm Việt Nam bốn ngày từ 29 tháng 10 đến 2 tháng 11, ông Busby thay mặt Hoa Kỳ nhấn mạnh, Việt Nam phải sớm đạt được những tiến bộ cụ thể về nhân quyền nếu thực sự muốn thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ và việc kư cam kết thực hiện UNCAT được xem là một trong những bằng chứng, chứng tỏ Việt Nam nỗ lực cải thiện t́nh trạng nhân quyền.

UNCAT hay Công ước Chống Tra tấn có tên đầy đủ là “Công ước Chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác”.

UNCAT nằm trong nhóm những công ước được soạn thảo nhằm bảo vệ nhân quyền của cộng đồng quốc tế. Tuy được Liên Hiệp Quốc thông qua từ năm 1984, có hiệu lực từ năm 1987 nhưng Việt Nam vẫn thuộc một nhóm rất nhỏ không tham gia. Không tham gia đồng nghĩa với không phải thực hiện, không bị giám sát, chế tài, dẫu cho mục tiêu của UNCAT chỉ là pḥng chống tra tấn, đối xử tàn bạo làm mất phẩm giá con người.

Việt Nam không tham gia UNCAT v́ UNCAT cấm tuyệt đối việc tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo, xúc phạm phẩm giá con người. UNCAT đ̣i các quốc gia cam kết thực thi phải có những biện pháp hữu hiệu để pḥng ngừa, chống tra tấn.

Phải xem tra tấn là tội h́nh sự. Kẻ tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo, xúc phạm phẩm giá con người sẽ bị dẫn độ để xét xử tại một quốc gia khác nếu quốc gia kẻ đó cư trú không làm việc này. Đồng thời nghiêm cấm các quốc gia trả ai đó về nguyên quán nếu có lư do để tin rằng, ở đó, họ sẽ bị tra tấn, ngược đăi.

Từ lúc, UNCAT có hiệu lực vào 26 tháng 6 năm 1987, ngày 26 tháng 6 hàng năm được chọn làm Ngày quốc tế ủng hộ các nạn nhân bị tra tấn (International Day in Support of Torture Victims). Việt Nam chưa bao giờ tổ chức ngày này như một nỗ lực cùng cộng đồng quốc tế chống tra tấn, ngược đăi con người.

Bên cạnh UNCAT c̣n có một Nghị định thư tùy chọn về "Công ước chống Tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác” được gọi là OPCAT, được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua hồi năm 2002, có hiệu lực từ  tháng 6 năm 2006, quy định về việc thành lập “một hệ thống các chuyến viếng thăm thường xuyên do các cơ quan độc lập quốc tế và quốc gia thực hiện tại những nơi có người đang bị tước quyền tự do, để ngăn chặn việc tra tấn, trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác”. OPCAT được giám sát bởi một “Tiểu ban Pḥng chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác”.

Trong những tuyên bố mới nhất về việc tham gia UNCAT, không thấy Việt Nam đề cập đến OPCAT. Tuy nhiên, việc tham gia UNCAT sẽ đặt Việt Nam dưới sự giám sát của Uỷ ban chống Tra tấn (CAT). CAT là một cơ quan gồm các chuyên gia về nhân quyền, theo dơi việc thi hành UNCAT. Tổ chức CAT là một trong tám cơ quan liên kết qua Công ước nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.

Những ngày sắp tới, sau khi Quốc hội CSVN phê chuẩn UNCAT, trong ṿng một năm, Việt Nam có nghĩa vụ phải nộp báo cáo cho CAT để tường tŕnh việc bảo vệ nhân quyền đă được thi hành thế nào. Sau đó, mỗi bốn năm, Việt Nam phải có báo cáo định kỳ. CAT sẽ kiểm tra và đưa ra các khuyến nghị. CAT cũng sẽ xem xét các khiếu nại, tố cáo của những cá nhân về việc vi phạm UNCAT. Tham gia UNCAT, Việt Nam có nghĩa vụ phải điều tra ngay lập tức mọi cáo buộc vi phạm UNCAT. (G.Đ)

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]