Blogger “Ba Sàm” Nguyễn Hữu Vinh bị bắt


Người Việt Online

05/5/2014

HÀ NỘI (NV)  An ninh Điều tra của Bộ Công an CSVN vừa thực hiện lệnh bắt khẩn cấp ông Nguyễn Hữu Vinh, một blogger có nickname là “Ba Sàm” và một cộng sự có tên là Nguyễn Thị Minh Thúy.

Cả hai bị cáo buộc đă “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo điều 258 của Bộ Luật H́nh Sự CSVN mà bản án có thể nặng nề.

Ông Nguyễn Hữu Vinh, 58 tuổi, người từng là trung tá an ninh của Công an Việt Nam, sau đó xin ra khỏi ngành. Cách nay khoảng tám năm, ông Vinh lập trang web có tên là “Ba Sàm”, chuyên tổng hợp, giới thiệu các thông tin, sự kiện, ư kiến về những vấn đề có liên quan đến hiện t́nh Việt Nam. Kể cả những thông tin, sự kiện, ư kiến được xem là cấm kỵ (biểu t́nh chống Trung Quốc, phản kháng cưỡng đoạt đất đai, yêu cầu bỏ Điều 4 trong Hiến pháp). 

“Ba Sàm” đă từng là một trong những trang web dẫn đầu về số lượng truy cập tại Việt Nam và bị tin tặc tấn công, cướp quyền kiểm soát nhiều lần. Tuy nhiên, nhờ sự giúp đỡ của nhiều người, bộ phận điều hành trang web này đă giành lại được quyền kiểm soát và trang web tiếp tục hoạt động theo tôn chỉ “phá ṿng nô lệ”.  Cách nay khoảng một tháng, nhóm điều hành trang web Ba Sàm tuyên bộ tạm ngưng điểm tin v́ thiếu nhân sự.   

Truyền thông Việt Nam dẫn ư kiến của Bộ Công an Việt Nam, giải thích, ông Vinh và bà Thúy bị bắt v́ “đăng tải các bài viết trên mạng Internet có nội dung xấu, thông tin sai lệch làm giảm uy tín, mất ḷng tin trong nhân dân”.

Người ta có rất ít thông tin về bà Nguyễn Thị Minh Thúy. Theo một vài bài viết mà người ta tin rằng do an ninh Việt Nam soạn thảo, dựa trên các dữ liệu mà tin tặc đánh cắp sau khi tấn công trang web “Ba sàm”, nhằm bôi nhọ những người thực hiện trang web này th́ bà Nguyễn Thị Minh Thúy, 24 tuổi là nhân viên của Công ty Thám tử VPI  - do ông Vinh điều hành.

Suốt quá tŕnh thực hiện trang “Ba Sàm”, ông Vinh là người chịu rất nhiều áp lực từ phía nhà cầm quyền Hà Nội. Đây cũng là lư do cách nay khoảng một năm, ông Vinh tuyên bố rút khỏi vai tṛ điều hành trang  “Ba Sàm”.

Ngay sau sự kiện ông Vinh bị bắt, bà Ngọc Thu, người trước đây cùng ông Nguyễn Hữu Vinh điều hành và sau khi ông Vinh rút lui, tự điều hành  trang web “Ba Sàm”, viết trên trang facebook “Tin không lề” cho biết, khoảng một năm nay, ông Vinh không c̣n điều hành trang web “Ba Sàm” nữa. Cũng v́ vậy, ông Vinh không thể đóng hay mở cả ba địa chỉ trên Internet của trang web này.

Trên thực tế, tuy trong tháng vừa qua, thông tin không được cập nhật song cả ba địa chỉ trên Internet của trang web “Ba Sàm” vẫn tồn tại sau khi ông Vinh bị bắt.

Thế nhưng có hai trang web đă bị đóng vào thời điểm ông Vinh bị bắt là “Chép sử Việt”  (chepsuviet.com) và “Diễn đàn xă hội dân sự” (diendanxahoidansu.wordpress.com).

Đáng chú ư, “Diễn đàn xă hội dân sự” là trang web cổ súy cho việc phát triển, tham dự của các tổ chức dân sự vào sinh hoạt xă hội của Việt Nam. “Diễn đàn xă hội dân sự” có sự tham gia của nhiều trí thức nổi tiếng như: Chu Hảo, Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi… Vào lúc này, nhà cầm quyền CSVN đang hết sức lo ngại với sự ra đời của hàng loạt tổ chức dân sự.

Hồi cuối tháng trước, ông Trương Đ́nh Tuyển, cựu Ủy viên ban Chấp hành Trung ương Đảng, cựu Bộ trưởng Thương mại vừa khuyến cáo chính quyền “nên thừa nhận xă hội dân sự”, xem đó là “sản phẩm của sự phát triển dân chủ”.

Ông Tuyển đưa ra khuyến cáo đó tại Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân, đang diễn ra ở Hạ Long, Quảng Ninh và các thành viên diễn đàn cùng bàn về cải cách thể chế. Ông giải thích thêm về việc “nên thừa nhận xă hội dân sự” v́ “bản chất của nhà nước mang tính quan liêu, muốn khắc phục quan liêu th́ cần phát huy vai tṛ của xă hội dân sự”.

Nhân vật từng là cựu Ủy viên ban Chấp hành Trung ương Đảng, cựu Bộ trưởng Thương mại nhắc lại thông điệp của ông Nguyễn Tấn Dũng hồi đầu năm nay, trong thông điệp đó, Thủ tướng CSVN từng thừa nhận “dân chủ là xu thế khách quan trong sự phát triển của loài người”. Theo ông Tuyển, nếu đă thừa nhận “dân chủ là xu thế khách quan” th́ “phải mở rộng dân chủ và đương nhiên phải tôn trọng vai tṛ của xă hội dân sự”.

Ông Tuyển nhấn mạnh, “đă đến lúc phải thấy xă hội dân sự là sản phẩm của sự phát triển dân chủ, mà sự phát triển dân chủ có tính quy luật”. Báo chí Việt Nam tường thuật, phát biểu của ông Tuyển tuy ngắn nhưng được cử tọa vỗ tay hưởng ứng. (G.Đ)

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]