Ba trong số 100 ‘anh hùng thông tin’ là người Việt

 

Người Việt Online

29.4.2014

HÀ NỘI (NV) - Nhân Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới 2014, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), công bố danh sách “100 anh hùng thông tin.” Có ba người Việt được đưa vào danh sách sách này. 

Đây là lần đầu tiên, RSF b́nh chọn “anh hùng thông tin.” Ông Christophe Deloire, tổng thư kư RSF giải thích, tổ chức này làm điều đó nhân Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới nhằm vinh danh sự can đảm của các nhà báo và blogger đă hy sinh sự an toàn và đôi khi cả mạng sống cho thiên chức của ḿnh.

Theo RSF, với sự can đảm có tính mẫu mực, những “anh hùng thông tin” đă đóng góp vào việc xúc tiến tự do báo chí từng được ghi trong điều 19 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền: “T́m kiếm, tiếp nhận và loan truyền mà không quan tâm đến biên giới, các thông tin và ư tưởng bằng mọi phương tiện biểu hiện.”

RSF hy vọng “anh hùng thông tin” sẽ trở thành nguồn cảm hứng cho mọi người có khát vọng tự do. Không có quyết tâm của những “anh hùng thông tin” và những người như vậy, sẽ không thể nào mở rộng được tự do.

100 nhà báo, blogger được đưa vào danh sách 100 “anh hùng thông tin” đầu tiên có tuổi từ 25 đến 75 tuổi, của 65 quốc gia khác nhau. Trẻ nhất là Oudom Tat, phóng viên ảnh của Campuchia, già nhất là Muhammed Ziauddin, một nhà báo ở Pakistan.

Khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương có 25 nhà báo, blogger được vinh danh. Việt Nam nằm trong nhóm những quốc gia có từ ba “anh hùng thông tin” trở lên. Những quốc gia c̣n lại trong nhóm này là: Trung Quốc, Iran, Nga, Azerbaijan, Mexico và Eritrea.

Ba người Việt được RSF chọn, đưa vào danh sách 100 “anh hùng thông tin” đầu tiên là ông Phạm Chí Dũng, ông Trương Duy Nhất và Linh Mục Lê Ngọc Thanh.

Ông Phạm Chí Dũng, từng là một đảng viên CSVN, sĩ quan quân đội, viên chức của cơ quan bảo vệ Đảng. Ông Dũng từng viết nhiều bài, với nhiều bút danh khác nhau cho nhiều nơi ở cả trong và ngoài Việt Nam, phân tích về chính trị, kinh tế, văn hóa, xă hội, chỉ trích những hạn chế của hệ thống cầm quyền. Khoảng giữa năm 2012, ông Dũng bị khởi tố v́ “âm mưu lật đổ chính quyền” và “tuyên truyền chống nhà nước.” Đến đầu năm 2013, vụ án được đ́nh chỉ điều tra, ông Dũng được trả tự do. Ra khỏi tù, ông Dũng viết nhiều hơn, kư tên thật. Tháng 2 năm nay, ông Dũng bị tịch thu hộ chiếu, cấm xuất cảnh khi dự tính đến Genève, tham dự một hội nghị về nhân quyền.

Ông Trương Duy Nhất, từng là phóng viên của báo Công An Quảng Nam-Đà Nẵng, sau đó chuyển qua làm phóng viên thường trú của báo Đại Đoàn Kết tại miền Trung. Năm 2010, ông tuyên bố rời bỏ làng báo Việt Nam, dành thời gian cho việc viết blog để “có thể nói thẳng những suy nghĩ của ḿnh.”

Ông nhất lập blog “Một góc nh́n khác” có hàng loạt bài viết chỉ trích đích danh tổng bí thư, chủ tịch nhà nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng Việt Nam,... Ông Nhất bị bắt hồi cuối tháng 5 năm 2013, bị di lư ra Hà Nội, bị tạm giam tại đó cho tới khi ṭa án thành phố Đà Nẵng mở phiên xử sơ thẩm hôm 4 tháng 3 và phạt ông hai năm tù v́ “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước.”

Ông Nhất vẫn đang bị giam.

Linh Mục Lê Ngọc Thanh là một tu sĩ Ḍng Chúa Cứu Thế, một trong những người điều hành tổ chức dân sự có tên là Truyền Thông Chúa Cứu Thế. Truyền Thông Chúa Cứu thế đă tổ chức tường thuật nhiều sự kiện liên quan đến đàn áp tôn giáo, đàn áp người bất đồng chính kiến, đàn áp-bóc lột người nghèo.

Giống như ông Dũng và ông Nhất, Linh Mục Thanh từng bị hệ thống truyền thông Việt Nam cảnh cáo, lăng mạ là “phần tử xấu,” bị xách nhiễu nhiều lần.

Linh Mục Thanh đă từng bị cầm giữ vài lần. một lần vào năm 2012, khi về Bạc Liêu dự đám giỗ 49 ngày của bà Đặng Thị Kim Liêng - người tự thiêu để phản đối việc giam giữ con ḿnh là blogger Tạ Phong Tần. Lần khác vào năm 2013 khi có mặt trong cuộc biểu t́nh bày tỏ sự ủng hộ blogger Đinh Nhật Uy. (G.Đ) 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]