Tường Tŕnh Đại Hội Kỳ VII Của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam
Đại Hội Thế Giới Kỳ 7 của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQ) đă được tổ chức tại Little Sài G̣n, Nam California, Hoa Kỳ trong 3 ngày 2, 3 và 4 tháng 9 năm 2005. Đây là dịp để toàn thể thành viên của MLNQ chính thức duyệt xét t́nh h́nh nhân quyền Việt Nam, đánh giá công tác và thực trạng của MLNQ để đề ra các công tác hoạt động mới cũng như bầu chọn và bổ túc thành phần nhân sự điều hành MLNQ vào thời gian tới.
Mở đầu bằng một sinh hoạt có tính cách công chúng với dạ tiệc gây quỹ và sinh hoạt nhân quyền vào tối thứ Sáu 2/9/2005 tại nhà hàng Emerald Bay, Santa Ana, với sự tham dự của khoảng 250 người. Thành phần quan khách gồm có DB Ed Royce, các đại diện của DB Loretta Sanchez và DB tiểu bang Trần Thái Văn, bà Ann Lau thuộc tổ chức Visual Artists Guild, và đại diện nhiều đoàn thể và thân hào nhân sĩ.
Kư giả Khúc Minh đă giúp ông trưởng ban tổ chức, TS Nguyễn Bá Tùng, thực hiện chương tŕnh dạ tiệc với sự phụ diễn các bản nhạc đấu tranh của ban nhac Star Band và nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, ca sĩ Tuấn Minh, v.v. Thay mặt cho MLNQ, GS Nguyễn Thanh Trang, Trưởng Ban Phối Hợp, đă sơ lược quá tŕnh hoạt động của MLNQ với những công tác và thành quả cụ thể trong đó có việc xuất bản và quảng bá nhiều tài liệu nhân quyền ở hải ngoại và về Việt Nam, lập giải Nhân Quyền Việt Nam, hỗ trợ các nạn nhân là các nhà hoạt động cho nhân quyền và tự do dân chủ trong nước, phối hợp các công tác vận động quốc tế và chính phủ Hoa Kỳ, v.v.
Sau đó có sự phát biểu của dân biểu Ed Royce, mục sư Đặng Ngọc Báu, nhà báo Bùi Tín, v.v. Ngoài ra, có GS Nguyễn Ngọc Bích đă giới thiệu tác phẩm Trưng Cầu Dân Ư gồm các tài liệu và bài viết chính của Phương Nam. GS Hoàng Minh Chính, Cụ Lê Quang Liêm, Phương Nam Đỗ Nam Hải, v.v. v́ lư do sức khoẻ hay đường xa nên gởi lời phát biểu và chúc mừng đại hội qua điện thoại hoặc băng ghi âm sẵn. Như vậy, ngoài tiếng nói hỗ trợ công cuộc đấu tranh nhân quyền ở hải ngoại, năm nay buổi sinh hoạt gây quỹ tiền đại hội có những người từng phục vụ trong chế độ cộng sản như Hoàng Minh Chính và Bùi Tín, hay đang sống tại Việt Nam như Lê Quang Liêm và Phương Nam mạnh mẽ lên án chế độ cộng sản độc tài và đ̣i tôn trọng nhân quyền.
DB Ed Royce (CA), người đồng bảo trợ dự luật Nhân Quyền Việt Nam HR 3190 cùng với DB Christ Smith (NJ), đă tuyên bố rằng ông sẽ tích cực vận động Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua dự luật này để giúp cho nhân quyền Việt Nam. Dịp này, đại diện của DB Trần Thái Văn đă trao cho đại diện của MLNQ bằng tưởng lục trong việc phục vụ cho lư tưởng nhân quyền.
Suốt hai ngày sau đó là phần đại hội có tính cách nội bộ tại Santa Ana, California với khoảng 40 thành viên MLNQ. Chương tŕnh đại hội năm nay có các đề tài thuyết tŕnh và tiết mục nội bộ như sau: Báo cáo và chia xẻ kinh nghiệm hoạt động trong hai năm qua do Tổng Thư Kư và các địa phương. Các đề tài thuyết tŕnh như "Kiểm Điểm Hiện T́nh Kinh Tế Việt Nam" do GS Nguyễn Quốc Khải đến từ Washington DC. GS Khải cho rằng hiện nay dù cố gắng nhưng Hà Nội được coi như không c̣n hy vọng được cứu xét vào WTO trong năm 2005, v́ các vấn đề luật lệ tại Việt Nam chưa cải tổ đúng theo tiêu chuẩn tự do mậu dịch do WTO đưa ra. Tiến tŕnh gia nhập WTO khiến Hà Nội bị một sức ép phải mở cửa về kinh tế và xă hội nhanh, nhờ đó mà các lănh vực khác cũng được cởi mở theo.
Đề tài "Đảng Cộng Sản Việt Nam Trước Ngưỡng Cửa Của Đại Hội X" do nhà báo Bùi Tín đến từ Paris tŕnh bày. Nhà báo Bùi Tín cho rằng nhóm lănh đạo chóp bu của CSVN vẫn bảo thủ và muốn chứng tỏ cho các tầng lớp đảng viên và quần chúng biết rằng họ vẫn theo đường lối độc tài đảng trị; tuy nhiên sự đấu đá trong nội bộ của CSVN ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều người công khai phê phán đảng và nhà nước.
Đề tài "Kinh Nghiệm Hoạt Động Nhân Quyền Và Dân Chủ Ở Liên Sô Có Thể Ứng Dụng Vào Việt Nam" do kư giả David Satter của tờ The Wall Street Journal, một chuyên gia về công cuộc dân chủ hóa tại Nga và Đông Âu, đến từ Washington DC, tŕnh bày thay BS Lâm Thu Vân và nhà báo Chu Bá Yến. Kư giả Satter đă nêu lên sự tương đồng và dị biệt giữa Việt Nam hiện nay và Liên Sô trước năm 1989 để từ đó những người hoạt động nhân quyền và tự do dân chủ có thể khai dụng. Ông nhận định rằng việc hỗ trợ từ bên ngoài đến các nhà hoạt động cho nhân quyền và tự do dân chủ trong nước rất cần thiết nhưng muốn thành công th́ trong nước phải phát triển và đấu tranh.
Đề tài "Làm Sao Mạng Lưới Nhân Quyền Vận Động Người Trong Nước" do kỹ sư Đoàn Việt Trung đến từ Úc Châu tŕnh bày, ông đă nhấn mạnh việc đấu tranh cho dân chủ. Ông cho rằng dân chủ là nền tảng của nhân quyền v́ một xă hội có dân chủ th́ nhân quyền mới được bảo vệ. Sau đó ông Đỗ Như Điện và Lê Minh Nguyên tŕnh bày phần tham luận bổ túc.
Đề tài "Làm Cách Nào Phối Hợp Hành Động Với Người Ở Trong Nước" do GS Nguyễn Ngọc Bích đến từ Washington DC tŕnh bày, ông kêu gọi các thành phần hoạt động cho tự do dân chủ trong và ngoài nước liên kết với nhau và làm việc có tổ chức mới có được sức mạnh để đi đến thành công. GS Bích cũng nêu lên việc Hà Nội đang dùng các kỹ thuật của Âu Tây để bưng bít thông tin và phá sóng phát thanh của các đài ngoại quốc.
Đề tài "Sách Lược Vận Động Nhân Quyền Và Dân Chủ Cho Việt Nam" do LS Nguyễn Hữu Thống đến từ San Jose tŕnh bày với sự tham luận của BS Nguyễn Tiến Cảnh. LS Thống đă đề nghị 10 sách lược cho tự do dân chủ Việt Nam, c̣n được gọi là sách lược thập diện mai phục.
Đề tài "Nạn Buôn Phụ Nữ Và Trẻ Em Việt Nam" do bà Jackie Bông Wright đến từ Washington DC tŕnh bày nói về tệ trạng buôn người đang xảy ra ở Việt Nam, đề nghị MLNQ cần phải có biện pháp bênh vực phụ nữ Việt Nam cũng như đối phó với vấn đề buôn bán và chà đạp phụ nữ.
Sau các đề tài thuyết tŕnh nêu trên là phần thảo luận sôi nổi về nội dung hoạt động cụ thể của MLNQ với hai quan điểm. Thứ nhất là MLNQ cần phải mở rộng công cuộc đấu tranh nhân quyền ra phạm vi dân chủ. Thứ hai cho rằng cần phải giữ các hoạt động của MLNQ thuần túy trong lănh vực nhân quyền như đă đề ra trong bản nội qui và các quyết nghị của các đại hội đă qua. Quan điểm thứ nhất cho rằng Ban Phối Hợp, trong khi điều kiện khách quan chưa cho phép để thực hiện trọn vẹn vai tṛ phối hợp, cần phải trực tiếp thực hiện một số công tác nhân quyền; trong khi quan điểm thứ hai cho là Ban Phối Hợp cần đẩy mạnh việc phối hợp các khả năng và sức lực của thành viên để cả mạng lưới hoạt động hữu hiệu.
Đại Hội đă bầu ông Lê Minh Nguyên, một sáng lập viên và đương kim Ủy Viên Tài Chính của BPH làm tân Trưởng Ban Ban Phối Hợp thay thế GS Nguyễn Thanh Trang, người đă đảm nhiệm chức vụ này từ ngày thành lập MLNQ (2/11/1997). Ban Giám sát gồm có 5 người đă được bầu ra và GS Đỗ Anh Tài đă được chọn làm Trưởng Ban Giám Sát. Điều đặc biệt khích lệ là GS Nguyễn Thanh Trang đă tuyên bố là sẽ sẵn sàng nhận lănh bất cứ trách vụ ǵ mà tân Ban Phối Hợp giao phó.
Trong phần tŕnh diện Ban Phối Hợp và xướng danh Ban Cố Vấn, ông Lê Minh Nguyên cho biết là ông xin lưu nhiệm hầu hết các vị Cố Vấn, Phó Trưởng Ban và các ban ngành cho đến khi ông kịp mời và bổ túc những người mới. Ông cho biết là khi chấp nhận sự đề cử, ông đă nêu lên hai điểm trong đường lối hoạt động là (1) hoạt động của MLNQ thuộc lănh vực nhân quyền, coi nhân quyền là mục đích, là giá trị ưu tiên để tranh đấu. Trong khi tranh đấu cho các quyền căn bản của con người th́ các quyền về chính trị như tự do tư tưởng, tự do lập hội v.v. là những yếu tố tất nhiên mà MLNQ phải tranh đấu, và nền tảng pháp lư để tranh đấu là Bộ Luật Quốc Tế Nhân Quyền, và (2) Ban Phối Hợp sẽ quan tâm nhiều đến việc phối hợp và cố gắng khắc phục những trở ngại nếu có trong việc phối hợp các thành viên để gia tăng sự hữu hiệu của MLNQ, tuy vẫn duy tŕ và phát triển những công tác không có tính cách phối hợp. V́ vậy, khi đă chọn ông làm tân trưởng ban th́ có nghĩa là Đại Hội đă tán thành hai điểm chính này của ông và như vậy ông hy vọng là sẽ được sự cộng tác và giúp đỡ tích cực của toàn thể các thành viên trong thời gian sắp đến. Ông cũng nêu ra chương tŕnh gồm có các công tác thường lệ như củng cố và phát triển MLNQ, đẩy mạnh việc hỗ trợ và bênh vực các nhà hoạt động nhân quyền trong nước, hợp tác với các tổ chức nhân quyền quốc tế, vận động các cơ quan và các định chế quốc tế, giúp các tổ chức quốc tế thực hiện các bản phúc tŕnh về nhân quyền Việt Nam, phát giải nhân quyền VN cũng như đề cử những nhà hoạt động nhân quyền VN nhận lănh các giải nhân quyền của các tổ chức quốc tế, hỗ trợ các nhà tranh đấu trong nước thực hiện cho bằng được các quyền căn bản như lập hội, làm báo, và tín ngưỡng v.v., đẩy mạnh thông tin nhân quyền vào quốc nội.
Trước khi bế mạc, Đại Hội cũng đă thông qua một bản quyết nghị gồm ba điểm để nói lên quyết tâm và đường lối hoạt động của MLNQ trong ṿng hai năm tới. Các điểm chính của Nghị Quyết gồm có:
1. Tăng cường tố giác những đàn áp nhân quyền của CSVN, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo và thông tin. Đ̣i hỏi nhà cầm quyền CSVN trả tự do tức thời và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm.
2. Tích cực yểm trợ các nhà đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Đẩy mạnh việc thông tin về quốc nội để đồng bào hiểu rơ và đ̣i lại các quyền tự do như đă được minh định trong Bộ Luật Quốc Tế Nhân Quyền mà nhà cầm quyền CSVN đă chuẩn nhận. Phối hợp nỗ lực của đồng bào trong và ngoài nước để cuộc đấu tranh cho nhân quyền tại quốc nội sớm đạt được hiệu quả tối đa.
3. Gia tăng việc vận động cộng đồng quốc tế làm áp lực đối với nhà cầm quyền CSVN để buộc họ phải tôn trọng nhân quyền, nhất là quyền tự do tôn giáo và quyền tự do thông tin.
Thành phần tân Ban Phối Hợp MLNQ nhiệm kỳ 2005-2007, đang tiếp tục hoàn chỉnh, gồm những vị như sau:
Ban Phối Hợp
Trưởng Ban: Ông
Lê Minh Nguyên
Phó Trưởng Ban
(CA): Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh
Tổng Thư Kư: Sẽ thông báo sau Phụ Tá Tổng Thư Kư: Ông Khúc Minh
Thủ Quỹ: Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai
Ủy Viên Kế Hoạch:
TS Nguyễn Bá Tùng
Tư Vấn Kỹ Thuật: KS Vũ Quốc Dũng
Liên Lạc Vùng: Tây Âu: Sẽ thông báo sau.
Ban Giám Sát
Trưởng Ban Giám Sát: Ông Đỗ Anh Tài Ủy Viên Ban Giám Sát: BS Nguyễn Tiến Cảnh, Ông Đỗ Như Điện, BS Nguyễn Văn Đức, và Ông Phạm Văn Sinh.
Ban Cố Vấn
Ông Vơ Văn Ái, BS Nguyễn Tường Bách, GS Nguyễn Ngọc Bích, Ông Nguyễn Minh Cần, GS Đoàn Viết Hoạt, LM Nguyễn Hữu Lễ, Ông Phạm Ngọc Lũy, BS Nguyễn Quốc Quân, Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện, LS Nguyễn Hữu Thống, và LS Lâm Lễ Trinh.
[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết] |