Bộ Công an khởi tố báo Pháp luật & Xă hội

BBC -  6 tháng 6, 2014  

Cơ quan điều tra vừa quyết định khởi tố vụ án 'Lợi dụng các quyền tự do dân chủ' theo Điều 258 tại báo Pháp luật Xă hội v́ bài viết nói một công ty của Bộ Công an kinh doanh "theo kiểu Bầu Kiên".

BBC đă liên lạc với ban biên tập của báo Pháp luật Xă hội, cũng như ông Phan Hồng Sơn, giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội, cơ quan chủ quản của tờ báo, nhưng họ đă từ chối trả lời.

Báo Thanh Niên sáng 6/6 cũng chạy bài với tựa "Viết về doanh nghiệp của Bộ Công an, một tờ báo bị khởi tố", nhưng đường dẫn vào bài này sau đó đă không c̣n truy cập được. 

'Hoạt động kiểu Bầu Kiên'

Thông cáo trên trang web của Bộ Công an cho biết ngày 02/6, trên Pháp luật Xă hội có đăng bài báo của tác giả Minh Thắng với tiêu đề: "Luật sư tố doanh nghiệp của Bộ Công an kinh doanh kiểu bầu Kiên".

Bài viết, hiện đă bị gỡ khỏi trang web của báo, dẫn lời các luật sư bào chữa của ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) nói bên lề phiên ṭa hôm 2/6 rằng "các công ty của chính Bộ Công an cũng không hề đăng kư kinh doanh đầu tư góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu" dù vẫn "thực hiện hành vi này lâu nay".

"Theo điểm danh của các luật sư này, đó là Tổng công ty Viễn thông toàn cầu (GTEL), do Bộ Công an làm chủ sở hữu", bài viết có đoạn.

"GTEL không đăng kư ngành nghề kinh doanh tài chính, góp vốn, mua cổ phần, cổ phiếu, vậy mà ngay trên website của công ty này cũng công bố góp vốn thành lập rất nhiều công ty khác".

"Các luật sư băn khoăn đặt câu hỏi với bằng chứng này, th́ ngay cả Bộ Công an cũng có công ty hoạt động đầu tư tài chính góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu kiểu Bầu Kiên".

"Liệu các doanh nghiệp này có bị xem xét quy buộc là 'kinh doanh trái phép' ... như vụ án Nguyễn Đức Kiên?".

Thông cáo của Bộ Công an cho biết Chủ tịch Nguyễn Văn Dư của GTEL hôm 4/6 đă có công văn gửi đến cơ quan an ninh điều tra, khẳng định "nội dung bài báo là sai sự thật, xâm phạm nghiêm trọng uy tín và các lợi ích hợp pháp" của công ty và yêu cầu xem xét, xử lư.

Ngày 5/6, Bộ Công an đă ra quyết định khởi tố vụ án h́nh sự sau khi "bước đầu xác minh của cơ quan chức năng thấy có dấu hiệu tội phạm", thông cáo nói thêm.

'Không sai khi dẫn lời luật sư'

Trả lời BBC ngày 6/6, Luật sư bào chữa cho blogger Trương Duy Nhất, người từng bị tuyên án tù hai năm về tội 'Lợi dụng các quyền tự do dân chủ' theo Điều 258, cho rằng điều quan trọng là báo Pháp Luật Xă hội cần chứng minh đă thuật lại đúng lời của luật sư.

"Theo tôi th́ vấn đề là báo này có đăng đúng theo ư kiến của luật sư hay không," ông Trần Vũ Hải nói.

"Theo tôi những ǵ luật sư nói tại ṭa th́ là quyền của luật sư, và báo chí có quyền đăng lại lời của luật sư".

Ông Hải cũng cho rằng hành vi 'xâm phạm lợi ích tổ chức' không c̣n tồn tại theo hiến pháp mới được thông qua.

"Chúng tôi đang nghiên cứu hiến pháp năm 2013 và tôi nghĩ rằng phải xem xét rằng Điều 258 có phù hợp với hiến pháp mới hay không," ông nói.

"Hiến pháp 2013 nói thực hành quyền con người, quyền công dân những không xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc và của người khác."

"Tức là không c̣n khái niệm xâm phạm lợi ích của tổ chức như trước."

B́nh luận về quyết định khởi tố này, nhà báo Huy Đức viết trên Facebook cá nhân rằng "Nếu thật sự luật sư có nói "doanh nghiệp của Bộ Công an kinh doanh kiểu bầu Kiên” mà điều đó là vu khống, bịa đặt th́ phải khởi tố vụ án "xảy ra tại ṭa" chứ không thể khởi tố vụ án xảy ra tại báo...

"Một khi công an, quân đội c̣n hoạt động kinh doanh th́ nền kinh tế không thể nào có môi trường cạnh tranh b́nh đẳng, các cơ quan công lực không thể nào tránh được lạm quyền, các thiết chế giám sát các doanh nghiệp (của CA, QĐ) không thể có an toàn pháp lư," ông Huy Đức viết.

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]