Đại Hội Văn Bút Quốc Tế tố cáo CSVN đàn áp tàn bạo những người cầm bút đối kháng độc tài và bênh vực Nhân Quyền

 

 

Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

 

           

Như chúng tôi đă đưa tin, một Quyết Nghị về Việt Nam đă được Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế tại Belgrade, thủ đô nước Serbie, đồng thanh thông qua. Nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, Phó chủ tịch Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, đă mang bản in gốc Dự thảo Quyết Nghị về Việt Nam đến dự Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 77 này. Từ ngày 12 đến 18 tháng 9 năm 2011, thành phố có biệt danh là ‘’Trái Tim của sông Danube’’, nơi an nghĩ của nhà văn Nobel Văn chương Ivo Andric, đă tiếp đón gần 250 nhà văn hội viên của hơn 90 Trung tâm Văn Bút và tân khách trong văn giới. Không quên ghi thêm đông đảo thân hữu tháp tùng các phái đoàn cùng nhiều phái viên thông tấn báo chí, truyền thanh và truyền h́nh. Tại Đại Hội, thi hữu Nguyên Hoàng Bảo Việt đă gặp lại nhà thơ Yên Sơn và phu nhân là bà Trần Ngọc Bích. Hai ông bà Yên Sơn và Trần Ngọc Bích đại diện cho Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.

 

Cũng nên nhắc lại, năm 2011 đánh dấu 90 năm Văn  Bút Quốc Tế được thành lập, không bao lâu sau khi Đệ nhứt Thế chiến chấm dứt. Hơn nửa thế kỷ qua, với sự xuất hiện và hoạt động của Ủy Ban Bênh vực Nhà Văn bị Cầm tù (WIPC), Văn Bút Quốc Tế không ngừng cổ xúy và quảng bá văn chương đồng thời bênh vực quyền Tự do phát biểu và thể hiện quan điểm. Năm 2011 cũng là thời điểm Trung tâm Văn Bút Serbie kỷ niệm 85 năm gia nhập Hiệp Hội Nhà Văn Thế Giới. Với chủ đề "Văn chương, Ngôn ngữ Thế giới’’, Đại Hội Văn Bút Quốc Tế đă được nữ văn hữu Vida Ognjenovic, Chủ tịch Trung tâm Văn Bút Serbie, long trọng khai mạc chiều ngày 13 tháng 9 tại ṭa đô chính Belgrade. Bà Vida Ognjenovic là một tác giả nổi tiếng, viết văn, soạn kịch, giảng dạy về nghệ thuật sân khấu. Bà c̣n là một nhà ngoại giao, từng làm đại sứ Serbie tại Na Uy và đương nhiệm đại sứ tại Đan Mạch. Buổi lễ khai mạc Đại Hội Văn Bút có sự hiện diện của Tổng Thống Boris Tadic, Thủ Tướng Mirko Cvetkovic và Bộ Trưởng Văn Hóa Predrag Markovic. Tổng Thống Cộng Ḥa Serbie đă phát biểu và chào mừng những người cầm bút khắp năm châu đă mang t́nh bạn và vinh dự đến đất nước ông.

 

Trung tâm Văn Bút Serbie đă hoàn thành tốt đẹp việc tổ chức Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 77, kết hợp với Lễ Hội Văn Chương Thế giới ‘’Trả Tự Do cho Ngôn ngữ’’. Chương tŕnh Lễ Hội Văn Chương Thế Giới gồm có nhiều buổi đọc thơ văn quốc tế, tại thủ đô Belgrade và tại hai thành phố lớn Novi Sad ở miền Tây Bắc (cách Belgrade 65 cs) và Nis ở miền Đông Nam (cách thủ đô 250 cs). Đó là một thành quả thật xứng đáng được tuyên dương. Thiếu phương tiện, ít tiền bạc, các văn thi hữu Văn Bút Serbie đă đem hết cả tấm ḷng vào việc làm cho Đại Hội. Các bạn được sự tự nguyện tiếp tay, tận t́nh giúp đỡ của nhiều thanh niên thanh nữ, sinh viên, ai cũng giữ được nụ cười dù vất vả, mệt mỏi trông thấy. Nên hiểu rằng chính quyền Serbie dân chủ, thoát thai từ Liên bang CHXHCN Nam Tư, chưa hoàn toàn khắc phục được hậu quả của các cuộc chiến bất công diễn ra mấy năm cuối thập niên 90. Phải kể thêm gánh nặng di sản của chế độ Cộng sản Tito, dù rằng Liên bang CHXHCN Nam Tư là một nước ‘’phồn thịnh’’ nhứt và ít ‘’nhiễm độc cộng sản’’ nhứt trong khối các nước Đông Âu. Chư hầu và tùy tinh của hai đảng Cộng sản Liên Sô và Trung Cộng, Cộng sản Việt Nam coi lănh tụ Tito là kẻ thù v́ phạm tội ‘’xét lại’’ và chủ trương ‘’phi liên kết’’. Dân tộc Serbie, dù không đông, là một dân tộc ‘’lớn’’, có lịch sử và văn hóa lâu đời, biết dung hợp với nhiều cộng đồng dân thiểu số (hơn 1 triệu trong số 7 triệu 400 ngàn người đang sinh sống tại nước Serbie). Phải nh́n nhận rằng đất nước Serbie đang cố gắng vươn lên trong nhiều lănh vực, văn học nghệ thuật là một thí dụ điễn h́nh.

 

Đáp lại lời mời gọi chân thành của các văn thi hữu Trung tâm Serbie, Trung Ương Văn Bút Quốc Tế hầu hết đều có mặt tại Đại Hội Belgrade. Như Chủ tịch John Ralston Saul (VB Gia Nă Đại), các Phó Chủ tịch Joanne Leedom-Ackerman (VB Hoa Kỳ), Lucina Kathmann (VB San Miguel de Allende), Kata Kulavkova (VB Macédoine), Andrei Bitov (VB Nga) và Eugene Schoulgin (VB Na Uy), Tổng Thư kư Hori Takeaki (VB Nhựt), Thủ Quỹ Eric Lax (VB Tây Hoa Kỳ), tân Giám đốc Điều hành Laura McVeigh (Anh), Giám đốc Chương tŕnh Quốc tế Francis Frank Geary (Anh), các Ủy viên Ban Chấp hành như Markéta Hejkalová (VB Tiệp), Philo Ikonya (VB Kenya), Lee Gil-Won (VB Hàn quốc), Tarik Gunersel (VB Thỗ Nhĩ Kỳ), Yang Lian (VB Trung Hoa Độc Lập), Haroon Siddiqui (VB Gia Nă Đại), Mohamed Magani (VB Algérie), Chủ tịch Ủy ban Bênh vực Nhà Văn bị cầm tù (WIPC) Marian Botsford Fraser (VB Gia Nă Đại), Chủ tịch Ủy ban Nhà Văn v́ Ḥa b́nh Edvard Kovac (VB Slovénie), Quyền Chủ tịch Ủy ban Nhà Văn Nữ Lucina Kathmann (VB San Miguel de Allende) và Chủ tịch Ủy ban Dịch Thuật & Quyền Ngôn Ngữ Josep Maria Terricabras (VB Catalan). Đại Hội luôn luôn có hai khuôn mặt quen thuộc là Sara Whyatt, Giám đốc Chương tŕnh và Cathy McCann, Chuyên viên Sưu Tầm của Ủy ban Bênh vực Nhà Văn bị cầm tù (WIPC).  Phải kể thêm ba đại diện của tổ chức Mạng lưới các Thành phố Tạm Dung (ICORN) là Peter Ripken (Đức), Lunde Helge và Dyvik Elisabeth (Na Uy).

 

21 Bản Quyết Nghị của Đại Hội Văn Bút Quốc Tế tại Belgrade

 

Đại diện cho hơn 15 ngàn nhà văn và nhà thơ trên toàn cầu, Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế đă biểu quyết thông qua 21 bản Quyết Nghị. Trong số đó có 14 Quyết Nghị được Ủy Ban Bênh vực Nhà Văn bị Cầm Tù duyệt xét chung thẩm tại các phiên họp của Ủy Ban chuyên biệt này. Mười bốn Quyết Nghị đó liên quan đến : Bahreïn, Pays Basque, Belarus, Trung Cộng (Tây Tạng - Tân Cương - Nội Mông), Trung Cộng (Ouïgour), Cuba, Erythrée, Ba Tư, Irak, Mễ Tây Cơ, Nam Phi, Syrie, Syrie (Kurdes) và Việt Nam

 

Quyết Nghị về Việt Nam đă được Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại biên soạn với sự tán trợ của hai Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Đức thoại và Văn Bút Thụy Sĩ Ư thoại & Réto-romanche. Trước khi Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế đồng thanh phê chuẩn bản văn trong phiên họp khoáng đại ngày 16 tháng 9, VH Yên Sơn đă tuyên bố rằng VBVNHN ủng hộ toàn văn Quyết Nghị. Bản văn nhận được tất cả các Phiếu Thuận. Không một Phiếu Trắng, không một Phiếu Chống.

 

Qua bản Quyết Nghị về Việt Nam, Văn Bút Quốc Tế nghiêm khắc tố cáo Cộng Sản Việt Nam đàn áp tàn bạo những người cầm bút đối kháng độc tài và bênh vực Nhân Quyền. Tự do phát biểu và thể hiện quan điểm là một trong những quyền căn bản hàng đầu. Văn Bút Quốc Tế không phải là ‘’bù nh́n’’ như báo Công An Cộng sản ở Sài G̣n bị chiếm đóng đă xuyên tạc một cách trơ trẽn. Nhắc lại, trong số báo CA ra ngày 29/03/2011, ‘’kư giả’’CA Hà Tŕnh đă hằn học viết một bài với tựa đề ‘’Văn bút quốc tế (PEN International): Bù nh́n’’’. Để chê trách Văn Bút Quốc Tế đă thông qua Quyết Nghị về Việt Nam tại Đại Hội Tokyo (Nhựt) hồi tháng 9 năm 2010, -mỗi khi khai hội văn chương, PEN đă trở thành bù nh́n - đồng thời cực lực chỉ trích nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, - để những kẻ đội lốt ‘’nhà văn, nhà thơ’’(...) mượn diễn đàn thực hiện những mưu đồ đen tối chống Việt Nam (sic).

 

Quyết Nghị về Việt Nam vạch trần trước công luận quốc tế bản chất bất lương, vô liêm sĩ và cực kỳ hung bạo của chế độ Cộng sản Việt Nam. T́nh trạng Nhân quyền ngày càng tồi tệ và trầm trọng. Nhiều cuộc bắt giam độc đoán, nhiều hành động trấn áp vô nhân đạo, nhiều vụ án bất công, phi pháp, rập khuôn công lư thời Staline. Ngụy quyền không ngừng khủng bố, bao vây, cô lập và đày đọa những người yêu nước thương đồng bào. Các nạn nhân của Cộng sản đă có can đảm đ̣i hỏi thực thi những quyền tự do dân chủ, tố cáo thủ phạm gây ra quốc nạn tham nhũng, hài tội đảng xă hội đen đă lạm dụng quyền thế để làm giàu trên mồ hôi nước mắt nhân dân, bán rẽ tài nguyên quốc gia, hiến dâng một phần lănh thổ lănh hải, chuyển nhượng chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa cho đế quốc bành trướng Cộng sản Bắc Kinh. Quyết Nghị về Việt Nam báo động các chính phủ dân chủ trên thế giới về t́nh cảnh nguy bách của nhiều tù nhân bị sa sút sức khoẻ hoặc lâm bệnh nặng có cơ nguy thiệt mạng, như trường hợp LM Nguyễn Văn Lư, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà báo Trương Minh Đức, hoặc là trường hợp nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải c̣n bị giam giữ bí mật hơn một năm trời và có tin công an CS vô t́nh tiết lộ rằng ông bị mất tay. Hăy đọc Quyết Nghị về Việt Nam để c̣n nghe thấy tiếng kêu thương, cảm nhận được nỗi đau buồn, niềm phẫn uất của nhiều gia đ́nh tù nhân chính trị, ngôn luận và lương tâm Việt Nam đang gánh vác một phần đại khổ nạn của dân tộc. Tiếc rằng khuôn khổ hạn hẹp của Quyết Nghị chỉ cho nêu lên một số trường hợp tù nhân và t́nh cảnh tạm gọi là tiêu biểu, và tin tức cá nhân liên hệ đă được kiểm chứng.

 

Genève ngày 12 tháng 12 năm 2011

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse

Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

Nguồn tin và tài liệu: Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam và nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, Phó Chủ tịch Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại đặc trách Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị cầm tù, thành viên Trung tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong và Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc - Genève.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

Quyết Nghị về Việt Nam do Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại soạn thảo với sự tán trợ của các Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Đức thoại, Văn Bút Thụy Sĩ Ư thoại và Réto-romanche cùng sự ủng hộ của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.

 

Hội đồng Đại biểu của Văn Bút Quốc Tế họp Đại Hội Thế Giới kỳ thứ 77 tại Belgrade, nước Serbie, từ ngày 12 đến ngày 18 tháng 9 năm 2010 :

 

Lo ngại sâu xa v́ sự vi phạm quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm tiếp tục xảy ra ở Việt Nam. Các ṭa báo in, các cơ quan truyền thông đại chúng (phát thanh và truyền h́nh), mạng lưới điện tử và các cơ sở xuất bản vẫn bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ và phải chịu sự kiểm duyệt gắt gao. Việc cấm đoán tùy tiện vẫn tồn tại đối với quyền tự do t́m kiếm, thu nhận và chia sẻ tin tức, đặc biệt các tin tức nhằm xác định trách nhiệm của những hành động vi phạm nhân quyền, tham nhũng và bất công.

 

Hết sức lo âu về sự bức hại và ngược đăi các nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt kư điện tử có chính kiến khác biệt và những người hoạt động bênh vực Nhân Quyền bằng việc cáo buộc họ vào điều 88 Luật h́nh sự (Tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN) với án phạt từ 3 đến 20 năm tù giam. Đây là sự vi phạm vào Điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị.

 

Lo lắng v́ phần lớn những người bị bắt đều bị giam giữ nhiều tháng trời, trước khi được đưa ra xét xử, mà không được quyền áp dụng “nguyên tắc giả định vô tội”, không được tiếp xúc với các luật sư độc lập – những người cũng luôn bị đe dọa và sách nhiễu. Những người bị bắt giữ luôn bị thóa mạ, bôi xấu, phỉ báng bởi truyền thông nhà nước. Các quyền được xét xử công khai và công bằng bởi các thẩm phán độc lập đều không được đảm bảo.

 

Bất b́nh và phẫn nộ v́ nhiều nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt kư điện tử và các nhà hoạt động bênh vực Nhân Quyền phải chịu những án tù nặng nề trong các trại lao động cưỡng bức, không được bảo vệ trước các tấn công của các tù thường phạm, bị tước quyền được chăm sóc y tế thích hợp và không được gặp gỡ gia đ́nh tới thăm nom. Một số người bị nhốt kín ở một nơi không ai biết hoặc bị biệt giam, bị cấm tiếp xúc với các tù nhân khác. Nhiều nhà văn cựu tù nhân, những nhà cầm bút và tác giả nhựt kư điện tử đă bị đánh đập hoặc bị giam cầm ngắn hạn như: bà Lê Thị Công Nhân, các ông Phạm Hồng Sơn, Lê Quốc Quân, Bùi Chát (người được Giải thưởng IPA, Quyền Tự do Xuất bản, năm 2011) và Bùi Thanh Hiếu (bút kư điện tử Người Buôn Gió), bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (bút kư điện tử Mẹ Nấm) và bà Tạ Phong Tần (bút kư điện tử Công lư Sự thật).

 

Phê phán việc buộc nhà văn Trần Khải Thanh Thủy phải lưu vong sau khi được trả tự do trước thời hạn tù vào tháng 6 năm 2011 (sau khi nhà văn đă thụ án 18 tháng trên tổng số 42 tháng án tù giam).

 

Quan tâm v́ được báo động về t́nh trạng sức khỏe và điều kiện giam cầm của nhiều tù nhân, đặc biệt là : Linh mục Nguyễn Văn Lư, biên tập viên của tạp chí Tự do Ngôn luận (không được công nhận hợp pháp), 8 năm tù giam và 5 năm tù quản chế; ông Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà thơ và nhà văn, thành viên của Hội Nhà văn Hải Pḥng và Khối 8406 (Mạng lưới Bênh vực Nhân quyền), biên tập viên báo Tổ Quốc (không được công nhận hợp pháp), 6 năm tù giam và 3 năm tù quản chế;  ông Trương Minh Đức, nhà báo và nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet, 5 năm tù giam và 3 năm tù quản chế.

 

Đồng thời lo lắng cho trường hợp những tù nhân sau đây: các ông Nguyễn Phong, Nguyễn B́nh Thành, Trần Quốc Hiền, Trương Quốc Huy và Phạm Bá Hải, bà Phạm Thanh Nghiên, các ông Phạm Văn Trội, Nguyễn Mạnh Sơn, Trần Huỳnh Duy Thức (16 năm tù giam), Lê Thăng Long, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim, Vi Đức Hồi, Phạm Minh Hoàng, Lư Văn Bảy và Cù Huy Hà Vũ. Tất cả những tù nhân này đang phải chịu các bản án tù bất công. Và các trường hợp khác cũng đáng quan ngại như Ḥa thượng Thích Quảng Độ, (thế danh Đặng Phúc Tuệ), 83 tuổi, tu sĩ Phật giáo, nhà thơ, đang bị quản thúc từ năm 2003; nhà báo Nguyễn Văn Hải (bút kư điện tử Điếu Cày), hiện vẫn đang bị giữ trong tù sau khi đă măn án tù giam (2 năm 6 tháng) vào tháng 10 năm 2010; Phan Thanh Hải (bút kư điện tử AnhBa Saigon), luật sư và nhà báo, bị bắt vào tháng 10 năm 2010; Nguyễn Kim Nhàn, cựu tù nhân, bị bắt trở lại vào tháng 6 năm 2011.

 

Thúc giục nhà nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt nam hăy:

 

- Trả tự do, ngay lập tức và không điều kiện, tất cả những nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt kư điện tử và các nhà hoạt động bênh vực Nhân Quyền nêu trên, cùng tất cả những người đang bị giam cầm chỉ v́ đă hành sử các quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm;

 

- Chấm dứt các tấn công, sách nhiễu, đe dọa bắt bớ hoặc giam cầm tùy tiện đối với những người có quan điểm và chính kiến khác biệt hoặc những người cổ xúy cho tự do tư tưởng, tự do về lương tâm, tôn giáo và tín ngưỡng;

 

- Băi bỏ mọi hạn chế độc đoán đối với các cựu tù nhân ngôn luận và lương tâm, kể cả những người vẫn chưa hết hạn tù quản chế;

 

- Cải thiện điều kiện giam cầm trong các nhà tù và các trại lao động cưỡng bức, chận đứng việc để các tù thường phạm gây hấn và tấn công các tù nhân ngôn luận và lương tâm, nghiêm cấm và trừng phạt mọi h́nh thức tra tấn, làm nhục, và cho phép các tù nhân ngôn luận và lương tâm bị bệnh được chữa trị tại bệnh viện, được chăm sóc y tế thích hợp, cũng như tạo điều kiện dễ dàng cho gia đ́nh tới thăm nom;

 

- Xóa bỏ mọi h́nh thức kiểm duyệt và giải tỏa các cấm đoán về quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm, quyền tự do báo chí, tự do sáng tạo và xuất bản, quyền được thông tin bằng mọi phương tiện kể cả Internet, và quyền tự do hội họp, phù hợp với các Điều 19, 21 và 22 của Công ước Quốc tế và các quyền Dân sự và Chính trị (PIDCP/ICCPR).

 

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

Phụ bản : T́nh trạng sức khỏe và điều kiện giam cầm của các nhà văn đang bị cầm tù, trong đó có

 

- Linh mục Nguyễn Văn Lư, biên tập viên của tạp chí Tự do Ngôn luận (không được công nhận hợp pháp). Năm 2007, ông bị kết án 8 năm t giam và 5 năm tù quản chế. Trước đây ông đă từng bị tù giam 15 năm trong khoảng thời gian 1977-2005. Tháng 11 năm 2009, ông đă bị tai biến mạch năo gây liệt nửa người phải. Do lo sợ ông sẽ chết nên bộ Công an CS đă chuyển ông về thành phố Huế vào tháng 3 năm 2010 để quản thúc và để ông được điều trị. Ngày 25 tháng 7 năm 2011, ông đă bị công an đưa trở lại trại tù để thi hành tiếp bản án tù giam có thời hạn cuối vào năm 2015. Ông vẫn bị liệt một phần cơ thể và bị chứng u tuyến tiền liệt có thể chuyển thành ung thư.

- Nhà văn và nhà thơ Nguyễn Xuân Nghĩa, hội viên Hội Nhà văn Hải pḥng, thành viên Khối 8406 (Mạng lưới Bênh vực Nhân Quyền), biên tập viên báo Tổ Quốc (không được công nhận hợp pháp), tác giả của nhiều bài thơ, truyện ngắn, bút kư, sổ tay, bài báo. Năm 2009, ông bị kết án 6 năm tù giam và 3 năm tù quản chế. Hiện ông đang bị chứng trĩ, loét dạ dày, sỏi thận và viêm khớp.

 

- Nhà báo Trương Minh Đức, nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet. Năm 2008, ông bị kết án 5 năm tù giam và 3 năm tù quản chế v́ đă viết nhiều bài báo về tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Ông bị găy tay trái ở trong tù. Bị giam chung với 60 tù h́nh sự nguy hiểm ở một trại giam trong rừng sâu. Ông c̣n bị hạn chế gặp gia đ́nh và nhận quà, thuốc (mỗi tháng chỉ được nhận một gói quà nặng 7kg). Ông đang bị bệnh cao huyết áp và bệnh rối loạn tiêu hóa.

 

- Nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải (được biết nhiều với bút kư điện tử Điếu Cày), đáng lẽ ông phải được trả lại tự do sau khi đă măn án tù giam (2 năm 6 tháng) vào tháng 10 năm 2010. Tuy nhiên ông lại bị chuyển vào trại giam của bộ Công an thành phố dường như với các cáo buộc có thể vào điều 88 Luật h́nh sự. Các cáo buộc đó được cho là căn cứ vào các bài viết trên Internet của ông trước khi ông bị bắt vào năm 2008 nhằm cổ xúy cho Hệ thống Nhà báo Tự do ở Việt Nam. Ông đang bị biệt giam, không được gặp gia đ́nh, không được nhận thư, thuốc y tế và thực phẩm từ ngày 18 tháng 10 năm 2010. Một tin tức chưa được kiểm chứng gần đây cho biết ông đă bị mất một tay trong nhà tù. Sức khỏe của ông đang trong t́nh trạng nguy cấp.

 

 

Đại biểu những Trung tâm Văn Bút Quốc Tế đă đồng thanh phê chuẫn

Quyết Nghị về Việt Nam tại Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế Belgrade, nước Serbie

Algerian Centre, All-India Centre, American Centre, Austrian Centre, Bangladeshi Centre, Basque Centre, Belarusian Centre, Belgian (Dutch Speaking) Centre, Belgian (French Speaking) Centre, Bosnian-Herzegovina Centre, Brazilian Centre, Bulgarian Centre; Canadian Centre, Catalan Centre, Central Asia Centre, Croatian Centre, Cuban Writers in Exile Centre, Cypriot Centre, Czech Centre, Danish Centre, Egyptian Centre, English Centre, Esperanto Centre, Estonian Centre, Ethiopian Centre, Finnish Centre, French Centre, Galician Centre, German Centre, German Speaking Writers Abroad Centre, Ghanaian Centre, Greek Centre, Guadalajaran Centre, Guinean Centre, Haiti Centre, Hungarian Centre, Independent Chinese Centre, Irish Centre, Italian Centre, Japanese Centre, Jordanian Centre, Kenyan Centre, Korean Centre, Kosovan Centre, Kurdish Centre, Lithuanian Centre, Macedonian Centre, Malawian Centre, Melbourne Centre, Moldovan Centre, Montenegrin Centre, Moroccan Centre, Nepalese Centre, Netherlands Centre, New Zealand Centre, Nigerian Centre, Norwegian Centre, Occitan Centre, Palestinian Centre, Polish Centre, Portuguese Centre, Quebecois Centre, Romanian Centre, Russian Centre, San Miguel de Allende Centre, Scottish Centre, Senegal Centre, Serbian Centre, Sierra Leone Centre, Slovak Centre, Slovene Centre, Somali-Speaking Writers Centre, South African Centre, Suisse Romand Centre, Swedish Centre, Swiss German Centre, Swiss Italian and Reto-Romansh Centre, Taipei Chinese Centre, Tatar Centre, Tibetan Writers Abroad Centre, Trieste Centre, Tunisian Centre, Turkish Centre, Ugandan Centre, Ukrainian Centre, USA Centre, Uyghur Centre, Vietnamese Writers Abroad Centre, Zambian Centre.

 

 

Ghi chú: Hà Tản Viên và Lê Hoàng Minh chuyển dịch ra tiếng Việt từ nguyên văn tiếng Pháp và tiếng Anh của Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại. Văn Bút Quốc Tế cung cấp bản tiếng Tây Ban Nha.

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]