Luật sư bị đề nghị kỷ luật v́ b́nh luận trên facebook

 

Người Việt Online

22.4.2014
 

VIỆT NAM - Chánh án Ṭa án Đắk Lắk vừa có văn bản đề nghị giới hữu trách kỷ luật một luật sư v́ đă chỉ trích ṭa án tỉnh này trên trang cá nhân của mạng xă hội có tên facebook.

Trong văn bản vừa kể, ông Nguyễn Duy Hữu, chánh án Ṭa án Đắk Lắk, cho rằng, Luật Sư Lưu Mai Hưng, thành viên Đoàn Luật Sư Sài G̣n đă có “lời lẽ thiếu văn hóa,” “thiếu tôn trọng,” “xúc phạm” cán bộ và cơ quan tiến hành tố tụng, “vi phạm quy tắc đạo đức” và “ứng xử nghề nghiệp.”

Luật Sư Lưu Mai Hưng chỉ trích Ṭa án Đắk Lắk khi tham gia bào chữa cho một thân chủ bị cáo buộc “lừa đảo chiếm đoạt tài sản.” Sau phiên xử, Luật Sư Hưng nhận định rằng, bản án mà Ṭa án Đắk Lắk đă tuyên hồi đầu tháng 4 “có sự chỉ đạo quyết liệt trái pháp luật,” “can thiệp thô bạo vào tất cả các giai đoạn của vụ án,” “bỏ sót tội phạm và gây oan sai.”

Trả lời truyền thông trong nước, Luật Sư Hưng khẳng định ông không vi phạm Luật Luật Sư và yêu cầu của ông Nguyễn Duy Hữu là vô căn cứ. Trên trang cá nhân ở facebook, ông Hưng xem đây là một kiểu “rung cây dọa khỉ.” Ông Hưng khẳng định ông sẽ không lùi bước và sẽ làm tất cả những ǵ có thể để phơi bày các sai trái.

Chưa rơ trường hợp của ông Hưng sẽ kết thúc thế nào nhưng trong quá khứ, Việt Nam thường xuyên răn đe luật sư khi họ nói những điều mà chính quyền và hệ thống tư pháp không muốn nghe, dù đó là quyền do đặc điểm nghề nghiệp.

Hồi năm 2010, Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền đă từng cảnh báo cộng đồng quốc tế về việc chính quyền Việt Nam đàn áp giới luật sư sau khi ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt. Đến nay, danh sách những luật sư bị tước quyền hành nghề, bị tống giam, bị cô lập càng lúc càng dài.

Trường hợp gần nhất là ông Lê Quốc Quân, người đang ngồi tù với cáo buộc “trốn thuế” - cáo buộc bị cả công luận trong và ngoài Việt Nam xem là tṛ hề. Trước nữa là các luật sư: Lê Công Định, Trần Quốc Hiền, Nguyễn Bắc Truyển, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Trần Luật.

Có những trường hợp tuy đă hội đủ điều kiện hành nghề luật sư (tốt nghiệp trường luật, tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư, hoàn tất giai đoạn tập sự) nhưng v́ phát biểu những điều chính quyền không muốn nghe nên không được hành nghề như: Phan Thanh Hải (blogger Anh Ba Sài G̣n), Tạ Phong Tần (blogger Công Lư và Sự Thật)... Đă có một số luật sư sau khi được trả tự do phải trốn ra nước ngoài, xin tị nạn chính trị như Trần Quốc Hiền.

Năm 2010, khi đưa ra cảnh báo cộng đồng quốc tế về việc chính quyền Việt Nam đàn áp giới luật sư, Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền cho rằng, Việt Nam đă tạo ra một danh sách dài các luật sư bị ngược đăi v́ chỉ trích chính quyền, tiến hành những vụ kiện chống lại chính sách của chính quyền, đại diện cho khách hàng khởi kiện chính quyền, hoặc nhận bào chữa cho những người bị bắt v́ đă thể hiện niềm tin tôn giáo hay chính trị của họ một cách ôn ḥa.

Lúc đó, đại diện Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền nhận định, Việt Nam cố t́nh ngược đăi các luật sư để răn đe họ không đảm nhận những vụ việc nhạy cảm về chính trị như bào chữa cho các nhân vật đối kháng, các nạn dân bị hàm oan. Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền nêu thắc mắc: Ai sẽ bảo vệ cộng đồng và những người hoạt động cho nhân quyền nếu như các luật sư can đảm và tận tâm đều bị ném vào tù hoặc bị cản trở thực hiện công việc của ḿnh.”

Cũng v́ vậy, theo tổ chức này, giới tài trợ cho Việt Nam, đặc biệt những người ủng hộ cải cách tư pháp cần đ̣i chính quyền Việt Nam phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật, chấm dứt việc sách nhiễu và tống giam các luật sư. (G.Đ)  

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]