Ủy Ban Bảo vệ Kư Giả: Nghị định 72 là 'mối nguy mới'

 

BBC – 23/7/2013

Một tổ chức bảo vệ nhà báo lên tiếng chỉ trích Nghị định 72 của chính phủ Việt Nam về quản lư, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng.

Committee to Protect Journalists (CPJ), đặt ở New York, cho rằng nghị định này "nhằm vào tự do trên mạng" tại Việt Nam và là "mối đe dọa khổng lồ mới đối với các nhà báo trên mạng cũng như các blogger".

"Những hạn chế quy định trong nghị định mới này nhằm mục đích bắt các công ty Internet trên toàn cầu như Google, Facebook và một số khác phải đồng lơa với việc tăng cường đàn áp tự do Internet," thông cáo dẫn lời ông Shawn Crispin, đại diện của CPJ tại Đông Nam Á.

"Chúng tôi kêu gọi chính phủ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngay lập tức dẹp bỏ điều luật phi lư này và ngưng chiến dịch đàn áp các nhà báo mạng và blogger."

Được kư vào ngày 15/7 và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/9, Nghị định 72 sẽ được áp dụng đối với "tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến việc quản lư, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, tṛ chơi điện tử trên mạng, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin".

CPJ cho rằng Nghị định 72 yêu cầu các công ty cung cấp dịch vụ mạng tiết lộ danh tính của những người vi phạm "những khoản cấm kỵ về ngôn luận được pháp luật Việt Nam quy định rất mập mờ".

Cũng theo CPJ, nghị định này cũng giới hạn đáng kể những nội dung mà các công ty nước ngoài được phép đăng tải trên trang web cũng như mạng xă hội có liên quan đến Việt Nam của họ.

Các hành vi bị cấm bao gồm "Chống lại Nhà nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xă hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo" cũng như "đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân".

Tuyên bố chung

Trong một diễn biến riêng lẻ, ngày 22/7, hăng thông tấn AP cho biết blogger Điếu Cày, tức Nguyễn Văn Hải, đă tuyệt thực đến ngày thứ 30 để phản đối bị biệt giam trái quy định.

Theo AP, việc blogger này tuyệt thực càng thu hút dư luận về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam trước chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang ngày 25/7.

Hồi tháng 9/2012, ông Nguyễn Văn Hải bị xử 12 năm tù giam vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Trường hợp của ông Hải từng được Tổng thống Obama nhắc tới trong diễn văn ngày Quốc tế Tự do Báo chí năm ngoái.

Trước đó, ngày 18/7, một nhóm tự gọi tên là Mạng lưới blogger Việt Nam đă ra tuyên bố chung trong đó yêu cầu Chính phủ Hà Nội phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết về nhân quyền.

Qua tuyên bố chung, nhóm này cho rằng, với tư cách ứng cử viên, "Việt Nam phải chứng minh các cam kết của ḿnh nhằm hợp tác với Hội đồng Nhân quyền và duy tŕ những chuẩn mực cao nhất trong việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền”.

Họ nói rằng các nghĩa vụ về nhân quyền của Việt Nam phải được thực hiện ngay trong nội bộ đất nước và "nhân dân Việt Nam phải có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt".

 

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]