Bản Tin Báo Chí
13/11/2016



Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam công bố
Giải Nhân quyền Việt Nam 2016



Luật sư Vơ An Đôn, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, và hai nhà đấu tranh cho dân oan Trần Ngọc Anh và Cấn Thị Thêu được tuyển chọn từ một danh sách 22 người được đề cử.


Little Saigon, CA. USA - Trong cuộc gặp gỡ giới truyền thông vào ngày 13 tháng 11, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam cho biết Giải Nhân quyền Việt Nam năm 2016 được trao cho LS Vơ An Đôn, Mạng lưới Blogger Việt Nam, và hai nhà đấu tranh cho dân oan Trần Ngọc Anh và Cấn Thị Thêu. Họ được tuyển chọn từ danh sách 22 đơn đề cử từ Việt Nam và hải ngoại.

Được thành lập từ năm 2002, Giải Nhân quyền Việt Nam được trao hàng năm cho 36 cá nhân và 2 tổ chức đă có những đóng góp xuất sắc và có nhiều ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh cho công lư và nhân quyền tại Việt Nam. Giải Nhân quyền VN c̣n là một cơ hội để người Việt ở hải ngoại bày tỏ t́nh liên đới với những kẻ dấn thân vào cuộc chiến đấu không ngơi nghỉ v́ những quyền căn bản cho nhân dân Việt Nam.

Buổi lễ trao giải năm nay sẽ được tổ chức tại TP Boston, TB Massachusetts, Hoa Kỳ nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền lần thứ 68 do sự hợp tác giữa Mạng lưới Nhân quyền VN, Cộng đồng Việt Nam tại Massachusetts, và Phong trào Giáo dân Việt Nam Hải ngoại - Cơ sở Boston.


Sau đây là đôi ḍng tóm lược về những người nhận giải năm 2016:

Luật sư Vơ An Đôn

Luật sư Vơ An Đôn sinh năm 1977 tại Tỉnh Phú Yên. Sau khi tốt nghiệp đại học ngành luật và khoa học xă hội, ông về làm chuyên viên Pḥng Nội chính Văn pḥng Tỉnh ủy Phú Yên. Thế nhưng thấy công việc không phù hợp với ư nguyện và chuyên môn, ông theo học khóa đào tạo luật sư, rồi mở văn pḥng luật sư riêng tại quê nhà tại Thị trấn Phú Thứ, Huyện Tây Hoà, Tỉnh Phú Yên.

Là một thanh niên đầy nhiệt huyết và lư tưởng công bằng xă hội, LS Vơ An Đôn đă sử dụng tư cách luật sư của ḿnh để hỗ trợ pháp lư cho hàng trăm dân nghèo mà không đ̣i hỏi một chi phí nào dù cuộc sống vật chất của ông cũng chẳng khá giả bao nhiêu. Đặc biệt ông đă can đảm đương đầu với nhà cầm quyền cộng sản trong những vụ án h́nh sự rất nhạy cảm, điển h́nh là vụ ông Ngô Thanh Kiều bị 5 công an ở Phú Yên đánh đến chết vào năm 2012 và vụ em Tu Ngọc Thạch (14 tuổi) bị công an đánh chết vào năm 2013. Ông cũng đă không ngần ngại tham gia bênh vực nạn nhân của các vụ án chính trị quan trọng như vụ sinh viên Nguyễn Viết Dũng bị truy tố với tội danh “gây rối trật tự công cộng,” vụ dân oan Nguyễn Văn Thông bị truy tố với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ,” và vụ dân oan Cấn Thị Thêu bị truy tố với tội danh “gây rối trật tự công cộng.”

V́ đă kiên tŕ đeo đuổi công lư, đặc biệt là công lư cho người nghèo, LS Vơ An Đôn đă bị gặp nhiều khó khăn và hăm dọa của chính quyền, từ những lời đe dọa nặc danh đến việc bị công an, công tố, và ṭa án đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư.

Ngoài việc đấu tranh nhân quyền qua vai tṛ luật sư, Vơ An Đôn c̣n can đảm dấn thân thể hiện quyền chính trị công dân qua việc tự ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên hai lần. Lần đấu vào năm 2011 và lần thứ hai vào năm 2016. Luật sư Đôn bị Hội nghị Cử tri tại nơi cư ngụ và Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên đấu tố không đủ tư cách ứng cử v́ viết bài trên Facebook, trả lời đài nước ngoài, và không tham gia công tác địa phương và cơ sở...

Việc làm của LS đă lôi kéo được sự ủng hộ của những người quan tâm đến nhân quyền. Tháng 12 năm 2014, nhiều trang mạng trong và ngoài nước đă đăng “Thư ủng hộ LS Vơ An Đôn.” Bức thư đă nhận được hàng trăm chữ kư của các nhà hoạt động nhân quyền trong nước.

Việc làm, khả năng, dũng khí, và đặc biệt là lư tưởng phục vụ nhân quyền và nhân phẩm của vị luật sư trẻ tuổi đă thu hút sự thương mến và cảm phục không những từ các những nạn nhân của cường quyền mà c̣n của mọi người yêu chuộng công lư. Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam long trọng vinh danh LS Vơ An Đôn qua Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2016.

Mạng Lưới Blogger Việt Nam

Chính thức ra mắt ngày 10/12/2013 tại Việt Nam đúng vào ngày Ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 65, Mạng lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) tập hợp đông đảo các Bloggers liên kết với nhau qua một “mạng lưới”mở rộng, đă đóng góp rất nhiều cho cuộc tranh đấu chung cho dân chủ, nhân quyền, đặc biệt là quyền Tự Do Ngôn Luận tại Việt Nam, từ suốt gần 4 năm qua.

Sau đây là một số hoạt động nổi bật của MLBVN được ghi nhận:

Năm 2013: công bố bản “Tuyên Bố 258” vận động quốc tế đ̣i xóa bỏ điều 258 của Bộ luật H́nh sự Việt Nam về “tội lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích quốc gia", phát động phong trào thả bong bóng nhân quyền, nhất là những cuộc xuống đường phổ biến Cẩm nang Nhân quyền rộng răi cho người dân khắp nước.

Năm 2014: khởi xướng chiến dịch “Chúng Tôi Muốn Biết” đ̣i quyền được biết của công dân về vận mệnh của dân tộc sau Hội nghị Thành Đô 1990; kêu gọi biểu t́nh chống Trung Cọng, mở các buổi Cafê Nhân quyền với nhiều chủ đề nhân quyền khác nhau, công bố Hồ sơ những người dân bị chết trong đồn công an.

Năm 2015: Cùng với một số hội đoàn khác, khởi xướng chiến dịch Nhân quyền “We Are One”, một cuộc vận động có sự tham gia đông đảo nhất của người Việt trong và ngoài nước trong những năm gần đây. Một trong những hoạt động đáng chú ư của chiến dịch này là cuộc “Tổng Tuyệt thực Toàn cầu Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam”, với hàng ngàn người Việt tại nhiều thành phố trên khắp các châu lục đồng loạt tham gia.

Năm 2016: Tham gia cuộc chiến chống lại tập đoàn xả thải Formosa và nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, phổ biến “Tâm t́nh và lời kêu gọi của Mạng Lưới Blogger Việt Nam” nhằm kêu gọi người dân đồng ḷng đứng lên bảo vệ môi trường, đ̣i Formosa rời khỏi Việt Nam và truy tố những thành phần có trách nhiệm liên hệ.

Các thành viên MLBVN nhiều lần bị đàn áp, bắt bớ, tra tấn, như các bloggers như Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phạm Thanh Nghiên, Dương Đại Triều Lâm, Trịnh Kim Tiến và nhiều thành viên khác. Vụ đàn áp nặng nề nhất gần đây đối với MLBVN là vụ bắt giam Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vào ngày 10/10/2016 với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam.” Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, khuôn mặt chủ chốt của MLBVN, là một nữ chiến sĩ nhân quyền dũng cảm và kiên tŕ, đă từng được Tổ chức Bảo vệ Quyền Dân sự - Civil Rights Defenders - của Thuỵ Điển trao tặng giải "Người Bảo Vệ Dân Quyền năm 2015".

Với thành tích hoạt động một cách bất bạo động v́ nhân quyền nêu trên, Mạng Lưới Blogger Việt Nam là một tập hợp những chiến sĩ nhân quyền cao quư, rất xứng đáng được tuyên dương và trao tặng Giải Nhân quyền việt Nam năm 2016.

Bà Trần Ngọc Anh

Khởi đi từ thân phận nạn nhân của chính sách “kinh tế mới”, sau năm 1975, Bà Trần Ngọc Anh và gia đ́nh đă bị đày đến rừng Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa. Với mồ hôi và nước mắt trong 17 năm dài gia đ́nh bà đă cật lực khai khẩn được 10 mẫu đất hoang để canh tác. Đến năm 1993, chính quyền địa phương quyết định thu hồi đất đai của 294 hộ dân trong khu vực bằng bạo lực an ninh vũ trang. Mười mẫu đất của gia đ́nh Bà Trần Ngọc Anh bị tịch thu, biến thành tài sản riêng của cán bộ. Bà đă phải đi làm thuê cho chủ mới trên ngay chính mảnh đất của gia đ́nh bà.

Trước t́nh trạng nghịch lư và bất công đó, Bà Trần Ngọc Anh đă cương quyết phản đối một cách ôn ḥa bằng con đường khiếu kiện và biểu t́nh. Trong suốt 23 năm, từ 1993 đến nay, Bà đă bôn ba từ Nam ra Bắc cùng với những nạn nhân bị cướp đất khác tổ chức nhiều cuộc khiếu nại tập thể và xuống đường với hàng trăm người tham gia để bày tỏ nguyện vọng. Trong suốt quá tŕnh đấu tranh, Bà đă bị công an đánh đập và bắt giữ nhiều lần và hiện đang mang thương tật do hậu quả của bạo hành công an. Tháng Giêng năm 2010, Bà bị chính quyền tống giam 15 tháng với tội danh "Gây rối trật tự công cộng."

Sau khi ra tù, Bà vẫn tiếp tục con đường v́ công lư và nhân quyền đă chọn. Tháng 12 năm 2013, Bà thành lập và lănh đạo Phong Trào Liên Đới Dân Oan với tôn chỉ tranh đấu tới cùng cho một nền Công Lý đích thực và cho một xã hội Việt Nam có đầy đủ Nhân Quyền. Ngoài việc tổ chức khiếu kiện và biểu t́nh, Bà cũng thường xuyên viết bài để bày tỏ chính kiến đấu tranh được đăng trên Facebook cá nhân của Bà.

Mặc dầu xuất thân là dân oan, nhưng Bà Trần Ngọc Anh đă vượt qua quyền lợi cá nhân để trở thành biểu tượng đấu tranh cho tập thể dân oan bị áp bức nói riêng và toàn dân Việt Nam nói chung trong nỗ lực đ̣i lại quyền sống, tự do, và dân chủ từ chế độ chính trị độc tài áp bức.

Bà Cấn Thị Thêu

Vào năm 2007 – 2008 chính quyền tỉnh Hà Tây bắt đầu tiến hành việc cưỡng chế thu hồi đất của nông dân để giao cho các nhà đầu tư thực hiện dự án khu đô thi mới. Nông dân rất phẩn nộ v́ phương tiện sinh sống duy nhất bị cướp đoạt mà không được đền bù thỏa đáng. Là một cư dân phường Dương Nội, quận Hà Đông, bà Cấn Thị Thêu đă đứng lên tập hợp những nạn nhân của quyết định thu hồi đất trái phép nầy để đ̣i quyền lợi chính đáng và yêu cầu chính quyền phải đối thoại với nhân dân.


Nhưng chính quyền đă bất chấp công lư và luật pháp từ chối những đ̣i hỏi chính đáng của người dân. Đầu năm 2010, chính quyền đưa hàng ngh́n công an, quân đội, côn đồ đến ủi phá hết hoa màu và mồ mả của nhân dân ở phường Dương Nội để lấy đất cho dự án khu B đô thị Lê Trọng Tấn. Và sau đó họ c̣n dùng những phần tử xă hội đen đến đe dọa các gia đ́nh nạn nhân. Cuộc lấn chiếm trái phép lần thứ hai được tiếp diễn một cách quy mô với hàng ngàn lực lượng an ninh vào tháng 4 năm 2014. Nhiều người dân bị đánh đập dă man và bắt giam, trong đó có Bà Cấn Thị Thêu và chồng là Ông Trịnh Bá Khiêm.


Tháng 9, 2014, bà Thêu bị kết án 15 tháng tù giam và ông Trịnh Bá Khiêm bị 18 tháng với tội danh “chống người thi hành công vụ.” Ra tù vào tháng 7, 2015, bà Thêu vẫn không từ bỏ con đường đấu tranh cho dân oan trước áp bức của cường quyền. Cùng với đồng bào dân oan và những người đấu tranh cho nhân quyền bà tham gia các vụ khiếu kiện và biểu t́nh chống cướp đất, chống các phiên ṭa bất công, và chống việc chính quyền dung dưỡng nhà máy thép Formosa gây ô nhiểm môi trường sống của nhân dân các tỉnh Miền Trung. V́ thế bà luôn bị công an truy lùng, hành hung và bắt giữ nhiều lần.


Ngày 10-6-2016, bà Cấn Thị Thêu bị bắt giam lần nữa và bị truy tố vối tội danh “gây rối an ninh trật tự.” Ngày 20-09-2016 toà án quận Đống Đa kết án bà Thêu 20 tháng tù giam. Hiện nay, bị nhốt tại trại tạm giam số 1 Hoả Ḷ, bà Thêu vẫn không được nhận thuốc gia đ́nh gởi vào không được gặp thân nhân.

 

Mặc dầu xuất thân là dân oan đi đ̣i đất cho gia đ́nh, bà Cấn Thị Thêu, cũng như bà Trần Ngọc Anh, đă vượt qua quyền lợi cá nhân để đấu tranh cho tập thể dân oan bị bóc lột. Với 2 lần ngồi tù trong chế độ Cộng sản và rất nhiều lần bị đàn áp đánh đập, bà Cấn Thị Thêu xứng đáng được tuyên dương là một tấm gương đấu tranh cho nhân quyền một cách ôn ḥa nhưng cương quyết cho dân oan tại Việt Nam ngày nay nói riêng và cho toàn dân Việt Nam nói chung.

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]