Việt Nam cấm công nhân thuộc 6 ngành đ́nh công


 

Người Việt Online

13-5-2013

HÀ NỘI (NV).- Nhà cầm quyền  Việt Nam vừa công bố một nghị định cấm nhân viên làm việc trong 6 lĩnh vực tham dự các cuộc đ́nh công. Các ngành này bao gồm: điện lực; dầu khí; an ninh hàng không; viễn thông – bưu chính; cấp nước và thoát nước; vệ sinh môi trường và an ninh quốc pḥng.

Theo báo Lao động, nghị định nói trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 6 tới, buộc cán bộ và nhân viên làm việc trong sáu ngành nói trên tổ chức và tham dự các cuộc đ́nh công, bất kỳ v́ lư do ǵ.
 
Thay vào đó, cũng theo báo Lao động, các ông bộ trưởng, thứ trưởng phải mở các cuộc họp với nghiệp đoàn các công ty thuộc 6 lĩnh vực nói trên để “thảo luận, bàn bạc và kịp thời giải quyết mọi nguyện vọng của người lao động.”
 
Dư luận người lao động tỏ ra bất ngờ trước quyết định trên v́ tưởng rằng nhà nước Việt Nam “cởi mở” hơn trong việc cho phép người lao động tham dự các cuộc đ́nh công đ̣i quyền lợi một cách chính đáng lâu nay.
 
Thời gian gần đây, đ́nh công bắt đầu được giới công nhân ở Việt Nam coi là một công cụ khá hữu hiệu để đ̣i cải thiện tiền lương, giảm giờ làm việc, cải thiện bữa ăn, điều kiện làm việc… Năm 2011, các vụ đ́nh công tăng vọt kỷ lục, lên đến 199 vụ riêng tại Sài G̣n. Năm 2012, số vụ đ́nh công giảm xuống c̣n 103 vụ, nhưng tính chất đối đầu giữa chủ và thợ vẫn gay gắt không kém.
 
C̣n theo thống kê của Bộ Lao động và thương binh – xă hội Việt Nam, trong năm 2011 xảy ra 857 cuộc đ́nh công tại Việt Nam, con số cao kỷ lục từ trước đến nay, nhiều gấp đôi số vụ đ́nh công trong năm 2010. Cũng theo tài liệu này, số vụ đ́nh công tại Việt Nam leo thang liên tiếp kể từ năm 2006 cho đến nay.
 
Có vụ đ́nh công dẫn đến cuộc đối đầu đầy căng thẳng, như vụ xảy ra tại công ty sản xuất phụ tùng xe gắn máy Giai Đức đóng tại quận Chương Mỹ, Hà Nội ngày 23 tháng 6, 2012. Trong vụ này, một nhân viên bảo vệ đă lái xe hơi ủi vào số người đ́nh công, cán chết một nữ công nhân và làm 6 người khác bị thương.
 
Riêng từ đầu năm 2013 đến nay, hai vụ đ́nh công lớn xảy ra tại tỉnh Thanh Hóa và Hậu Giang quy tụ hàng ngàn công nhân đ̣i lương tháng 13. Tại tỉnh Hậu Giang, trên 3,000 công nhân công ty Minh Phú đă ồ ạt mở cuộc đ́nh công kéo dài hai ngày liên tiếp. Cuối cùng, chủ tịch tỉnh Hậu Giang đă phải đến tận nơi răn đe mọi người rằng “chậm sản xuất hoặc không sản xuất là phản lại lợi ích quốc gia nói chung, và tỉnh Hậu Giang nói riêng.”
 
C̣n tại Sài G̣n hôm 9 tháng Giêng, 2013, khoảng 1,700 công nhân một công ty Nhật tọa lạc tại khu chế xuất Tân Thuận đă băi công để đ̣i tiền thưởng tết. 
 
Tại tỉnh Thanh Hóa, đúng vào ngày tết dương lịch, hàng trăm công ty sản xuất gạch Đông Văn ở huyện Đông Sơn đă đồng loạt đ́nh công để đ̣i chủ thanh toán nửa tỉ đồng, tương đương 250,000 đôla tiền nợ trợ cấp thôi việc; thai sản; làm việc ngoài giờ, v.v..
 
Đại diện công nhân nói, buộc phải đ́nh công v́ nêu yêu sách quá lâu mà chủ công ty cứ “lờ,” không chịu giải quyết. (PL)
  

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]