Nhân Quyền ở Việt Nam, giữa Luật Quốc Tế và Luật Quốc Nội

 

Bài phát biểu của Luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền, trụ sở đặt tại Paris, nhân dịp Đại Hội kỳ VIII của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam từ 07 đến 08-12-2007 tại Santa Ana, Nam Cali kỷ niệm 10 năm thành lập MLNQVN và trao giải Nhân Quyền 2007 cho Giáo sư Hoàng Minh Chính và hai Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân.

 

   

Kính thưa qúy cụ,

Thưa qúy bà

Thưa qúy ông,

Thưa các ban,

 

Cuối năm 1945, tôi c̣n là một thanh niên 18 tuổi. Chống độc tài và cổ vũ cho dân chủ, tôi và mấy người bạn chia nhau đi rải truyền đơn trên đường phố ở Hà Nội, thủ đô của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa.

 

Người của nhà cầm quyền lúc đó vây bắt tôi, bịt mắt, nhét dẻ vào miệng tôi, đưa tôi về Ty Liêm Phóng, đánh đập tra khảo và sau cùng, giam tôi vào khu biệt giam của ty này. Lần đầu tiên trong đời, tôi bỗng là một người tù, hai chân ngày đêm bị cùm. Những buổi sáng được ra ngoài đi làm vệ sinh, tôi đă khám phá ra rằng người tù hàng xóm của tôi, trước khi vào đây, là một ông quan đầu tỉnh, tuần phủ Cung Đ́nh Vận, rất nổi tiếng vơ nghệ cao cường và ưa thích thể thao. Tôi băn khoăn tự hỏi tôi đă phạm tội ǵ, số phận của ḿnh sẽ ra sao, tôi sẽ chịu h́nh phạt nào, bao giờ th́ được trở lại cuộc sống b́nh thường? Và trong cái mù mịt của tương lai, tôi đă chỉ cảm thấy được nỗi cô đơn của một người dân nhỏ bé, yếu đuối, đang phải đối đầu một cách bất cân xứng với sức mạnh của một quyền lực cai trị không giới hạn. Rồi đây ai sẽ là người bảo vệ quyền sống cho tối? Tôi thấy dường như không có câu trả lời.

 

 

Không ngờ chừng một tháng sau, một câu giải đáp không chờ đợi đă tới với tôi: tôi được một toán đặc công của một đảng cách mạng phe quốc gia đột nhập nhà giam giải thoát.

 

Đêm nay, 62 năm sau, may mắn hơn tuần phủ Cung Đ́nh Vận đă bị thủ tiêu và hàng triệu người tù khác c̣n đang bị đầy đoạ trong các nhà tù ở trong nươc, một trong những nguời sống sót của nhà tù cộng sản lại có vinh hạnh được xuất hiện trên một diễn đàn của thế giới văn minh và trước qúy vị, một cử tọa chọn lọc, để phát biểu về nhân quyền, tự do và nhân phẩm.

 

Thưa qúy vị,

 

Tôi xin được dành những giây phút đầu tiên của vinh hạnh này để tỏ bày ở đây ḷng tri ân của tôi đối với những chiến sĩ tự do dân chủ Việt Nam, nổi danh cũng như vô danh, trải qua hơn nửa thế kỷ, đă tận hiến tài trí, của cải, hanh phúc, thậm chí cả tính mạng của ḿnh, cho những nhân quyền, tự do và nhân phẩm ấy. Tôi xin đặc biệt cảm ơn Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đă cho tôi cơ hội để tôi được góp một phần rất nhỏ vào công tŕnh tranh đấu tập thể cao cả đang được tiến hành này.

 

Đêm nay, tôi đến trước qúy vị không phải v́ muốn t́m những ánh hào quang của một diễn giả hùng biện mà là để nói lên được tiếng nói của những người bất hạnh trong cơi đời này. Tôi muốn nói, để tiếp vận tới qúy vị lời kêu cứu của dân oan dưới chế độ xă hội chủ nghĩa ở trong nước. Nhưng đồng thời cũng c̣n để nói lên tiếng nói của một dân oan, của chế độ ấy, đă chờ đợi suốt gần hết cả cuộc đời ḿnh mà nỗi oan tài sản bị chiếm đoạt, nhân quyền bị dày xéo, danh dự bị chà đạp vẫn không được công lư xét xử. Tôi là một dân oan và tôi có những lư lẽ vững chắc để khẳng định rằng ngoại trừ một tuyệt thiểu số đảng viên và tay sai của Đảng Cộng sản, cả hơn 80 triệu ngườiViệt Nam đều là dân oan không được khiếu kiện hay có khiếu kiện mà không được xử kiện. Đó là hiện tượng mà tôi cho là thảm kịch nhân quyền ở Việt Nam.

 

Lùi lại hàng ngàn năm trước đây, cái không khí dân oan đi t́m công lư trong tuyệt vọng dưới chế độ quân chủ chuyên chế của Trung Quốc, đă được ghi khắc và thu nhỏ lại trong thành ngữ “Thiên cao hoàng đế viễn”. Trời th́ cao, vua th́ xa, khi có oan ức biết t́m đâu ra nơi phân xử phải trái? Quân chủ ở  Việt Nam chưa bao giờ đạt tới mức chuyên chế như ở Trung Quốc nên hiện tượng dân oan ở Việt Nam không đến nỗi khốc liệt như ở nước láng giềng phương Bắc. Vua quan Việt Nam kiểm sát rất nghiêm ngặt việc xử án, người dân Việt Nam lại có những quyền công khai lên tiếng kêu oan mà không bị bịt miệng. Trái lại dưới chế độ xă hội chủ nghĩa hiện nay, nhà cầm quyền cộng sản ngang nhiên miệt thị nhân quyền kể cả ở trước ṭa án. Và c̣n lạnh lùng lấy xâm phạm nhân quyền làm nền tảng cho chính sách cai trị. Những cuộc biểu t́nh ở cả trong Nam lẫn ngoài Bắc của đủ mọi tầng lớp dân oan, đứng dậy đ̣i công lư, đă có ư nghĩa pháp lư rằng đó lá những tội chứng minh trưng tội ác vi phạm nhân quyền hàng loạt, có hệ thống và thường trực mà luật quốc tế vế nhân quyền đă minh thị nghiêm cấm.

 

Qúy vị đă đọc những trang sử hiện đại ghi chép chiến công của những chiến sĩ dân chủ, từ hơn ba thập niên qua, đă không ngần ngại hy sinh tính mạng để chấm dứt loại quốc nạn vi phạm nhân quyền này. Qúy vị đang chứng kiến những thủ đoạn thiếu văn minh mà độc tài đảng trị Hà Nội vận dụng để đàn áp những người Việt ở hải ngoại chỉ muốn ôn ḥa mang về trong nước ánh sáng của văn minh dân chủ. Qúy vị, trong dây lát, sẽ được nghe tuyên dương công trạng của ba chiến sĩ dân chủ của thời đại mới, biểu tượng của hai thế hệ già và trẻ, hiên ngang trực diện với độc tài để bảo vệ và tiến thăng nhân quyền ngay trong ḷng chế độ chế độ đảng trị. Rơ ràng là lực lượng dân chủ đă thực sự ra đời ở trong nước và trong vai tṛ phản công đi tiên phong mở đường, đang phải chịu đựng cuộc tấn công vô lương tâm, vô văn hóa của toàn trị tàn dư.

 

C̣n cần phải có thêm bao nhiêu hy sinh nữa th́ tập đoàn cai trị cộng sản mới chịu chấp nhận việc dân chủ hóa thực sự vùng đất họ cai trị? Tuy tin chắc rằng lực lượng dân chủ sẵn sàng trả bất cứ giá nào để chuyển hóa độc tài, và, sớm muộn ǵ th́ người Việt Nam cũng sẽ thấy dân chủ được xây dựng trên đất nước ḿnh. Nhưng tôi vẫn cho rằng sự đổi thay lịch sử này đến sớm ngày nào hay ngày đó. Cái giá rẻ nhất phải trả cho sự thay đổi ấy chỉ là việc nhà cầm quyền Hà Nội chịu thi hành nghiêm chỉnh những nghĩa vụ quốc tế của ḿnh trên địa hạt nhân quyền.

 

Hà Nội có hai loại nghĩa vụ quốc tế là nghĩa vụ chính trị và nghĩa vụ pháp lư. Sự kiên Việt Nam xă hội chủ nghĩa vừa được chấp nhận làm thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An đă chấm dứt quá tŕnh hội nhập cộng đồng thế giới của tập doàn cai trị Hà Nội. Với sự gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1977, sự tham gia hai Công ước quốc tế vế Nhân quyền năm 1982 và sự đắc cử vào Hội Đồng Bảo An năm 2007, Việt Nam xă hội chủ nghĩa không nên, và thật ra cũng không thể, t́m cách thoái thác việc thi hành nghĩa vụ quốc tế của ḿnh trên địa hạt nhân quyền nữa.

 

Một đằng là những nghĩa vụ chính trị về mặt nhân quyền. Đă là một quốc gia thành viên LHQ th́ không thể không chia sẻ mối quan tâm đặc biệt của LHQ về nhân quyền. Trong bản Hiến chương Cựu Kim Sơn, LHQ đă hơn một lần biểu lộ ḷng tin tuởng vào những quyền cơ bản, vào giá trị bẩm sinh của con người, coi đó là nền móng của tự do, công lư và ḥa b́nh thế giới, như đă được thông diễn trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948. Công Ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1962, sau khi đă nhắc lại ḷng tin tưởng ấy của LHQ, đă đ̣i hỏi các quốc gia hội viên phải phát huy sự tôn trọng và thực thi trên toàn cầu những nhân quyền và quyền tự do của con người. Tư cách một thành viên không thường trực của HĐBA buôc rằng thành viên này phải góp sức bảo vệ ḥa b́nh trên toàn thế giới. Và bởi v́ nhân quyền là nền móng của nền ḥa b́nh này nên thành viên ấy hơn những quốc gia không thành viên, phải tỏ ra biết đáp ứng đúng tiêu chuẩn của LHQ về nhân quyền.

 

Đằng khác, đi đôi với những nghĩa vụ chính trị c̣n có những nghĩa vụ pháp lư quốc tế về mặt nhân quyền. Khi trở thành thành viên bằng kư kết hay bằng tham gia Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, quốc gia nào cũng cam kết, như đă dự liệu nơi điều 2 của bản văn quốc tế này, rằng trong trường hợp những quyền được nh́n nhận trong Công Ước chưa được quy định thánh văn trong luật pháp quốc nội th́ phải trù liệu việc ban hành theo thủ tục lập pháp quốc gia và theo các điều khoản của Công Ưóc để các quyền này có hiệu lực. Ngoài ra, cũng vẫn theo điều 2 này, trong số những bảo đảm đ̣i hỏi mỗi quốc gia thành viên phải cung cấp, có sự bảo đảm cho các nạn nhân nhân quyền được khiếu nại tại các cơ quan tư pháp, hành chánh hay lập pháp quốc gia hay tại các cơ quan có thẩm quyền để việc khiếu tố trước ṭa án được tôn trọng và được hành sử. Nói cách khác, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ hội nhập vào luật quốc nội những quy phạm của luật quốc tế về nhân quyền. Tóm lại thi hành nghiêm chỉnh và đúng đắn những cam kết quốc tế về nhân quyền không c̣n là một sự tự do lựa chọn dưới lư do này hay lư do khác mà là một nghĩa vụ có tính cưỡng hành, không theo không được, để tránh những triển khai của bạo lực chà đạp nhân quyền đe dọa ḥa b́nh trong xă hội.

 

Nhưng nói cam kết là c̣n phải nói thi hành. Từ thượng cổ, để rời bỏ dă man bước vào văn minh, loài người đă thi hành những cam kết của ḿnh theo văn tự, cũng như theo tinh thần, của nguyên tắc Pacta sunt servanda, nghĩa là việc kư kết có hiệu lực ràng buộc không thể lẩn tránh để cho những điều kết ước được thực hiện trong thực tế. Từ đó người ta suy luận ra rằng cam kết mà không thi hành là sử sự trái ngược lại với văn minh.

 

Hà Nội đă thi hành những cam kết của ḿnh về nhân quyền như thế nào?

 

Một sự thật hiển nhiên mà những luận điệu tuyên truyền gian dối không che giấu được, những tế nhị về ngoại giao không chế hóa được, đó là Hà Nội chẳng những không thi hành mà c̣n tri t́nh vi phạm những cam kết quốc tế về nhân quyền của ḿnh. Vi phạm bằng nhiều cách trong đó có hai cách chinh, không áp dụng những ǵ đă kư kết và sáng chế ra những quy phạm trắng trợn đi ngược hẳn lại các điều đă cam kết. Chỉ cần lấy một thí du thôi cũng đủ để minh chứng điều này. Hà Nội từ 25 năm nay đă lần lữa không chịu áp dụng điều 2 của CUQTQDSCT buộc Hà Nội phải hội nhập vào luật quốc nội những quy phạm của Công ước này. Đă vậy, Hà Nội nơi điều 50 của Hiến pháp 1992 lại đặt ra một quy phạm riêng của ḿnh [“Ở nước CHXHCNVN, các quyền con người (…)được quy định trong Hiến pháp và luật] thay đổi hẳn quy phạm quốc tê với dụng đich xóa bỏ hết nhửng nhân quyền bẩm sinh của người dân và tự cho ḿnh quyền ban phát nhân quyền rồi dung bạo lực ép buộc dân phải nhận chịu một loại h́nh nhân quyền mới, nhân-quyền-phi- nhân-quyền do chính Hà Nội đặt ra. Hậu quả tất yếu của hành động tự phong này là có thể nói rằng Hà Nội đă tự cho ḿnh quyền thay Thượng đế để quyết định về số phận của con người sống dưới quyền cai trị của Hà Nội. Phong cách cầm quyền thoái hóa này chính là đầu mối của t́nh trạng nhân quyền tồi tệ hiện nay ở Việt Nam mà những cuộc bắt bớ, hành hung đối lập ôn ḥa, những vụ án tiền chế bỏ túi tuồng kịch, và nhất là làn sóng dân oan khiếu kiện trên cả nước là những vẻ mặt thảm hại và xấu xa đáng hổ thẹn.

 

Đ̣i hỏi việc thay đổi phong cách cầm quyền thoái hóa này là tuyên cáo tiếng nói của lương tâm con người, của lương tâm loài người. Những người Việt ở hải ngoại sau 32 năm tị nạn cộng sản nay đă họp thành một bộ phận tiên tiến và ngoại lănh thổ. Những người Việt ở trong nước là bộ phận quốc nội thường hằng đang tiếp nối ḍng sống tuy thăng trầm gần năm ngàn năm nhưng vẫn tồn tại. Hai bộ phận này không phải là hai lực lượng thù địch nhau mà là hai nguồn sống hữu cơ của một đại khối mà lịch sử đă và đang nối kết trong một ư chí chung và t́nh liên đới chiến đấu cho sự sống c̣n của dân tộc. Không thể tố cáo bừa băi rằng đó là một sự biểu hiện phản động. V́ thực thể mới này đang thi hành nhiêm vụ lịch sử phục hưng dân tộc phát triển bền vững đất nước trong không gian Việt mở rộng để nước Việt Nam, người Việt Nam hội nhập vào nhân loại văn minh.  

 

Thưa qúy vị,

 

Đêm nay, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đă làm được một việc có ư nghĩa chiếu rọi ánh sáng vào số phận hẩm hiu, đen tối của tuyệt đại đa số người dân ở Việt Nam mà mọi nhân quyền đều bị tước đoạt, mọi dân quyền đă bị sang đoạt. Dư luận cả thế giới đă thấu hiểu điều này. Dự luật nhân quyền HR3096 vừa được Hạ viện Mỹ biểu quyết với một đa số áp đảo sẽ là một sự hỗ trợ qúy báu cho việc cải thiện nhân quyền ở Việt Nam nếu nó được Thượng Viện thông qua để trở thành một đạo luật. Tôi xin được nhấn mạnh thêm một lần nữa rằng, nhân quyền ở Việt Nam không phải chỉ là một mối quan tâm phiến diện bề mặt, một phản ứng của những tâm hồn đa cảm dễ xúc động trước những cảnh thương tâm hay là một mặt hàng để trao đổi trong cuộc giao lưu thương mại. Đối với trên 80 triệu người dân Việt Nam ỏ trong nước, đang âm thần rên xiết dưới bộ máy ḱm kẹp của độc tài đảng trị với ư đồ toàn trị phản tiến hóa, nhân quyền là một cuộc thử thách thư hùng với phi-nhân-quyền. Tập đoàn cai trị ở Hà Nội phải trả lại cho người dân quyền được sống theo tiêu chuẩn của văn minh của thiên niên kỷ thứ ba, kỷ nguyên của dân chủ trên quy mô toàn cầu. Không thể có nhân quyền nếu không có dân chủ. Dân chủ chân chính, dân chủ chính thống dựa trên chính thống dân chủ chứ không phải dân chủ giả mạo xuất phát từ chính thống đảng chủ. Lời mở đầu của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, cách đây 60 năm đă cảnh báo nhân loại rằng “điều cốt yếu là nhân quyền phải được một chế độ pháp trị bảo vệ, để con người khỏi bị dồn vào thế cùng, phải nổi dậy chống áp bức và bạo quyền”.

 

Tôi hy vọng rằng vào dịp mà nhân loại nhớ lại sự ra đời của bản văn lịch sử này, nhà cầm quyền Hà Nội sẽ lâm thức được rằng đă đến lúc phải chấm dứt mọi thủ đọan đưa đẩy không ngay t́nh giữa luật quốc tế và luật quốc nội để biết và dám thực sự tôn trọng và thực hiện nhân quyền chân chính thông qua việc thi hành nghiêm chỉnh những nghĩa vụ quốc tế của ḿnh về nhân quyền. Tôi tin rằng đó cũng là điều qúy vị chờ đợi ở phía Hà Nội.

 

Xin cảm ơn qúy vị.  

 

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]