Phiên ṭa phúc thẩm trở thành cuộc tranh luận về quyền tự do ngôn luận

 

28.11.2007

Lê Dân, phóng viên đài RFA

 

Phiên ṭa phúc thẩm xử hai luật sư Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân vừa kết thúc hôm thứ Ba 27-11, truyền thông quốc tế và giới ngoại giao đă cùng đưa ra nhận xét là phiên xử hai luật sư bênh vực cho nhân quyền này về tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”, đă biến thành cuộc tranh luận về quyền tự do ngôn luận, bày tỏ ở Việt Nam. Lê Dân t́m hiểu thêm và tŕnh bày như sau.

Xin bấm vào đây để nghe phần âm thanh

 

Phiên ṭa nhuốm màu sắc chính trị

Ba giờ 35 phút chiều thứ Ba, 27 tháng Mười Một, hăng tin Pháp AFP từ Hà Nội gởi đi bài viết rằng "phiên xử phúc thẩm hai luật sư bất đồng chính kiến đang bị giam cầm đă nhuốm đầy màu sắc chính trị khi các luật sư biện hộ yêu cầu đất nước cộng sản này hăy tuân thủ những điều cam kết với quốc tế về quyền tự do ngôn luận".

Hồi tháng Năm vừa qua, hai luật sư Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân đă bị tuyên án 5 năm và 4 năm tù về tội tuyên truyền chống phá Nhà nước Xă hội chủ nghĩa, theo quy định của điều 88 luật H́nh sự.

Các nhà ngoại giao quốc tế và báo chí theo dơi phiên phúc thẩm hôm thứ Ba qua hệ thống truyền h́nh khép kín đặt ở pḥng kề bên pḥng xử án, kể lại rằng bị cáo luật sư Nguyễn văn Đài đă nói với ṭa rằng ông không chống đảng, nhưng có chính kiến khác với đảng. Không có nội dung nào có thể gọi là tuyên truyền khi kêu gọi thiết lập một chế độ đa đảng và xây dựng dân chủ tại Việt Nam.

Phiên phúc thẩm đă xong, cả hai bị cáo luật sư được ṭa giảm cho mỗi người một năm, nhưng điều mà giới truyền thông quốc tế quan tâm chú ư nhất là việc phiên xử đă trở thành nơi tranh luận về quyền tự do bày tỏ, hay tự do ngôn luận, vốn là một trong những quyền tự do cơ bản của con người và là nền tảng của một nền dân chủ thật sự.

Kết quả vụ phúc thẩm không được nhiều người đồng t́nh, dư luận quốc tế cũng lên tiếng yêu cầu chính phủ Việt Nam nên trả tự do cho hai luật sư Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân.

Một người quan tâm đến vụ án ngay từ đầu là bà Phạm Thanh Nghiên, cư dân Hà Nội, cho biết đúng ra th́ không thể phạt tù hai luật sư này được: “Cá nhân tôi khẳng định là luật sư Đài và luật sư Công Nhân không những họ vô tội, mà họ c̣n có công nữa. Họ đă đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền. Họ đă hoạt động như thế là họ phải có công, chứ không thể nói là họ có tội. Ṭa phán quyết dù có giảm đi một năm th́ cũng không thể nói là thỏa đáng.”

Lập luận của các luật sư biện hộ

Điểm đáng chú ư là các hăng thông tấn và báo chí quốc tế trong các bản tin liên quan đều trích thuật lại những lư lẽ biện hộ do các luật sư bào chữa đưa ra trước ṭa phúc thẩm. Tất cả đều minh chứng là phiên ṭa nên hủy án sơ thẩm v́ không có cơ sở pháp lư.

Các mạng thông tin quốc tế trích thuật lời luật sư Lê Công Định, nhấn mạnh rằng hai luật sư Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân bị truy tố theo điều 88 luật H́nh sự về điều gọi là tuyên truyền chống phá nhà nước. Trong lúc Hiến pháp, tức luật cao nhất nước, lại quy định công dân Việt Nam có đầy đủ quyền tự do ngôn luận, vậy là điều 88 luật H́nh sự đă đi ngược lại tinh thần Hiến pháp.

Luật sư Trần Lâm, người biện hộ cho luật sư Lê thị Công Nhân, khẳng định rằng "khi muốn dân chủ cho nước Việt Nam, không có nghĩa là muốn lật đổ đảng Cộng sản, do đó hai luật sư bị cáo không phạm tội và phải được trả tự do".

Báo Thanh Niên Online viết: "Được biết, Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân tuy đă công nhận có tàng trữ, lưu hành một số bài viết tuyên truyền chống Nhà nước, chống chế độ và mở lớp dạy một số sinh viên Trường Cao đẳng Phát thanh Truyền h́nh Phủ Lư về vấn đề "nhân quyền", nhưng cả hai vẫn ngoan cố khẳng định không vi phạm pháp luật".

Quyền tự do ngôn luận?

Vi phạm hay không, đó là mấu chốt tranh luận trước ṭa phúc thẩm, nên nhiều cơ quan truyền thông quốc tế nói rằng phiên xử phúc thẩm đă biến thành cuộc tranh luận về quyền tự do ngôn luận, bày tỏ.

Vợ luật sư Nguyễn văn Đài, bà Vũ Kim Khánh, thuật lại cuộc tranh luận trước ṭa: “Các luật sư tranh căi rất tốt và can đảm, đưa ra những luận điểm để họ không thể kết tội được. Đặc biệt các luật sư đưa ra lư luận rằng điều 88 không phù hợp với cả Hiến pháp, lẫn các công ước quốc tế. Ṭa không chấp nhận các điều đó, cho là không nằm trong nội dung ngày hôm nay trao đổi.”

Luật sư Trần Lâm, người biện hộ cho luật sư Lê thị Công Nhân, nêu lên sự so sánh được nhiều nhà báo và nhà ngoại giao quốc tế theo dơi phiên phúc thẩm qua truyền h́nh kế pḥng xử đồng t́nh.

Ông nói rằng khi ra nước ngoài, các lănh đạo Việt Nam thường khẳng định là không có tù chính trị và Việt Nam không có ṭa chính trị. Nhưng hôm nay tại đây, chúng ta đang tranh luận về nhân quyền và dân chủ, th́ chúng ta đang hiện diện tại một ṭa án chính trị rồi.

Luật sư Lê Công Định c̣n nhấn mạnh rằng hai luật sư Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân không những không nên bị tù tội, mà c̣n phải ngợi khen họ đă dũng cảm bảo vệ quan điểm của ḿnh, bày tỏ chính kiến một cách ôn ḥa.

Chủ tịch Hội đồng Xét xử, thẩm phán Nguyễn Minh Mẫn, kết tội hai luật sư bị cáo là đă đ̣i dân chủ trong các cuộc phỏng vấn cho báo đài nước ngoài trước khi bị bắt.

Luật sư Lê Công Định đáp lại rằng công dân Việt Nam có quyền tự do đáp phỏng vấn, giốing như chủ tịch Nguyễn Minh Triết trả lời phỏng vấn hăng truyền h́nh CNN khi ông viếng thăm Hoa Kỳ trong năm nay.

Tuy hai luật sư Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân chỉ được giảm án một năm, thay v́ trả tự do, nhưng dư luận chú ư nhiều tới vai tṛ của các luật sư biện hộ tại phiên phúc thẩm. Họ đă mạnh dạn hơn, đề cập thẳng tới những điểm vô lư trong hệ thống luật pháp Việt Nam. Đặc biệt là về điều 88 luật H́nh sự mà Nhà nước thường dùng để bắt bớ những người dám nói ra quan điểm chính trị khác với quan điểm của đảng.

Một người quan tâm đến vụ án là bà Phạm Thanh Nghiên, cư dân Hà Nội, cho biết: “Tôi cũng hy vọng đấy sẽ là nét mới cho những phiên ṭa tương tự như thế. Chúng tôi hy vọng vào điều đó.”

Một nhà ngoại giao châu Âu cùng theo dơi phiên phúc thẩm với báo chí, cho biết là Liên minh Châu Âu tiếp tục yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị không bạo động mà chỉ hành xử quyền tự do bày tỏ chính kiến và tự do hội họp của họ, vốn được luật pháp Việt Nam và quốc tế công nhận.

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]