LUẬT QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN


LỜI NÓI ĐẦU

Cách đây 50 năm, năm 1948 tại Paris, Liên Hiệp Quốc đã công bố Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Sở dĩ Liên Hiệp Quốc chọn Paris là vì, cũng tại nơi này năm 1789, Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền Pháp đã được phổ biến. Đây là bản tuyên dương những quyền con người xuất phát từ giá trị nội tại của con người và những quyền công dân được thừa nhận do tư cách công dân.

Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền nhắc lại lời cảnh giác của các nhà Cách Mạng Dân Quyền Pháp theo đó "sự khinh miệt, phủ nhận hay lãng quên nhân quyền là nguyên nhân duy nhất đem lại đại bất hạnh cho dân chúng và sa đọa cho chính quyền."

Vậy mà con người lúc vô sự thường hay vô tâm. Phải đợi đến khi hai cuộc thế chiến bùng nổ gieo đau thương tang tóc cho hàng chục triệu con người, lúc ấy nhân loại mới tỉnh ngộ và nhớ lại lời cảnh giác xưa. Ngoài ra, giữa hai cuộc thế chiến và ngay cả trong thời chiến tranh, nhân loại còn chứng kiến những cuộc tàn sát dã man, với 20 triệu nạn nhân tại Liên Bang Xô Viết và 6 triệu nạn nhân tại Đức Quốc Xã. Những nạn nhân này không phải là kẻ thù của dân tộc trong cuộc chiến, mà chỉ là những lương dân vô tội.

Dư luận quốc tế vô cùng xúc động và phẫn nộ về những hành động diệt chủng này. Vậy mà nhân loại văn minh đã không lên tiếng tố cáo hay phản kháng. Họ sợ mang tiếng vi phạm chủ quyền quốc gia, vi phạm quyền dân tộc tự quyết bằng cách can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác.

Sau khi chiến tranh kết thúc, nhân loại mới ý thức rằng quyền dân tộc tự quyết đã bị lạm dụng. Trên nguyên tắc, dân tộc tự quyết không phải là quyền của quốc gia, mà là quyền của người dân. Chiếu dân tộc tự quyết, người dân được tự do lựa chọn chế độ chính trị hay kinh tế và tự do lựa chọn chính quyền để thực thi chế độ.

Chiếu nguyên tắc Quân Bình giữa Quyền Lợi và Nghiã Vụ, quốc gia và công dân cùng có nghiã vụ hỗ tương. Người dân có nghiã vụ phải bảo vệ, nuôi dưỡng quốc gia, phải đóng thuế, phải thi hành nghiã vụ quân sự để giữ gìn bờ cõi quốc gia. Để đáp lại những hy sinh về tài sản và sinh mạng của người dân, quốc gia cũng có nghiã vụ phải bảo vệ và tôn trọng quyền của người dân, như quyền được sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc.

Sau hai trận thế chiến, nhân loại ý thức rằng việc thừa nhận nhân quyền của con người là điều kiện thiết yếu để duy trì hoà bình thế giới, tránh một trận thế chiến thứ ba (chiến tranh nguyên tử) toàn diện và toàn diệt.

Mùa Xuân năm 1945, 50 quốc gia đã họp Hội Nghị San Francisco để thành lập Liên Hiệp Quốc. Nhằm mục đích duy trì hoà bình cho các quốc gia và thực thi nhân quyền cho con người, Liên Hiệp Quốc đề ra 3 phương châm hành động:

  1. Không phân biệt kẻ thắng người bại, Liên Hiệp Quốc chủ trương hoà giải và hữu nghị giữa các dân tộc.

  2. Không đòi hỏi trả thù và bồi thường chiến tranh, Liên Hiệp Quốc khuyến khích sự hợp tác bình đẳng giữa các quốc gia.

  3. Không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, hay tôn giáo, Liên Hiệp Quốc yêu cầu các quốc gia hội viên phải tôn trọng và thực thi nhân quyền cho tất cả mọi người.

Các đại biểu của 50 quốc gia hội viên sáng lập Liên Hiệp Quốc ý thức rằng mỗi con người là một công dân của quốc gia mình, đồng thời là công dân của thế giới; rằng chỉ có thể hoà bình thế giới nếu quyền của con người được tôn trọng; rằng nhân quyền cũng chỉ có thể được thực thi nếu không còn chiến tranh và bóng dáng de doạ của chiến tranh.

Do đó họ đồng tình ký tên vào Hiến Chương Liên Hiệp Quốc như một hiệp ước quốc tế, và long trọng cam kết sẽ phối hợp với Liên Hiệp Quốc để thực thi hai mục tiêu căn bản sau đây:

  1. Hợp tác quốc tế để giải quyết mọi mâu thuẫn và tranh chấp trong vòng hoà bình.

  2. Đề xướng và tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản của con người.

Khi ký tên vào Hiến Chương, cũng như khi gia nhập Liên Hiệp Quốc, các quốc gia hội viên minh thị xác nhận rằng nhân quyền từ nay không còn đơn thuần là việc nội bộ của các quốc gia mà là một vấn đề quốc tế.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài người, các quốc gia có nghiã vụ đối với người dân, phải tôn trọng, bảo vệ và thực thi nhân quyền và những quyền tự do căn bản của con người.

Những quyền này đã được liệt kê và diễn giải bởi Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ban hành năm 1948, và hai Công Ước Quốc Tế Nhân Quyền ký kết năm 1966.

Từ đó nhân loại văn minh có luật Quốc Tế Nhân Quyền. Chúng ta kỳ vọng rằng trong thế kỷ tới đây, chiến tranh thế giới sẽ được thay thế bởi Luật Pháp Thế Giới.

Theo bác sĩ Linus Pauling, người đoạt hai giải Nobel về Hoá Học và Hoà Bình "chúng ta đang có cơ may sống trong một kỷ nguyên kỳ diệu, ranh giới của hai thiên niên kỷ, thiên kỷ trước với chinh chiến đau thương và thiên kỷ tới của hoà bình, an lạc, công lý và đạo lý."

Luật sư Nguyễn Hữu Thống
Mùa Xuân 1998
(Kỷ niệm 50 năm ban hành Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền)

Về đầu bài

  [Tiếng Anh]

 

Lời giới thiệu
Lời nói đầu
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền
Quyền Dân Sự, và Chính Trị
Quyền Kinh Tế, Xã Hội, và Văn Hóa
Phần Diễn Giải
Nhân Quyền Bậc 1
Nhân Quyền Bậc 2
   Quyền An Cư
   Quyền Lạc Nghiệp
Nhân Quyền Bậc 3
Phụ Đính 1


 

Lấy toàn bài: [Microsoft Word]
Lời giới thiệu: [Microsoft Word]
Lời nói đầu: [Microsoft Word]
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, phần mở đầu: [Microsoft Word]
Công Ước Quốc Tế về những Quyền Dân Sự, và Chính Trị: [Microsoft Word]
Công Ước Quốc Tế về những Quyền Kinh Tế, Xã Hội, và Văn Hóa: [Microsoft Word]
Phần Diễn Giải: [Microsoft Word]
Nhân Quyền Bậc 1: [Microsoft Word]
Nhân Quyền Bậc 2: [Microsoft Word]

Quyền An Cư: [Microsoft Word]

Quyền Lạc Nghiệp: [Microsoft Word]
Nhân Quyền Bậc 3: [Microsoft Word]
Phụ Đính 1: các điều khoản nhân quyền trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc: [
Microsoft Word]

 


[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật NQ] [Tài liệu] [Báo cáo NQ] [Giải NQVN ] [Diễn đàn] [Liên kết]