Việt Nam và một số công ty bị kiện buôn người tại Texas

 

Linh Nguyễn / Người Việt

15/4/2011 

HOUSTON, Texas (NV) - Vụ kiện hôm Thứ Tư tại Galveston County liên quan đến hàng chục người thợ hàn là nạn nhân bị lừa, mất tiền, mất cả việc làm, sau khi được xuất khẩu lao động sang Hoa Kỳ hiện làm xôn xao dư luận cộng đồng người Việt địa phương.

 Việc buôn người này do các công ty làm ăn và môi giới, trong đó có những công ty quốc doanh của CSVN, theo vụ kiện do hai luật sư Tammy Trần và Anthony Buzbee đệ đơn khởi tố, đ̣i bồi thường $100 triệu tại ṭa án liên bang.

Năm 2009, vụ buôn người - được ṭa Harris County phán quyết hai công ty Coast to Coast Resources và ILP Agency bồi thường $60 triệu cho những người thợ hàn bị các công ty cung cấp nhân dụng của Mỹ bóc lột sức lao động, cho thấy cũng những nạn nhân này là nguyên cáo của vụ kiện hôm Thứ Tư, ngày 13 Tháng Tư tại Galveston. Nghi vấn có thể họ là nạn nhân của một đường dây buôn người quốc tế.

Tiếp xúc qua điện thoại với nhật báo Người Việt, Nghị Viên Al Hoàng, tức Luật Sư Hoàng Duy Hùng, nghị viên đơn vị F của Houston, cho biết câu chuyện những nạn nhân xuất khẩu lao động này bắt nguồn từ năm 2008 khi ông c̣n là chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Houston.

Ông nói: “Tôi nhớ một hôm, anh Nguyễn Hữu Triết trong Liên Minh Quang Phục của ông Vơ Đại Tôn cho biết những người lao động sống ở khu apartment Pasadena sắp bị đưa về Việt Nam. Tôi đă họp hội đồng đại diện cộng đồng và mời Luật Sư Tammy Trần để lo về giấy tờ di trú, và tôi th́ liên lạc với chính quyền.”

Khoảng hơn 30 người lao động, theo lời Nghị Viên Al Hoàng, lúc ấy hoảng sợ không biết phải làm ǵ để được ở lại Hoa Kỳ. Ông nói: “Một người họ Nguyễn/Vũ Quốc Hùng của công ty môi giới, lúc đầu đă bắt được 8 người và gởi họ về Việt Nam.” Số người c̣n lại sợ, chạy tứ tán. Một người bị bắt trong lúc đi xe bus từ Washington, D.C. về Houston.

Ông cho biết: “Luật Sư Tammy Trần đă giúp đóng tiền bond để giúp người này xin tại ngoại.”

“Số người lao động Việt Nam đông quá không biết phải giúp bằng cách nào, tôi đă kêu gọi cộng đồng giúp đỡ và tôi t́m mướn một căn nhà cho họ có chỗ ở. Người cho thức ăn, người cho vật dụng. Linh Mục Trần Văn Hùng hỗ trợ tinh thần,” Nghị Viên Al Hoàng kể tiếp. “Luật Sư Tammy Trần là người giúp họ rất nhiều.”

Theo hồ sơ vụ kiện của văn pḥng Luật Sư Tammy Trần và Luật Sư Anthony Buzbee th́ 9 trong số 13 người đàn ông bên nguyên đơn sống ở Galveston County. Những người khác, bao gồm 50 người đàn ông cư trú ở Louisiana và Texas. Vụ kiện cáo buộc chính quyền Hà Nội, công ty International Investment Trade and Service Group, được biết với tên Interserco, và General Automotive Industry Corp of Vietnam, được biết đến với tên Vinamotors, đă tham gia vào một thương vụ bán người với công ty Hoa Kỳ “đồng chủ mưu,” tên Coast to Coast Resources and ILP Agency, LLC.

Interserco từng tài trợ 40 tỉ đồng để thực hiện hai buổi tŕnh diễn pháo hoa nghệ thuật đêm 30 Tháng Tư, 2010 trên Hồ Tây, Hà Nội, và đêm 10 Tháng Mười, 2010 tại sân vận động Mỹ Đ́nh nhân dịp 1000 năm Thăng Long.

Nhật báo Người Việt có gọi điện thoại cho Ṭa Đại Sứ Việt Nam ở Washington, DC, để hỏi chi tiết sự việc và để lại lời nhắn, nhưng khi bài báo lên khuôn, không ai gọi lại.

Công ty Coast to Coast và ILP bị kiện vào Tháng Ba, 2009 tại ṭa án quận Harris County sau hai năm tranh chấp, và theo vụ kiện, ṭa đă xử phạt $60 triệu.

Hồ sơ kiện cho biết những người lao động này khi đặt chân đến Mỹ, mỗi ngày có xe do tài xế không nói tiếng Việt đến đón để đưa đến chỗ làm hay đi chợ. Họ ít liên lạc được với bất cứ ai khác và bị đe dọa “công an” sẽ bắt giữ hoặc đánh đập nếu họ nói chuyện với người bên ngoài.

Năm 2008, theo hồ sơ vụ kiện cho thấy các công nhân đă nghe theo các quảng cáo truyền h́nh Việt Nam, hứa hẹn công việc thợ hàn lương $15/giờ. Để được 30 tháng làm việc, người lao động trả trước một khoản lệ phí từ $7,000 đến $15,000. Có người đă phải cầm căn nhà đang ở, xa quê, rời vợ con để đổi lấy công việc làm lao động mong nuôi sống gia đ́nh.

Ngày 23 Tháng Hai, 2009 là ngày các công nhân đă đi làm được tám tháng khi họ bị sa thải. Các công nhân được lệnh thu gom đồ đạc để bay trở về Việt Nam. Họ không được trả lại các khoản tiền đă đóng, cùng chi phí của ḿnh hoặc kiếm tiền cho gia đ́nh họ.

Các bị cáo cũng đă thay thế những người lao động cũ với “một toán người lao động mới đầy hy vọng, và không nghi ngờ,” theo hồ sơ kiện.

Trên thực tế, sau khi đến Mỹ, họ chỉ được làm một thời gian ngắn rồi được lệnh phải về lại Việt Nam.

Qua email và điện thoại, Luật Sư Tammy Trần cho biết bà “thấy trong một căn hộ 2 pḥng th́ có 4 người phải ở chung. Công ty môi giới mướn với giá $500/tháng nhưng tính tiền 4 người lao động $2,000/tháng. Chỗ ở chật hẹp và tồi tệ. Số tiền $2,000 một tháng có thể trả cho một căn nhà rất lớn, đẹp ở Texas!”

Vụ kiện với những kết quả điều tra dựa trên căn bản luật về buôn người, trong đó hồ sơ đă kiện chính quyền CSVN v́ có phần trong hai công ty mẹ là Interserco, và Vinamotors. “V́ kiện hai công ty mà nhà cầm quyền CSVN có cổ phần nên phải nộp đơn tại ṭa án liên bang. Trong vụ kiện, phe bị kiện dù là ai, cũng chỉ coi là một 'party' mà thôi.”

Luật Sư Tammy Trần giải thích: “Văn pḥng chúng tôi đă từng đại diện thân chủ để kiện chính phủ Hoa Kỳ th́ nay kiện CSVN th́ cũng vậy thôi. Điều khác là ở đây chúng ta có tự do.”

Bà giải thích tiếp: “Chúng tôi dựa vào luật pháp Hoa Kỳ đă kiện hai công ty môi giới của Hoa Kỳ trong vụ này là công ty Coast to Coast Resources và ILP Agency, LLC rồi. Chúng tôi cùng văn pḥng của Luật Sư Anthony Buzbee lần này, nhắm vào hai công ty mẹ Interserco, và Vinamotors v́ thấy hậu quả của tệ trạng buôn người có thể rất lớn.”

Bà cho biết thủ tục về di trú cho những người lao động Việt Nam được sự giúp đỡ của Giáo Sư Naomi Bang và các sinh viên luật thuộc trường đại học luật khoa South Texas College of Law, cùng Luật Sư Gordon Quan của FosterQuan, LLC, một văn pḥng lớn hàng nh́ thế giới từng làm miễn phí vụ Samoa về nạn buôn người.

Tổ hợp FosterQuan đang t́m cách để xin cho những người lao động này T Visas (visa cho những nạn nhân của nạn buôn người) để họ được ở lại, được phép đi làm và xin cho vợ con sang Hoa Kỳ đoàn tụ.

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]