Diễn Văn của G.S. Nguyễn Thanh Trang

Tại buổi Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2008

 

 

 

Kính Thưa Quư Vị Lănh Đạo các Tôn Giáo,

Kính Thưa Quư Vị Dân Cử, Quư Vị Lănh Đạo Cộng Đồng, Tổ Chức, Hội Đoàn

Quư Cơ Quan Truyền Thông và toàn thể quư đồng hương,

 

Kính Thưa Liệt Quư Vị,

 

Sau hai lần thế giới nếm mùi đại chiến với hàng triệu binh sĩ và thường dân vô tội bị tử thương hoặc tàn phế, nhân loại đă bừng tỉnh và thấy rằng chính các chế độ độc tài, chà đạp nhân quyền đă là một trong những nguyên nhân chính đưa đến thảm họa cho loài người. V́ thế, một trong những nỗ lực quan trọng hàng đầu mà Liên Hiệp Quốc (LHQ) đă thực hiện là soạn thảo một văn kiện để minh xác và đề cao các quyền làm ngừơi mà mọi quốc gia đều phải tôn trọng.

 

 Sau hơn ba năm biên soạn công phu, một ủy ban đặc nhiệm với hơn 50 giáo sư, luật gia và chính khách từ nhiều nơi trên thế giới đă hoàn tất văn kiện lịch sử đó, và ngày 10-12-1948, Đại Hội Đồng LHQ họp tại Paris đă thông qua bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, đánh dấu một bứơc tiến lớn lao của cộng đồng nhân loại. Rồi đến năm 1966, LHQ đă thông qua Công Ứơc về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị và Công Ứơc về Những Quyền Kinh Tế, Xă Hội và Văn Hóa. Từ đó, hai Công Ước nầy kết hợp với bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đă chính thức trở thành bộ Luật Quốc Tế Nhân Quyền của LHQ.

 

Trong 60 năm qua, từ ngày bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời đến nay, khắp nơi, nhất là tại những nước có dân chủ thực sự, nhân quyền càng ngày càng đựơc tôn trọng.

 

 Nhưng bất hạnh thay cho dân tộc Việt Nam, nhà cầm quyền Hà Nội vẫn duy tŕ chính sách độc tài, chà đạp nhân quyền một cách trắng trợn. Mặc dầu hiến pháp Việt Nam cũng thừa nhận các quyền làm người căn bản như tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do bầu cử, v.v. nhưng trên thực tế, tất cả các quyền ấy chỉ là bánh vẽ. Ngừơi dân chỉ có một thứ quyền duy nhất, đó là quyền “xin”, c̣n cho hay không, là quyền của nhà nước, đúng như lời Đức Tổng Giám Mục Phạm Minh Mẫn đă có lần nhận xét.

 

Nhiều tổ chức quốc tế như Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International), Cơ Quan Quan Sát Nhân Quyền Á Châu (Human Rights Watch), Hội Kư Giả Không Biên Giới (Reporters Without Borders), Trung Tâm Văn Bút Quốc Tế (PEN), Quốc Hội Liên Hiệp Âu  Châu (European Union Assembly), v.v. vẫn thường tố cáo Hà Nội vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn và có hệ thống. Gần đây nhất, trong phiên họp của các nhà tài trợ tại Hà Nội ngày 4-12-2008, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu đă đưa ra lời khuyến cáo đ̣i hỏi Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do căn bản của người dân.

 

 Sau khi Việt Nam được gia nhập tổ chức mậu dịch quốc tế WTO, nhân quyền đă  không được cải tiến như Hà Nội hứa hẹn, mà trái lại c̣n trở nên tồi tệ hơn trước. Điễn h́nh là việc đàn áp các tôn giáo, nhất là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và các giáo hội Tin Lành của người thiểu số vùng cao nguyên, bắt giam các nhà báo và những người xử dụng Internet, đàn áp các dân oan khiếu kiện đất đai v.v. Gần đây nhất đă xảy ra những vụ đàn áp các tín đồ Thiên Chúa Giáo tại giáo xứ Thái Hà, Hà Nội đă làm cho dư luận khắp nơi vô cùng phẩn nộ.

 

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, tại Việt Nam, 27 nhà dân chủ đă đưa ra một bức thư tố cáo nhà cầm quyền đàn áp và bắt giam những người yêu nước tham gia biểu t́nh bất bạo động hoặc tọa kháng phản đối Trung Cộng xâm lăng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Họ đ̣i Hà Nội phải tôn trọng nhân quyền và trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm, đặc biệt là nhóm người đă tham gia biểu t́nh để phản đối bá quyền Trung Cộng như nhà báo Điếu Cày, cô Phạm Thanh Nghiên, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, sinh viên Ngô Quỳnh, nhà giáo Vũ Hùng, nhà thơ Trần Đức Thạch, kỹ sư Phạm Văn Trội, v.v.

 

Cũng vào dịp nầy, ngày 10-12-2008, tại Hoa Kỳ, 8 dân biểu, trong đó có 3 vị từ California, là các dân biểu Loretta Sanchez, Ed Royce và Zoe Lofgren, đă gởi thư yêu cầu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trả tự do cho nhà báo Điếu Cày và cô Phạm Thị Thanh Nghiên v́ họ là hai nhân vật tiêu biểu cho những người đă bị đàn áp và bỏ tù chỉ v́ họ đă lên tiếng đ̣i hỏi những quyền tự do căn bản như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do hội họp.

 

Trước t́nh h́nh nhân quyền tồi tệ hiện nay tại Việt Nam, nhân danh Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, một lần nữa, chúng tôi thỉnh cầu bộ ngoại giao Hoa Kỳ sớm đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC v́ thiếu tự do tôn giáo. Đồng thời, chúng tôi cũng kêu gọi Thượng Viện Hoa Kỳ sớm thông qua Dự Luật Nhân Quyền cho Việt Nam do Thượng Nghị Sĩ Barbara Boxer đệ nạp ngày 1-10-2008. Chúng tôi tin rằng các hành động cụ thể nầy sẽ gởi đến nhà cầm quyền Hà Nội một thông điệp hết sức rơ ràng, đó là Hoa Kỳ rất quan ngại về t́nh trạng vi phạm nhân quyền tại Việt nam và Nhân Quyền là lư tưởng mà nhân dân và chính phủ Hoa Kỷ luôn luôn theo đuổi.  

 

Hôm nay, chúng ta làm lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và cũng là dịp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trao tặng Giải Nhân Quyền Năm 2008 đến hai nhân vật và một tổ chức tại Việt Nam đă được vinh danh v́ những thành tích đấu tranh của họ, đó là thượng tọa Thích Thiện Minh, nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, và bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận.

 

Giải thưởng nầy do MLNQ thiết lập từ năm 2002 nhằm tuyên dương thành tích đấu tranh bất bạo động của những người đă chấp nhận hy sinh, kể cả mạng sống của chính ḿnh, v́ lư tưởng nhân quyền.  Ngoài ra, Giải Nhân Quyền Việt Nam c̣n nhằm bày tỏ sự liên đới, hậu thuẩn và quyết tâm của người Việt khắp nơi trong nỗ lực giành lại phẩm giá và nhân quyền cho mọi người dân Việt Nam.

 

Trong bảy năm qua, MLNQ đă trao tặng Giải Nhân Quyền Việt Nam cho nhiều nhà dân chủ hàng đầu, như ḥa thượng Thích Quảng Độ, linh mục Nguyễn Văn Lư, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, đại tá Phạm Quế Dương, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, linh mục Phan Văn Lợi, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, kư giả Nguyễn Vũ B́nh, kỹ sư Đỗ Nam Hải, luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Thị Công Nhân, giáo sư Nguyễn Chính Kết, v.v.

 

Thay mặt MLNQVN, chúng tôi nhiệt liệt chào đón và cám ơn quư vị đă tham dự ngày kỷ niệm 60 năm bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Lễ Trao Giải Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2008. Sự hiện diện đông đảo của quư vị đă nói lên mối quan tâm sâu xa của cộng đồng người Việt hải ngoại đối với t́nh h́nh nhân quyền tại Việt Nam và cũng là niềm khích lệ quư báu mà quư vị đă dành cho Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trong công cuộc đấu tranh bảo vệ quyền làm người cho đồng bào tại quê nhà.

 

Trân trọng cám ơn và kính chào toàn thể quư vị.

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]