English version                                                                              
 
Version française

 

 

 

 
T́nh-trạng nhân-quyền tại Cộng-hoà Xă-hội Chủ-nghĩa Việt-nam –

Tự-do tôn-giáo

 

 

Người viết: Georg Evers *

Bản dịch tiếng việt: Liên-đoàn Công-giáo Việt-nam tại Đức

Xuất-bản: Chuyên-ban Nhân-quyền (Tiến-sĩ Otmar Oehring chủ-biên), Cơ-quan Truyền-giáo Công-giáo Quốc-tế (Missio)

Địa-chỉ: Postfach 10 12 48, D-52012 Aachen, Tel. 0241-75 07 00; Fax. 0241-75 07 61 253

E-mail: menschenrechte@missio-aachen.de

ISSN 1618-6222; Danh-mục đặt mua: Nr. 600 230

© Missio 2002

 

 

“Chuyên-ban Nhân-quyền”muốn t́m-hiểu t́nh-trạng nhân-quyền trong các quốc-gia tại Phi, Á và Đại-dương châu. Để thực-hiện mục-tiêu này, chúng tôi cộng-tác tích-cực vào mạng lưới công-tác nhân-quyền và yểm-trợ việc trao-đổi thông-tin sinh-hoạt giữa các cơ-quan truyền-giáo đồng-nghiệp tại lục-địa Phi, Á và Đại-dương với những cơ-quan chính-trị và tôn-giáo có thẩm-quyền tại Cộng-hoà Liên-bang Đức. Những nghiên-cứu về quốc-gia, về chuyên-đề hay kết-quả của các nghị-hội chuyên-đề sẽ được lần-lượt in và phổ-biến trong loạt tài-liệu “Nhân-quyền”.

 

Trọng-tâm của tài-liệu T́nh-trạng nhân-quyền tại Cộng-hoà Xă-hội Chủ-nghĩa Việt-nam - Tự-do tôn-giáo này là việc nghiên-cứu tiến-tŕnh  lịch-sử và hiện-trạng tự-do tôn-giáo tại Việt-nam, đặc-biệt quan-tâm tới số-phận của giáo-hội công-giáo. Việt-nam đă là tụ-điểm thông-tin của truyền-thông quốc-tế trong nhiều năm, khởi đầu suốt trong cuộc kháng-chiến dành độc-lập từ thực-dân pháp (1945-54), sau đó là cuộc nội-chiến giữa hai miền với sự yểm-trợ của Hoa-ḱ tại miền Nam (1961-75). Cuộc chiến việt-nam đă dấy-động lương-tâm con người và đă làm biến-đổi nhận-thức chính-trị, không chỉ riêng ở Hoa-ḱ mà cả ở Âu và cả Á châu nữa. Sau ngày thống-nhất hai miền vào năm 1976, số-phận thảm-thương của hàng ngàn thuyền-nhân lại dấy lên ḷng thương và tinh-thần sẵn-sàng giúp-đỡ của nhân-dân thế-giới. Trước t́nh-trạng ngày càng tràn-ngập thuyền-nhân việt ra đi t́m quê-hương mới, các quốc-gia có khả-năng nhận người như Hoa-ḱ, Úc, các nước tại Âu châu và trong vùng Á châu lân-bang lần-hồi đă có những biện-pháp khép cửa ngăn-chặn. Những năm gần đây t́nh-h́nh xem ra yên-ắng . Tuy nhiên, nỗ-lực bám-giữ vai-tṛ độc-quyền chính-trị và ư-hệ của Đảng Cộng-sản Việt-nam, với biện-minh là họ đă có công thống-nhất đất-nước, vẫn không thay-đổi. Cuối thập niên 80 của thế-kỉ trước, khi các chế-độ cộng-sản tại Liên-xô và Đông-âu sụp-đổ, nhà-nước cộng-sản việt-nam bị hổng chân về ư-thức-hệ. Càng ra sức muốn tiếp-tục chiếm-giữ độc-quyền về lănh-vực này, nhà-nước việt-nam càng rơi vào mâu-thuẫn với những nhân-quyền căn-bản về tự-do ngôn-luận, tự-do chính-trị và dĩ nhiên cả tự-do tôn-giáo.

 

* Georg Evers, sinh 1936 tại Emmerich, Đức; 1958-61 học triết tại Đại-học München, tốt-nghệp cử-nhân; 1962-64 học nhật-ngữ, lịch-sử và văn-hoá tại Đại-học Kamakura; 1965-69 học thần-học Đại-học Sophia ở Tokio, tốt-nghiệp cử-nhân và cao-học; 1969-72 luận-án tiến-sĩ Đại-học Münster về thần-học truyền-giáo và tôn-giáo với giáo-sư đỡ-đầu Karl Rahner; 1973-79 trưởng Ban giáo-dục tráng-niên đại-kết và liên-tôn ở Bendorf; 1979-2001 trưởng Ban Á châu của Viện khoa-học truyền-giáo Missio và cộng-tác-viên thường-trực trong các nghị-hội của "Hội-đồng Giám-mục Á châu" (FABC).

 

 

Nội-dung

 

Số-liệu tổng-quát về Cộng-hoà Xă-hội Chủ-nghĩa Việt-nam

 

T́nh-h́nh chính-trị sau ngày thống-nhất

Những vấn-đề tái cấu-trúc chính-trị sau ngày thống-nhất

Khủng-hoảng ư-hệ của Đảng Cộng-sản Việt-nam

T́nh-h́nh chính-trị và kinh-tế hiện nay

Đảng cộng-sản tiếp-tục đ̣i vai-tṛ độc-tôn

 

Giáo-hội công-giáo việt-nam sau thời thuộc Pháp tới ngày thống-nhất (1945-1975)

Vai-tṛ giáo-hội công-giáo trong kháng-chiến dành độc-lập (1941-45)

Giáo-hội công-giáo trong một Việt-nam chia đôi (1954-75)

Giáo-hội công-giáo ở miền Bắc (1954-75)

Giáo-hội công-giáo ở miền Nam (1954-75)

 

Những nét chính của chính-sách tôn-giáo sau 1975

Phê-b́nh tôn-giáo của Mác và Lênin làm căn-bản cho chính-sách tôn-giáo

Giáo-hội công-giáo và tự-do tôn-giáo sau 1975

Vai-tṛ của hội-thánh tin-lành ở Việt-nam

Chính-sách tôn-giáo chính-thức của đảng và nhà-nước việt-nam

Nghị-định của chính-phủ về hoạt-động tôn-giáo

Kiểm-soát mọi sinh-hoạt tôn-giáo – căn-bản của chính-sách tôn-giáo

Kiểm-soát tự-do tôn-giáo

 

Xung-khắc giữa chính-quyền và giáo-hội công-giáo

Các giám-mục công-giáo đ̣i tự-do hành-đạo

Xung-khắc về "Uỷ-ban Đoàn-kết Công-giáo Yêu nước"

Khủng-hoảng vụ phong thánh

Bất-đồng về nhân-sự kế vị tổng-giám-mục giáo-phận thành-phố Hồ Chí Minh, Phao-lô Nguyễn Văn B́nh

Ngăn-cản việc hành-hương Mẹ La-vang

Chính-sách tôn-giáo giữa cấm-đoán và kẽ hở

Khác-biệt trong nhận-định về tự-do tôn-giáo hiện nay

Biện-pháp đối-phó với từng cá-nhân hoặc định-chế

Vấn-đề vào đạo nơi các đồng-bào ít người

 

Tự-do tôn-giáo và các tôn-giáo ngoài Kitô-giáo

Các tôn-giáo ngoài Kitô-giáo ở Việt-nam

Tự-do tôn-giáo và đối-thoại liên-tôn

 

Vai-tṛ thay-đổi của các tôn-giáo trong xă-hội việt-nam

Khen những đóng-góp xă-hội của các tôn-giáo

Giáo-hội công-giáo dấn-thân vào xă-hội

Đại-biểu tôn-giáo trong quốc-hội

Tự-do báo-chí và tôn-giáo dưới con mắt người cộng-sản

Hạn-chế sinh-đẻ của nhà-nước và thái-độ các tôn-giáo

Nhà-nước trả lời về những cáo-buộc vi-phạm tự-do tôn-giáo

Chính-quyền và lănh-đạo tôn-giáo cùng làm chứng cho tự-do tôn-giáo ở Việt-nam ?

 

Suy-nghĩ kết-thúc

Thư-mục

 

 

 

 

Số-liệu tổng-quát về Cộng-hoà Xă-hội Chủ-nghĩa Việt-nam1

 

Tên nước

Cộng-hoà Xă-hội Chủ-nghĩa Việt-nam

Diện-tích

331.114 cây-số vuông

Số dân

79.515.000 (1999)2

Chủng-tộc

Việt 87%, Hoa 2%, và trên 60 chủng-tộc khác: Khờ-me, Chàm, Hmông, Mường, Nùng, Ja-rai, Êđê, Sê-đăng, Ba-na, Thái …

Tăng-trưởng dân-số

1,8% (1990-1999) theo thống-kê nhà-nước; 2,4% theo Economic-Social Committee for Asia-Pacific ở Bangkok

Tuổi-thọ

68 tuổi (1998)

Ngôn-ngữ

việt (80%), hoa, các ngôn-ngữ thiểu-số khác, pháp và anh-ngữ

Thể-chế

Cộng-hoà xă-hội từ 1980; gồm 7 vùng hành-chánh, 50 tỉnh và 3 thành-phố

Cơ-quan lập-hiến tối-cao

Quốc-hội với 400 đại-biểu bầu mỗi 5 năm

Chủ-tịch nước

Trần Đức Lương (từ 25.09.1997)

Thủ-tướng

Phan Văn Khải (25.09.1997)

Tôn-giáo

55% Phật-giáo, 7% Công-giáo3, 0,6% Tin-lành, 1,5% Cao-đài, 1,2% Hoà-hảo, 0,5% Hồi-giáo; đạo Lăo và Khổng không có thống-kê rơ-ràng. Nói chung, thống-kê về tín-hữu các tôn-giáo không chính-xác, mỗi tác-giả đưa ra số rất khác nhau

 

 

 

 

 

 

 

T́nh-trạng nhân-quyền

tại Cộng-hoà Xă-hội Chủ-nghĩa Việt-nam - Tự-do tôn-giáo

 

 

T́nh-h́nh chính-trị sau ngày thống-nhất

 

 

Những vấn-đề tái cấu-trúc chính-trị sau ngày thống-nhất

Sau khi thống-nhất năm 1976 Việt-nam đổi tên thành "Cộng-hoà Xă-hội Chủ-nghĩa Việt-nam""Đảng Lao-động Việt-nam" hiện-h́nh thành "Đảng Cộng-sản Việt-nam". Hai mục-tiêu "vô-sản chuyên-chính""đấu-tranh chống chủ-nghĩa tư-bản quốc-tế" được đưa vào Hiến-pháp năm 1980. "Chủ-nghĩa mác – lênin và tư-tưởng Hồ Chí Minh" chính-thức được chọn làm căn-bản chỉ-đạo cho chính-sách của đảng và nhà-nước. Điều 4 Hiến-pháp xác-định độc-quyền cai-trị của đảng cộng-sản: "Đảng Cộng-sản Việt-nam, theo chủ-nghĩa Mác Lênin và tư-tưởng Hồ Chí Minh, là lực-lượng lănh-đạo nhà-nước và xă-hội và là nhân-tố chính đưa cách-mạng việt-nam đến thành-công." [4] . Độc-quyền cai-trị của đảng cộng-sản dựa trên chính-sách "3 không": 1. không đa-nguyên chính-kiến, 2. không đa-nguyên chính-đảng, 3. không dân-chủ theo lối tây-phương.

Sau thống-nhất năm 1976 hầu như chỉ có các cán-bộ miền Bắc nắm thực quyền trong chính-phủ cách-mạng lâm-thời và toàn quyền chỉ-đạo chính-sách "tập-trung dân-chủ". Những người miền Nam, dù có công trong cuộc chiến, xem ra bị loại dần trong tiến-tŕnh tái cấu-trúc chính-trị. Chính-sách tập-thể-hoá nông-nghiệp quá-khích cũng như việc nhắm mắt đem khuôn-mẫu kinh-tế hoạch-định xă-hội chủ-nghĩa của miền Bắc chụp lên miền Nam đă đưa cả nước từ năm 1979 tới 1988 vào khủng-hoảng, đói và khan-hiếm thực-phẩm.

Cuộc tấn chiếm Kampuchia của quân-đội việt-nam cuối năm 1978 đă lật đổ được chế-độ tàn-bạo Pôn-pốt, nhưng đồng thời cũng tạo ra muôn vàn khó-khăn cho kinh-tế nội-địa. Thêm vào đó là trận chiến biên-giới tháng 3.1979 do Trung-quốc khởi xướng để "phạt" đàn em v́ tội xâm-lăng Kampuchia. Những đợt đàn-áp chính-trị, khủng-hoảng kinh-tế và t́nh-thế không lối thoát đă khiến hàng chục ngàn người bỏ nước ra đi vào những năm cuối thập niên 70 và đầu 80. Phong-trào vượt biên vượt biển xẩy ra là do chiến-dịch đánh tư-sản cấm tư-doanh và đổi tiền vào đầu năm 1978. Những chiến-dịch này, đặc-biệt đánh vào giới thương-gia và con buôn hoa-kiều, là đầu mối của biến-cố "thuyền-nhân" không tiền khoáng hậu. Có khoảng 900.000 tới 1 triệu thuyền-nhân đă bỏ nước ra đi kể từ 1975 tới 1990. Đa-số họ là người hoa, thành-phần thương buôn chính ở miền Nam và đă bị chính-quyền mới lấy mất căn-bản sinh sống. Cao-uỷ tị-nạn Liên-hiệp-quốc (UNHCR) cho rằng khoảng 30% thuyền-nhân đă phải bỏ ḿnh trên biển v́ băo, thuyền đắm, đói khát, hải-tặc. Hậu-quả biến-cố thuyền-nhân là đất-nước thiếu hụt đi những chuyên-viên cần-thiết trên mọi ngành: thương-gia, trí-thức, nghệ-sĩ cũng như các thành-phần khác cần cho nhu-cầu tái-thiết quốc-gia. Khoảng 500.000 tị-nạn là người hoa, đă sống từ nhiều thế-hệ trên đất-nước Việt-nam. Bên cạnh "thuyền-nhân" là khoảng độ 250.000 người việt lao-động làm thuê trả nợ và kiếm ngoại-tệ do nhà-nước việt-nam gởi sang các nước "xă-hội chủ-nghĩa anh-em" như Liên-xô, Đông-Đức, Ba-lan, Tiệp....

 

Khủng-hoảng ư-hệ của đảng cộng-sản

Năm 1996 cán-bộ cao cấp đă than-thở về t́nh-trạng thê-thảm của đảng trên diễn-đàn đại-hội đảng: "Đảng như một cái ḥm quí lớn. Nh́n xa th́ lộng-lẫy. Đụng vào nghe kêu hay. Nhưng mở ra th́ trống-rỗng". Đảng cộng-sản nay vẫn tiếp-tục ở trong t́nh-trạng khủng-hoảng. Nội-bộ chia-rẽ. Cán-bộ tham-nhũng. Đảng không chịu rút kinh-nghiệm những thất-bại quá-khứ và chẳng c̣n người lănh-đạo có uy-tín nữa [5]. Câu nhắc đi nhắc lại biện-hộ cho sự độc-quyền của đảng "Dù sao chúng ta cũng là kẻ chiến-thắng" dần chẳng c̣n xuôi tai thế-hệ trẻ nữa - thế-hệ chẳng biết ǵ về cuộc chiến. T́nh-thế đă buộc đảng phải nghĩ ra nguồn bảo-chứng khác cho vai-tṛ độc-tôn của ḿnh. Và họ đă khám-phá ra môn-bài "đổi mới kinh-tế". Với môn-bài này đảng tuyên-bố sẽ đưa đất-nước vào tương-lai sáng-lạn.

Cứ nh́n vào các lỗi-lầm thê-thảm trên lănh-vực nông-nghiệp và xem tiến-tŕnh phát-triển chung của Việt-nam th́ môn-bài trên đây ít sức thuyết-phục. Chương-tŕnh "kĩ-nghệ-hoá và tân-tiến-hoá" của đảng và nhà-nước không huy-động được người dân cùng làm. Các nỗ-lực dai-dẳng nhằm đổi mới đảng và bắt đầu từ hàng lănh-đạo đảng luôn bị cánh lănh-đạo già ngăn-chận, v́ họ sợ mất quyền-lợi. Chẳng hạn, trong một lá thư gởi Bộ chính-trị nhân đại-hội đảng lần 8 năm 1995 thủ-tướng Vơ Văn Kiệt kêu-gọi phải công-nhận tính độc-lập của luật kinh-tế thị-trường, chứ đừng lấy nguyên-tắc ư-hệ ra làm cản-trở chúng; pháp-luật phải đứng trên nhà-nước và đảng, v́ có như vậy th́ các nhà kinh-doanh trong và ngoài nước mới yên-tâm đầu-tư; bổ-dụng cán-bộ lănh-đạo phải căn-cứ vào khả-năng chứ không phải v́ đảng-tịch; khẩu-hiệu "tập-trung dân-chủ""chuyên-chính vô-sản" không c̣n hợp nữa. Dù Vơ Văn Kiệt tuyên-bố vẫn bám vào chủ-nghĩa xă-hội, song các đề-nghị của ông xem ra đi ngược hoàn-toàn với những ư-kiến đề-nghị. Có lẽ nên coi ông là trạng-sư của một thứ chủ-nghĩa quốc-gia việt-nam. Đảng cộng-sản đă thất-bại từ lâu trong trận đấu dành độc-quyền ư-hệ . Chủ-nghĩa mác – lênin, với cái đuôi nội-hoá "và tư-tưởng Hồ Chí Minh" chẳng c̣n âm-vang ǵ nơi lớp trẻ. Đảng vẫn tổ-chức những buổi lễ kỉ-niệm thật đông người, nhưng xem ra đấy chỉ c̣n là một thứ nghĩa-vụ phải làm mà thôi. Lí-lẽ biện-minh cuối cùng cho vai-tṛ bám-trụ của đảng là khả-năng có thể xẩy ra  bạo-loạn, như việc sụp-đổ bất-ngờ ở các nước Đông-Âu trước đây. H́nh-ảnh hù-doạ này trước mắt c̣n tác-dụng, nhưng về lâu về dài và trước những thay-đổi to-lớn mọi mặt của đất-nước nó sẽ chẳng có hiệu-quả [6].  Ở đại-hội đảng lần 9 tháng 4.2001 Nông Đức Mạnh, lúc đó là chủ-tịch quốc-hội, được  bầu lên ghế tổng-bí-thư đảng, thay Lê Khả Phiêu. Thay đổi nhân-sự này được đánh-giá là chính-sách đổi mới kinh-tế vẫn được tiếp-tục và phe thủ-cựu đă bị lép vế.

 

T́nh-h́nh chính-trị và kinh-tế hiện nay

Cộng-hoà Xă-hội chủ-nghĩa Việt-nam và Cộng-hoà Nhân-dân Trung-hoa là hai nước thành-tŕ xă-hội chủ-nghĩa c̣n lại ở châu Á. Về đối-ngoại, từ sau ngày thống-nhất, Việt-nam một thời-gian dài hoàn-toàn ngả theo Liên-xô và các nước thuộc khối Comecon. Sau khi các chế-độ xă-hội chủ-nghĩa hiện-thực ở Đông-âu sụp-đổ và Liên-xô xoá-tên năm 1989, Việt-nam bị mồ-côi về kinh-tế và chính-trị trong một thời-gian dài. Bang-giao với anh láng-giềng khổng-lồ Trung-quốc bị đông lạnh kể từ sau cuộc tiến chiếm Kampuchia năm 1978 và trận chinh-phạt đầu năm 1979 của Tàu. Sau ngày rút quân khỏi Kampuchia vào tháng 9.1989 tới nay, liên-hệ đó vẫn ở trong không-khí ngờ-vực. Dù vậy, tháng 12.2001 hai bên đă kí với nhau một hiệp-ước qui-định lại một số điểm tranh-chấp về biên-giới, nhưng bỏ ra ngoài việc giải-quyết chủ-quyền trên quần-đảo Trường-sa, nơi dự-đoán có dầu-khí và v́ thế là vùng tranh-chấp của không những Việt-nam, Trung-quốc mà cả Inđônêsia và Phi-luật-tân. Tháng 7.1995, nhờ được nhận vào khối các quốc-gia Đông-nam-á (Asian), Việt-nam đă có được những tương-quan tốt-đẹp hơn với các quốc-gia láng-giềng trong vùng. Năm 1995, với việc tái lập ngoại-giao với Hoa-ḱ và trước đó một năm được Hoa-ḱ bỏ lệnh cấm-vận, chương khó-nuốt và nặng-nề nhất của cuộc chiến như vậy đă được lật qua.

Tiền-đề cho những thay-đổi đó là sự chuyển-hướng kinh-tế việt-nam. Sự phá-sản kinh-tế và t́nh-h́nh cấp-bách về lương-thực thực phẩm đă buộc đảng cộng-sản, trong đại-hội 6 năm 1986, phải từ-giă kinh-tế chỉ-huy để lân-la vào quĩ-đạo thị-trường với hi-vọng may ra có thể gia-tăng sản-lượng nông-phẩm và kĩ-nghệ. Nhà-nước thả-lỏng giá, giải-tán hợp-tác-xă nông-nghiệp, cho phép nông-dân sử-dụng đất, mở cửa cho xí-nghiệp tư. Chính-sách kinh-tế này dùng sáng-kiến cá-nhân làm động-cơ phát-triển, và trong giai-đoạn đầu đă đạt được những thành-quả cũng như đă làm tăng tỉ-trọng thành-phần kinh-tế tư-nhân [7]. Một thành-quả thấy rơ là kể từ đầu thập niên 90´ Việt-nam lại có thể xuất-cảng một lượng gạo đứng hàng thứ ba sau Hoa-ḱ và Thái-lan.  Một tác-động phụ của cơ-cấu kinh-tế mới này là sự bùng-nổ chênh-lệch giàu nghèo, một yếu-tố gây vẩn-đục không-khí và tạo căng-thẳng xă-hội măi tới hôm nay. Đă thế, lại thêm bệnh tham-nhũng càng ngày càng bành-trướng trong mọi cơ-cấu hành-chính và kinh-tế. Ưu-tiên hàng đầu của nhà-nước là chống tham-nhũng. Nhưng tham-nhũng lại khởi đi từ thượng-tầng đảng và nhà-nước, nên mọi biện-pháp chống-trả xem ra thật ít hiệu-quả. Lớp chiến-sĩ già sống-sót trong cuộc-chiến chống Mỹ, nhiều người với thương-tật suốt đời, giờ đây chua-chát nh́n đám cán-bộ cao cấp và con cháu họ sống trong xa-hoa, trong khi chính ḿnh lại chẳng nhận được chút tiền hưu để sống cho ra người [8]. Báo-chí quốc-tế thường nói tới Việt-nam như là một trong những quốc-gia tham-nhũng nặng nhất. Bộ mặt ngày càng méo-mó v́ tham-ô này tác-động tiêu-cực lên việc đầu-tư ngoại-quốc. Thêm vào đó là nạn bàn-giấy cửa-quyền gây chậm-trễ mọi thứ giấy-tờ và dịch-vụ .

 

Đảng cộng-sản tiếp-tục đ̣i vai-tṛ độc-tôn

Dù có những đổi-thay kinh-tế rộng-lớn, đảng cộng-sản vẫn tiếp-tục dưới chiêu-bài "dân-chủ tập-trung" đ̣i cho ḿnh vị-trí ưu-tiên trong địa-hạt chính-trị, với biện-luận rằng đảng đă đánh thắng Hoa-ḱ và miền Nam năm 1975 để thống-nhất đất-nước. Biện-luận này đối với tầng lớp trẻ hiện nay, mà 60% sinh sau cuộc chiến, xem ra càng ngày càng xa-lạ. Dưới con mắt người trẻ, lớp cán-bộ cộng-sản ǵa, hiện vẫn ngồi ở Bộ chính-trị hoặc trong các cơ-quan lănh-đạo chính-trị, nay là những vật hoá-thạch của một thời xa-xăm. Điệp-khúc đấu-tranh giai-cấp và xây-dựng xă-hội chủ-nghĩa chằng c̣n một chút âm-vang nào nữa. Lối sống của đại đa-số người dân hiện nay phản-ánh sự đổi-thay kinh-tế càng ngày càng xa-rời xă-hội chủ-nghĩa.

Tham-nhũng đầy-dẫy trong mọi cấp của đảng cũng là lí-do chôn-vùi uy-tín của đảng. Càng mất uy, đảng lại càng ra sức tăng-cường kiểm-soát để ḥng chận đà đổ-vỡ của ḿnh. Khi đưa ra kế-sách đổi mới kinh-tế vào năm 1986, trong đảng cũng có người đề-nghị nên tiến-hành song-song đổi mới chính-trị. Nhưng thành-phần tiến-bộ này đă bị phe thủ-cựu ngăn-chận và loại ra, có người đă phải vào tù, cải-tạo. Đề-nghị đổi mới chính-trị trên lại bùng lên vào năm 1989, khi Liên-xô và Đông-âu sụp-đổ. Nhưng v́ sợ con ma dân-chủ có thể bóp cổ chế-độ nên đảng cộng-sản việt-nam và trung-hoa đă nhanh-chóng dập tắt.

 

 

Giáo-hội công-giáo ở Việt-nam từ

sau thời thuộc-địa tới ngày thống-nhất (1945 – 1976)

 

Vai-tṛ giáo-hội công-giáo trong cuộc kháng-chiến giành độc-lập (1941-1945)

Giáo-hội công-giáo đă góp phần trong việc chống lại lực-lượng chiếm-đóng Nhật (1941-45). Sau khi Nhật thua vào năm 1945, Pháp trở lại chính-sách đô-hộ, th́ nhiều người công-giáo đă tham-gia kháng-chiến chống thực-dân. Nhưng dù vậy, hành-động đó đă không xoá được h́nh-ảnh tiêu-cực vốn sẵn nơi người việt, vẫn coi người công-giáo là những kẻ phản-quốc, "theo ngoại-giáo", "theo Tây". Tuyệt đại đa-số người công-giáo đă ủng-hộ tuyên-bố độc-lập do Hồ Chí Minh, người sáng-lập "Việt-nam Độc-lập Đồng-minh" (Việt-minh, 1941), đọc ngày 02 tháng 09 năm 1954 tại Hà-nội. Trong thời-gian đầu, những liên-hệ và cộng-tác giữa chính-phủ Hồ Chí Minh và công-giáo diễn-tiến tốt-đẹp. Mọi tầng-lớp dân-chúng, kể cả người công-giáo, ai-ai cũng hồ-hỡi đón chào nền độc-lập của nước-nhà. Đảng cộng-sản việt-nam trưng ra lá bài dân-tộc thuần-tuư và đă khôn-khéo dấu kín mục-tiêu độc-quyền toàn-trị của ḿnh.

Tháng 11.1945, khi tướng Leclerc quyết-tâm lập lại nền đô-hộ của Pháp, các giám-mục việt-nam đă ra một thư chung kêu-gọi tín-hữu công-giáo trên thế-giới yểm-trợ nhân-dân việt-nam trong cuộc tranh-đấu bảo-vệ nền độc-lập. Hồ Chí Minh lúc này cũng cố-gắng t́m sự cộng-tác của giới công-giáo, mà theo ông, là thành-phần với vốn học-thức cao có thể góp công sức hữu-hiệu trong việc xây-dựng quốc-gia [9]. Năm 1950, tổ-chức Uỷ-ban Đoàn-kết Công-giáo, với sự tham-gia của giáo-sĩ lẫn giáo-dân, được h́nh-thành tại miền Bắc. Uỷ-ban gia-nhập phong-trào đấu-tranh chung do Hồ Chí Minh lănh-đạo. Thời đó, đa-số người công-giáo đứng vào mặt-trận chống Pháp dành độc-lập.

Đầu những năm 50´ t́nh-h́nh chính-trị việt-nam biến-chuyển nhanh, v́ càng ngày chính-phủ việt-minh càng để lộ chủ-trương theo cộng-sản và độc-quyền trị nước của ḿnh[10]. Việc đảng cộng-sản thanh-toán nghiệt-ngă các thành-phần yêu nước khác đă đặt người công-giáo trước sự chọn-lựa giữa hai cái xấu. Và nhiều người đă chấp-nhận thực-dân pháp như là cái ít xấu hơn và rời-bỏ kháng-chiến. Tháng 11.1951 Hội-đồng Giám-mục Việt-nam đưa ra bản nhận-định, trong đó lặp lại nguyên-tắc của Giáo-chủ Rôma, rằng người công-giáo không được gia-nhập đảng cộng-sản và cấm-chỉ mọi sự cộng-tác với tổ-chức này. Chính-quyền cộng-sản phản-ứng lại bằng trấn-áp bắt-bớ tín-hữu, tịch-thu trường học, nhà thương và các cơ-sở khác của giáo-hội, đánh thuế thật nặng lên những cơ-sở c̣n lại.

 

Giáo-hội công-giáo trong một đất-nước phân-chia (1954-1975)

Cuộc chiến giữa chính-phủ việt-minh và thực-dân pháp từ 1949 tới 1954 càng ngày càng leo thang. Và nó đă chấm dứt sau cuộc thua trận của Pháp ở phủ Điện-biên ngày 07.05.1954.  Ngày 21.07.1954 bản Hiệp-định đ́nh-chiến được kí tại Genève. Theo đó Việt-nam bị chia đôi tại vĩ-tuyến 17. Dân chúng hai miền trong ṿng 300 ngày, nghĩa là cho tới 20.07.1955, được quyền tự-do ra Bắc hay vô Nam theo ư ḿnh.  Năm 1954 Việt-nam có 23 triệu dân, dân hai miền tương-đối ngang nhau. Hiệp-định Genève, với điều-khoản tự-do chuyển cư, đă làm mất cân-bằng dân-số. 860.000 dân Bắc, trong đó khoảng 650.000 công-giáo, nghĩa là khoảng 40% tổng-số giáo-dân và hơn 70% linh-mục miền Bắc, đă di vào Nam. Chính-phủ Hồ Chí Minh ra sức thuyết-phục người công-giáo ở lại bằng hứa-hẹn tự-do tôn-giáo, nhưng không kết-quả. Cuối cùng họ dùng biện-pháp mạnh: truy-nă, tống giam những kẻ tổ-chức vượt tuyến, nhiều người trong số đó đă bị chính-quyền cộng-sản xử tử [11].

 

Giáo-hội công-giáo ở miền Bắc (1954-1975)

Miền Bắc có trên dưới 1 triệu tín-hữu. Sau cuộc ra đi, chỉ c̣n độ 300.000. Với 650.000 từ Bắc vào, số tín-hữu miền Nam bổng nhiên được tăng thêm 2/3. Chỉ có 300, trong tổng-số 1.127 linh-mục làm mục-vụ, ở lại Bắc, trong số đó nhiều vị đă già và đau yếu. Đă ít người tin rằng giáo-hội miền Bắc có thể sống-sót sau cơn xuất huyết nhân-sự đó. Thêm vào đó, chính-quyền cộng-sản ra một lô sắc-lệnh và qui-chế ngăn-cản việc đào-tạo linh-mục mới. Muốn chiêu sinh hay phong chức phải có phép nhà-nước. Nhiều thanh-niên muốn đi tu th́ bị ḱm-giữ lâu-dài trong quân-dịch hoặc bị muôn vàn khó-dễ khác làm nản chí tiến thân. Chính-quyền cộng-sản coi người công-giáo là kẻ thù ư-hệ. Và trái lại, nhiều người công-giáo đă dứt-khoát cho thấy quan-điểm đối-kháng của ḿnh qua việc vượt-thoát trốn-chạy chế-độ.

Tháng 6.1955 chính-quyền miền Bắc ra một nghị-định tôn-giáo, một mặt bảo-đảm tự-do tôn-giáo mặt khác lại khoá việc thực-thi tự-do đó bằng nhiều điều-kiện và qui-chế khắt-khe. Nghị-định viết về tự-do tôn-giáo: "Công-dân được tự-do tín-ngưỡng. Không ai có quyền xâm-phạm tự-do này. Mọi công-dân có quyền xưng đạo và truyền đạo của ḿnh, với điều-kiện không làm tổn-hại đến độc-lập và tự-do của nhà-nước, đến trật-tự xă-hội và luật-pháp của nhà-nước Việt-nam dân-chủ cộng-hoà"[12]. Trong một khoản khác (Điều 14), ngoài việc xác-định tự-do hành đạo, bổn-phận của người hành-lễ cũng được ghi rơ: "Khi giảng, người hành-lễ đồng thời có bổn-phận phải nhắc-nhở tín-đồ ḿnh về các bổn-phận yêu nước, về ư-thức bổn-phận công-dân, kính-trọng nhà cầm quyền và tôn-trọng pháp-luật nhà-nước". Luật cải-tạo nông-nghiệp có đề-cập tới phương-tiện nuôi sống giáo-sĩ và chăm-sóc sửa-sang nơi thờ-tự. Luật này, trong mục tịch-thu đất-đai, có dự-trù để lại một khoản đất ruộng để các giáo-hội dùng làm phương-tiện chăm-sóc và sửa-sang nhà thờ, chùa, đền (Điều 10 Luật tôn-giáo).

Hiến-pháp có ghi tự-do tôn-giáo, nhưng tự-do này đă bị hạn-chế bởi một lô những sắc-lệnh chặt-chẽ. Linh-mục bị hạn-chế đi-lại tối-đa, khiến việc thăm bệnh-nhân, viếng kẻ liệt ngoài khuôn-viên giáo-xứ không thể thực-hiện được. Linh-mục không được vào bệnh-viện, v́ bí-tích xức dầu bệnh-nhân chỉ được làm trong nhà thờ mà thôi. Cấm linh-mục giảng đạo cho người ngoài, v́ như thế là cố t́nh "ảnh-hưởng lên suy-nghĩ" người khác và như vậy có thể làm phương-hại đến nền an-ninh, hoà-b́nh và thống-nhất quốc-gia.

Mười năm sau ngày có nghị-định tự-do tôn-giáo, nghĩa là tới năm1965, giáo-hội miền Bắc mang bộ mặt thật thảm-thương: tài-sản bị tịch-thu, cơ-quan ngôn-luận bị đóng cửa, tất cả trường học bị quốc-hữu. Các lớp giáo-lí chỉ c̣n được diễn-ra trong nhà thờ. Thánh lễ thường bị các nhóm thanh thiếu-niên với sự bao-che của công-an phá-rối [13]. Nhiều nơi trong số 12 giáo-phận tại miền Bắc không có giám-mục, v́ việc bổ-nhiệm bị chính-quyền từ-chối hoặc gây khó-dễ dai-dẳng. Khâm-sứ Toà thánh John Dooley bị đau phải rời nhiệm-sở. Vị đại-diện của ngài, Terenz O´Driscoll bị trục-xuất ngày 17.08.1959. Theo gương Trung-quốc, chính-quyền cộng-sản miền Bắc cũng lập ra tổ-chức Ủy-ban liên-lạc toàn-quốc những người Công-giáo yêu Tổ-quốc và yêu Hoà-b́nh (gọi tắt Uỷ-ban liên-lạc Công-giáo toàn-quốc) vào năm 1955, nhưng không thành-công lắm. Để phản-ứng lại việc làm gây chia-rẽ giáo-hội đó, các giám-mục cấm giáo-dân và giáo-sĩ không được tham-gia vào "Uỷ-ban liên-lạc Công-giáo toàn-quốc". Chính-quyền rơ-ràng muốn dùng uỷ-ban để chia-rẽ nội-bộ giáo-hội và nhất là tách giáo-hội miền Bắc ra khỏi liên-hệ mật-thiết với Giáo-chủ Rôma. Thái-độ chống-đối dứt-khoát của các giám-mục đă khiến cho những giáo-sĩ và giáo-dân tham-gia vào uỷ-ban bị cô-lập khỏi cộng-đồng dân Chúa. Thiểu-số c̣n lại bám-trụ trong ủy-ban được lănh-đạo cộng-sản coi là đại-diện chính-thức của người công-giáo trước mặt chính-quyền.

Trong thập niên 60 và 70 liên-lạc giữa giáo-hội miền Bắc và thế-giới bên ngoài bị hạn-chế tối-đa và hầu như không có. Chẳng có giám-mục nào được phép đi dự các cuộc họp công-đồng Vatican 2 (1962-65). Trong một thời-gian dài các văn-kiện công-đồng cũng như việc thực-thi những cải-tổ đó đă không tới được với giáo-hội miền Bắc. Truyền-thông quốc-tế thời đó hầu như chỉ cho tin về cuộc chiến, mà thường là nh́n từ góc-độ miền Nam Việt-nam. Không một đài báo nào loan tin về cuộc sống giáo-hội hoặc về các giáo-hữu miền Bắc. Caritas quốc-tế là đường dây duy-nhất giữ mối liên-lạc của giáo-hội với thế-giới bên ngoài. Đức ông Georg Hüssler, giám-đốc cơ-quan thiện-nguyện này, đă có thể vào thăm Việt-nam nhiều lần. Cả tổ-chức Misereor lúc đó cũng giữ liên-lạc và đă giúp-đỡ nhân-đạo cho Việt-nam. Trước ngày đất-nước thống-nhất không lâu, giám-mục phó Hà-nội Trịnh Văn Căn được phép sang Roma tham-dự thượng-hội-đồng giám-mục thế-giới năm 1974 [14]. Nhưng đối lại, chính-quyền đă không cho hội-đồng giám-mục miền Bắc gia-nhập "Hội-đồng Giám-mục Á châu" mới được thành-lập trước đó, năm 1971.

 

Giáo-hội công-giáo ở miền Nam (1954-1975)

Biến-cố chia-cắt đất-nước năm 1954 là một cuộc đổi-đời  lịch-sử cho đất-nước và giáo-hội việt-nam. Miền Nam lúc đó có 11 triệu dân. Với số tín-hữu từ Bắc vào, giáo-hội trong Nam bổng chốc tăng lên 1,4 triệu. Qua việc bầu Ngô Đ́nh Diệm (công-giáo) lên ghế thủ-tướng (1955-63), người công-giáo cũng trở thành lực-lượng chính-trị dẫn đầu trong nước [15].  Trước khi có cuộc di-cư, công-giáo ở miền Nam chỉ độ 7% trên tổng-số dân. Dù vậy, thiểu-số này lại giữ một tỉ-lệ quá lớn trong hàng lănh-đạo chính-trị và quân-đội. Năm 1960 người công-giáo chiếm 66% số thượng-nghị-sĩ, 30% dân-biểu và 21% sĩ-quan cao cấp. Ngoài ra những vai-tṛ chủ-chốt trong nội-các cũng đều do công-giáo nắm-giữ. Ngô Đ́nh Diệm cùng với anh là hồng-y Ngô Đ́nh Thục ở Huế theo-đuổi một chính-sách chống cộng quyết-liệt. V́ thiếu tế-nhị trong việc chọn-lựa phương-tiện nắm giữ quyền, chính-sách của Ngô Đ́nh Diệm đă gây ảnh-hưởng tiêu-cực lên uy-tín của giáo-hội công-giáo, nhất là trong tương-quan với Phật-giáo. Một mặt ông Diệm là người ngay-thẳng thanh-liêm. Mặt khác ông lại quá đam-mê quyền-lực và bằng mọi cách bám-giữ nó. Ông quá gắn-bó với gia-đ́nh, để cho thân-nhân nắm những vai-tṛ chủ-chốt trong chính-quyền. Đă thế, những người này nhiều khi đă dùng những đ̣n-phép tham-nhũng để mua lấy ghế ngồi của ḿnh. Tất cả những thứ đó cuối cùng đă chôn-vùi uy-tín cả chính-quyền ông. Cuộc đảo-chánh bạo-động lật đổ ông tháng 11.1963 v́ thế đă được đông-đảo quần-chúng hoan-nghênh.

Từ năm 1954 tới 1969 người công-giáo đă tạo-dựng được một hệ-thống trường học mạnh. Năm 1953, họ chỉ có 3 trường trung-học. Năm 1969, con số lên tới 226 trường với 82.827 học-sinh công-giáo và 70.101 học-sinh không công-giáo. Song-song, cho tới năm 1969, hệ-thống tiểu-học công-giáo với 1.030 trường cũng đă được gia-tăng mở rộng. Đại-học công-giáo có mặt ở Sài-g̣n, Đà-lạt và Huế. Hoạt-động công-giáo trên mặt y-tế và cứu-trợ xă-hội rất được trọng-nể. Các giám-mục miền Nam tham-dự tích-cực trong các khoá họp công-đồng (1962-65). Các quyết-nghị công-đồng về cải-tổ phụng-vụ, huấn-luyện linh-mục, về quan-điểm đối với các tôn-giáo khác cũng như hiến-chế về mục-vụ và nhiều sáng-kiến đổi mới khác của công-đồng đă được áp-dụng tương-đối sớm tại miền Nam. Hội-đồng giám-mục miền Nam cũng là hội-viên thành-lập của "Hội-đồng Giám-mục Á châu" (FABC).

 

 

 

 

Những nét lớn về chính-sách tôn-giáo sau 1975

 

Lí-luận mác-lênin về tôn-giáo làm căn-bản cho chính-sách tôn-giáo

Cũng như mọi nước cộng-sản hiện nay và trước đây, đảng cộng-sản và chính-quyền việt-nam lấy lí-luận phê-b́nh tôn-giáo của Marx và Lenin làm kim chỉ-nam cho chính-sách tôn-giáo của họ. Theo đó, tôn-giáo -"thuốc phiện của dân"- là sản-phẩm của một dạng xă-hội nào đó bày ra để đàn-áp và bóc-lột giới vô-sản. Tôn-giáo, trong nhất thời, với hứa-hẹn của chúng về một thiên-đường tương-lai, có thể có một tác-dụng xoa-dịu nào đó.  Nhưng xét theo quan-điểm vô-thần khoa-học th́ tôn-giáo sẽ tự chết dần và biến mất, khi xă-hội xă-hội chủ-nghĩa được h́nh-thành. Trong khi chờ-đợi tới ngày các tôn-giáo biến mất, chính-quyền cần và nên có một chính-sách để hướng chúng vào công cuộc xây-dựng xă-hội xă-hội chủ-nghĩa. Điều này có nghĩa là bắt tôn-giáo tự đào mồ chuẩn-bị chôn chính chúng.

Ở Việt-nam, người cộng-sản nh́n tôn-giáo với con mắt nghi-kị hơn, là v́ họ coi tôn-giáo là đồng-minh của kẻ thù, là "thế-lực phản-động của chủ-nghĩa tư-bản", luôn t́m cách cấu-kết với các lực-lượng thù-địch khác để âm-mưu lật-đổ chế-độ. Nhiều năm dài cộng-sản việt-nam đă đeo-đuổi một chính-sách chống tôn-giáo gắt-gao. Chính-sách này không chỉ đọc thấy trong các văn-bản pháp-lí chính-thức của đảng và chính-quyền, mà c̣n thể-hiện qua nghệ-thuật và nhất là qua văn-chương. Giáo-sĩ, giáo-dân công-giáo thường được sách-vở cộng-sản tŕnh-bày như là những tay giả-h́nh và lừa-đảo, miệng nam-mô nhưng ḷng bồ dao găm.

Cái nh́n tiêu-cực của đảng cộng-sản và chính-quyền việt-nam phản-ảnh trong nhiều tài-liệu liên-quan tới chính-sách nhà-nước phổ-biến sau ngày đất-nước thống-nhất năm 1976 - và cả trước đó nữa [16]. Qua đó ta thấy cộng-sản sử-dụng ba thứ ngôn-từ khác nhau. Thứ nhất là "ngôn-từ bao-dung" hay "đưa tay ra", được dùng trong các cuộc tiếp-xúc giữa đại diện đảng và nhà-nước với các đại-diện tôn-giáo. Đây là thứ ngôn-ngữ của "Mặt-trận liên-hiệp", của "Uỷ-ban Đoàn-kết Công-giáo Yêu nước", của việc hô-hào mọi tổ-chức, mọi tôn-giáo cùng nắm tay để xây-dựng xă-hội chủ-nghĩa. Theo ngôn-ngữ này th́ người cộng-sản và người công-giáo nên cộng-tác với nhau, trong lúc phía đảng th́ cấm mọi h́nh-thức đối-thoại hay thảo-luận về lí-thuyết, v́ giữa hai thực-thể này không có ǵ chung.

Một ngôn-từ khác xuất-hiện trong các văn-bản pháp-lí chính-thức qui-định về sinh-hoạt tôn-giáo.Chẳng hạn Sắc-lệnh 296 ngày 11.11.1977 nói về chính-sách tôn-giáo của nhà-nước: " bảo-đảm tự-do tín-ngưỡng nhưng đồng thời nghiêm-cấm mọi thế-lực chống cách-mạng lợi-dụng tôn-giáo làm cản-trở sự-nghiệp xây-dựng xă-hội chủ-nghĩa". Sắc-lệnh tôn-giáo năm 1977 nói về tự-do tôn-giáo: "Mọi hoạt-động tôn-giáo phải tuân theo pháp-luật và chính-sách nhà-nước". Điều 68 Hiến-pháp năm 1980 của nhà-nước cộng-sản việt-nam: "Công-dân có quyền tự-do tín-ngưỡng, tôn-giáo, theo hoặc không theo một tôn-giáo nào. Không ai được xâm-phạm tự-do tín-ngưỡng, tôn-giáo để làm trái pháp-luật và chính-sách của nhà-nước". Điều 38 của Hiến-pháp này khẳng-định: "Chủ-nghĩa mác-lênin định-hướng sự phát-triển xă-hội". Nhà-nước cộng-sản chính-thức công-nhận 6 tập-thể giáo-hội: Phật giáo, Công-giáo, Cao-đài, Hoà-hảo, Hồi-giáo (Islam) và Tin-lành. Một vài nhóm khác như "Giáo-hội Phật giáo Thống-nhất" [17], một số thành-phần Cao-đài, Hoà-hảo và Tin-lành không sinh-hoạt trong các tổ-chức được nhà-nước nh́n-nhận.

 

Giáo-hội công-giáo và tự-do tôn-giáo sau 1975

Sau ngày thống-nhất năm 1976 mối liên-hệ giữa giáo-hội công-giáo và đảng cộng-sản không sáng-sủa, v́ thái-độ chống cộng của người công-giáo miền Nam trước đây. Một loạt giáo-sĩ và giáo-dân bị kết án v́ nhiều tội, trong đó kể cả tội chống cộng và đă trốn chạy vào Nam. Nhiều người di-cư đă phải vào tù cải-tạo nhiều năm. Nhiều người đă bỏ ḿnh v́ đói, bệnh hoặc bị tàn-phế trong các trại tù khổ-sai và thiếu-thốn đó. Các trường học, cư-xá sinh-viên, nhà thương, viện mồ-côi của giáo-hội bị trưng-thu và quốc-hữu. Khâm-sứ Toà-thánh, tổng-giám-mục Henri Lemaitre, và các thừa-sai ngoại-quốc bị trục-xuất. Nói tóm lại, ngoài các nạn-nhân giáo-sĩ, tu-sĩ và giáo-dân công-giáo, c̣n có trên dưới 200.000 quân cán chính miền Nam, trong đó gồm cả những trí-thức, y-sĩ và văn nghệ-sĩ,  đă bị tập-trung vào tù cải-tạo lâu năm.

Đời sống đạo trên hai miền Bắc Nam phát-triển rất khác nhau. Cho tới 1975, giáo-hội miền Nam đă thực-hiện được một số đổi mới theo tinh-thần công-đồng Vatican 2. Họ cũng đă đóng vai-tṛ trọng-yếu trong FABC. Sau ngày thống-nhất, liên-lạc giữa giáo-hội việt-nam - từ 1980 đă hợp chung lại thành Hội-đồng Giám-mục Việt-nam – với thế-giới bên ngoài bị cản-trở, đặc-biệt việc hợp-tác giữa các giáo-hội châu Á bị tác-hại nhiều nhất. Tuy nhiên, nhà-nước đă không cắt đứt sợi dây liên-lạc - thể-hiện qua các chuyến viếng giáo-đô (ad limina) cứ 5 năm một lần - của các giám-mục với Giáo-chủ ở Vatican [18]. Sau 1980 các giám-mục được phép đi ad limina và đi dự các cuộc họp giám-mục thế-giới. Nhưng các sinh-hoạt với FABC vẫn bị cấm trong nhiều năm [19].

Dù có những kinh-nghiệm tiêu-cực trong giai-đoạn đầu, các giám-mục đă sớm xác-định sự sẵn-sàng hợp-tác của giáo-hội công-giáo trong công cuộc tái-thiết đất-nước thống-nhất, và sẵn-sàng dấn-thân trong các lănh-vực giáo-dục, y-tế, văn-hoá và truyền-thông xă-hội. Tháng 7.1976 các giám-mục đă ra một thư chung cởi-mở làm chỉ-hướng cho cuộc sống dưới chế-độ cộng-sản. Các ngài kêu-gọi tín-hữu công-giáo cộng-tác vào những sinh-hoạt cụ-thể không trái với đức tin và lương-tâm để cùng xây-dựng tổ-quốc và xă-hội. Tổng-giám-mục giáo-phận thành-phố Hồ Chí Minh (trước đây là Sài-g̣n) Phao-lô Nguyễn Văn B́nh, lúc đó làm chủ-tịch hội-đồng giám-mục, đă nỗ-lực rất nhiều trong việc t́m-kiếm một thoả-hiệp sống (modus vivendi) với chế-độ cộng-sản. Một số người chỉ-trích cho rằng ngài đă đi xa quá trong việc này, nhưng đă không ai có thể kết án việc làm của ngài đă gây phương-hại tới các nguyên-tắc căn-bản của đức tin và luân-lí.

Từ 24.04. tới 01.05.1980, lần đầu tiên từ 1952, các giám-mục toàn quốc đă có thể họp chung tại Hà-nội [20]. Với thư chung đại-hội, các giám-mục tiếp-tục nỗ-lực t́m tương-quan hài-hoà với chính-quyền cộng-sản [21]. Qua thư chung này, các giám-mục nhấn mạnh rằng giáo-hội công-giáo muốn 1. cùng với tất cả những người việt khác chung tay xây-dựng và bảo-vệ tổ-quốc và 2. xây-dựng một giáo-hội sống-động trên căn-bản truyền-thống dân-tộc. Tài-liệu mật viết năm 1982 cho thấy khá rơ mục-tiêu của đảng đối với giáo-hội công-giáo[22]. Theo đó, phải làm sao để "dụng-cụ tay-sai đế-quốc và chống cộng" này trở thành một "tôn-giáo phục-vụ nhà-nước", thành một tôn-giáo "yêu nước", "tiến gần lại với xă-hội chủ-nghĩa". Muốn vậy, đảng và nhà-nước phải làm sao lập "một giáo-hội độc-lập, vượt ra ngoài mọi lệ-thuộc với nước ngoài". Đảng phải làm sao lợi-dụng những khác-biệt sẵn có giữa các thành-phần cấp-tiến, bảo-thủ và lưng-chừng trong giáo-hội công-giáo để thực-hiện kế "chia để trị". Căn-bản là phải làm sao đưa thành-phần cấp-tiến vào vai-tṛ linh-mục và giám-mục. Để thực-hiện mục-tiêu đó, tài-liệu khuyên hăy dùng chiến-thuật mềm-dẻo trong quan-hệ với giáo-hội hầu tránh những đụng-độ không cần-thiết.

 

Vai-tṛ các hội-thánh tin-lành

Những nhà truyền giáo tin-lành đầu tiên tới Việt-nam năm 1911. Hầu hết họ từ Hoa-ḱ tới, thuộc truyền-thống thanh-giáo trong tổ-chức Christian and Missionary Alliance (CMA) và giảng đạo cho người thượng cao-nguyên trung-phần. Năm 1954, đất-nước chia-cắt, đa-số tín-hữu tin-lành di vào Nam. Tin-lành ở Việt-nam v́ thế cũng phân thành hai hội-thánh. Miền Bắc chỉ c̣n lại 11 mục-sư và giảng-viên cùng với độ vài ngàn tín-hữu. Hội-thánh tin-lành miền Bắc được nhà-nước công-nhận năm 1958. Trong hai thập niên chiến-tranh (1954-75) Tin-lành trong Nam tự-do phát-triển. Họ lập trường kinh-thánh ở nhiều tỉnh và năm 1968 lập Trường Thần-học Thánh-kinh ở Nha-trang. Sau ngày thống-nhất, các hội-thánh và cộng-đoàn tin-lành bị đàn-áp nhiều hơn phía công-giáo[23]. Lí-do là v́ cộng-sản tin rằng Tin-lành miền Nam có liên-hệ chặt-chẽ với Hoa-ḱ và v́ thế dễ phản-động, thiếu tin-tưởng. V́ vậy chính-quyền chưa bao giờ công-nhận các giáo-hội này. Năm 1976 Tin-lành tại Việt-nam có khoảng 150.000 tín-hữu, trong số đó hai phần ba là người thuộc các đồng-bào thiểu-số, đặc-biệt là người Hmông. 300 nhà thờ của họ bị phá hoặc tịch-thu. Các trường huấn-luyện mục-sư ở Nha-trang, Đà-lạt và Buôn Ma Thuột bị đóng cửa. Nhiều mục-sư bị bắt hoặc bỏ tù. Cố-gắng lập một trường mới để huấn-luyện mục-sư và nhân-sự cho đến nay vẫn bị chính-quyền cản-trở. T́nh-thế buộc họ phải nẩy ra sáng-kiến tổ-chức những khoá thần-học hàm-thụ để huấn-luyện bù-đắp nhân-sự.

Dù bị khống-chế, số-lượng tín-hữu tin-lành vẫn tăng đều kể từ khi có chính-sách đổi mới trong thập niên 80´. Ngày nay được ước-lượng vào khoảng 800.000. Họ gặp nhau hành đạo trong khoảng 3.500 nhà thờ tại-gia [24]. Đại-hội toàn-quốc lần cuối của Tin-lành họp năm 1976. Kể từ đó cho tới năm 2001 chẳng c̣n một điều-hợp chung nào trên b́nh-diện cả nước. V́ không có một tổ-chức chung nên những nỗ-lực b́nh-thường-hoá quan-hệ với các cơ-quan chính-quyền gặp khó-khăn. Càng khó-khăn hơn nữa trong nỗ-lực hợp-thức-hoá, v́ cộng-sản cho rằng các mục-sư trên các miền cao, nơi nhiều tộc thiểu-số theo đạo, ngầm yểm-trợ đ̣i-hỏi tự-trị của đồng-bào thiểu-số [25]. Chủ-tịch quốc-hội Nguyễn Văn An, nhân buổi tiếp một phái-đoàn tin-lành dịp Giáng-sinh 2001, đă cảnh-cáo các đại-biểu hăy loại trừ những thành-phần xấu muốn lợi-dụng tôn-giáo để tạo phân-hoá ra khỏi các cộng-đoàn. Năm 2001 và đầu 2002 có nhiều tin loan về những vụ biểu-t́nh và đụng-độ bạo-động giữa các cộng-đoàn tin-lành trên cao-nguyên với chính-quyền và quân-đội cộng-sản việt-nam. Theo cái nh́n của chính-quyền, chính các mục-sư thường là đầu mối của những đ̣i-hỏi tự-trị trên. Nhiều vị lănh-đạo cộng-đoàn v́ thế đă bị tù hoặc đuổi khỏi địa-sở. Chính-quyền dùng áp-lực và cả các biện-pháp tra-tấn để bắt tín-hữu tin-lành người thượng bỏ đạo, trở về với tín-ngưỡng truyền-thống của họ.

Giữa những căng-thẳng như thế th́ nhà-nước cho phép mở đại-hội. Nhiều trăm đại-biểu tin-lành miền Nam về họp vào tháng 2.2001.

Tháng 4.2001 Hội-thánh Tin-lành miền Nam Việt-nam được Ban tôn-giáo trung-ương nhà-nước công-nhận và tất cả những cộng-đoàn thành-viên của tổ-chức này được sinh-hoạt hợp-pháp. Nhà-nước cũng cho lập một học-viện đào-tạo mục-sư ở Nha-trang [26].         

Với việc thành-lập Hội-thánh Tin-lành Việt-nam - tổ-chức trung-ương và thân nhà-nước - một mặt Tin-lành được công-nhận, mặt khác nhà-nước chỉ hợp-thức-hoá sinh-hoạt cho những cộng-đoàn nào tham-gia vào tổ-chức này mà thôi. V́ đứng ngoài nên trên dưới 3000 hội-thánh tại-gia với 50% tổng-số tín-hữu lâm vào thế lưỡng-nan: cả nhà-nước lẫn hội-thánh (quốc-doanh) coi họ là bất hợp-pháp. Mùa hè 2002 nhiều tin-tức về việc chính-quyền tấn-công các giáo-hội tại-gia được loan ra. Một số mục-sư bị bắt giam v́ tội giảng đạo trái phép. Song-song cũng có lời đồn rằng đă có sự nhúng tay của đảng cộng-sản trong việc đặt-định nhân-sự của Ủy-ban chuẩn-bị đại-hội và trong việc bầu đại-biểu vào tổ-chức trung-ương kia. Suốt năm 2001 đă có nhiều hội-thánh tại-gia bị công-an đánh-phá, tín-hữu bị tống giam hoặc bị phạt tiền.

 

Chính-sách tôn-giáo chính-thức của đảng cộng-sản và nhà-nước việt-nam

Điều 70 Hiến-pháp ngày 15.04.1992 viết về tự-do tôn-giáo:

"Công-dân có quyền tụ-do tín-ngưỡng, tôn-giáo, theo hoặc không theo một tôn-giáo nào. Các tôn-giáo đều b́nh-đẳng trước pháp-luật. Những nơi thờ-tự của các tín-ngưỡng, tôn-giáo được luật-pháp bảo-hộ. Không ai được xâm-phạm tự-do tín-ngưỡng, tôn-giáo hoặc lợi-dụng tín-ngưỡng, tôn-giáo để làm trái pháp-luật và chính-sách của nhà-nước"[27].

Hiến-pháp bảo-đảm tự-do. Nhưng trên thực-tế tự-do này bị hạn-chế và quyết-định bởi một lô nghị-quyết, sắc-lệnh, nghị-định, chỉ-thị của đảng cộng-sản, của nhà-nước, của các cơ-quan an-ninh và công-an. Chính-quyền lấy quan-điểm mác-xít về tôn-giáo để hành-xử hơn là theo nguyên-tắc tự-do của hiến-pháp.

 

Nghị-định về hoạt-động tôn-giáo

Nghị-định 26 ngày 19.04.1999 là căn-bản lí-thuyết giúp ta hiểu việc thực-thi tự-do tôn-giáo ở Việt-nam. Nghi-định này thay-thế tài-liệu ngày 30.09.1992 [28].

Sau đây là những khoản chính:

Nhà-nước việt-nam bảo-đảm quyền tự-do tín-ngưỡng và tự-do không tín-ngưỡng. Nói rơ hơn, tự-do tin hoặc không tin (Điều 1). Các hoạt-động tôn-giáo phải tuân theo pháp-luật của nhà-nước (Điều 3). Chỉ những sinh-hoạt tôn-giáo nào hợp-pháp mới được nhà-nước bảo-hộ (Điều 4).

Mọi sinh-hoạt, đặc-biệt những h́nh-thức mê-tín dị-đoan, đi ngược lại quyền-lợi của nhà-nước và người dân đều bị xử-lí theo pháp-luật (Điều 5). Những sinh-hoạt tôn-giáo b́nh-thường chỉ được phép diễn ra trong khuôn-khổ nơi thờ-tự. Các sinh-hoạt bên ngoài khuôn-viên đó phải được phép của nhà-nước trung-ương hoặc chính-quyền địa-phương. Tổ-chức tôn-giáo nào đi ngược lại những điều này sẽ bị cấm hoạt-động (Điều 7). Những khoản kế tiếp qui-định chi-tiết cấp hoặc cơ-quan hành-chánh nào có quyền cho phép những sinh-hoạt nào.

Theo đó, chính-quyền trung-ương quyết-định về các cuộc họp cấp quốc-gia, về việc lập cơ-sở huấn-luyện như chủng-viện hay học-viện và kiểm-tra các cơ-sở này, chẳng hạn như qua việc bổ nhiệm giáo-sư hoặc kiểm-soát nội-dung học-tŕnh. Chính-quyền trung-ương cũng dành quyền cho phép phong chức hồng-y và giám-mục. Mọi giúp-đỡ của các cơ-quan từ-thiện nước ngoài cho giáo-hội cũng phải thông qua kiểm-soát của trung-ương.

Chính-quyền tỉnh trách-nhiệm về các cuộc họp hoặc sinh-hoạt cấp vùng, như cấm-pḥng năm của linh-mục và tu-sĩ, sửa-chữa nhà thờ, phong chức linh-mục, bổ nhiệm hoặc chuyển-đổi nhân-sự trong giáo-phận.

Chỉ-thị tháng 7.1999 chi-tiết-hoá việc thực-hành Nghị-định 26 cho thấy rơ nhà-nước muốn nắm vững tất cả mọi sinh-hoạt trong giáo-hội, để kịp thời có phản-ứng, nếu cần [29].  Một cách tổng-quát, Ban Tôn-giáo trung-ương có nhiệm-vụ làm việc trực-tiếp với các tôn-giáo. Ban này là một thành-viên của Mặt-trận Tổ-quốc. Mặt-trận là tổ-chức chung cho mọi lực-lượng xă-hội. Nó là sợi dây liên-kết của đảng cộng-sản với các nhóm xă-hội như dân thiểu-số, người việt nước ngoài, các cộng-đồng tôn-giáo. Trong lần sửa-đổi Hiến-pháp 1992 vào cuối năm 2001, điều 9 liên-quan tới Mặt-trận Tổ-quốc đă được viết lại. Mặt-trận được giao thêm nhiệm-vụ. Nó đóng vai-tṛ lớn hơn trong tiến-tŕnh dân-chủ-hoá có thể xẩy ra và phải bảo-đảm cho ảnh-hưởng của đảng cộng-sản trong trường-hợp này. Ngoài ra, việc kiểm-soát tôn-giáo, vốn đă gắt-gao, nay được thắt chặt hơn bằng cách ép-buộc tất cả các cộng-đồng tôn-giáo phải gia-nhập mặt-trận, nếu muốn được hợp-thức-hoá. Thành-viên cuối cùng trong năm 2001 của mặt-trận là Hội-thánh Tin-lành miền Nam Việt-nam. Không phải ai cũng chấp-nhận sức ép này: Giáo-hội Phật-giáo Thống-nhất cũng như nhiều hội-thánh tại-gia tin-lành đă không gia-nhập. Giáo-hội công-giáo có tên trong danh-sách thành-viên mặt-trận, nhưng chỉ cộng-tác ở cấp hội-đồng giám-mục mà thôi [30].

 

Kiểm-soát mọi hoạt-động tôn-giáo – căn-bản của chính-sách tôn-giáo

Từ mấy năm nay, nỗ-lực tiêu-diệt tôn-giáo bằng những án tù hoặc cải-tạo lâu năm hoặc bằng tra-tấn không c̣n nữa. Thay vào đó là những biện-pháp đàn-áp kín-đáo hơn như khống-chế bằng xét nhà, thẩm-vấn dai-dẳng, giam "hành-chánh", quản-thúc và đày đi những vùng quê hẻo-lánh. Chính-sách tôn-giáo của đảng và nhà-nước trong những năm qua về mặt thực-tế phải nói có phần cải-tiến, nhưng về mặt hành-chánh và luật-pháp không có ǵ thay-đổi [31]. Tội "chống lại chính-sách đoàn-kết dân-tộc""gây chia-rẽ giữa những người theo đạo và những người không theo đạo" mới thêm năm 1997 vào luật h́nh-sự vẫn giữ nguyên giá-trị với những h́nh phạt nặng-nề. Nghĩa là, trên căn-bản, quyền thống-trị tuyệt-đối của đảng cộng-sản trên mọi tổ-chức nhân-xă vẫn không đổi.

T́nh-trạng hiện nay về tự-do tôn-giáo được diễn-tả rơ nét nhất bằng sự kiểm-soát tuyệt-đối của nhà-nước. Kiểm-soát này khởi đi từ cấp công-an địa-phương, là kẻ có quyền bắt người không cần lệnh toà-án. Hễ đâu trên ba người không có giấy cư-trú tụ-tập là công-an có thể ra tay. Dụng-cụ quan-trọng nhất để kiểm-soát dân là giấy phép cư-trú, trên đó có ghi nhiều chi-tiết về cá-nhân như thành phần tôn-giáo, chính-trị... Không có giấy này th́ sẽ khó-khăn khi xin việc, xin nhập trường hoặc vào nhà thương. Giấy phép cư-trú do công-an địa-phương cấp và có thể rút lại. Một giấy quan-trọng khác là "Tờ khai lí-lịch", trong đó ghi rơ về những hành-động quá-khứ, các đóng-góp cho cách-mạng và quan-điểm chính-trị trước và sau ngày thống-nhất. Khi xét phong chức một linh-mục, chính-quyền không chỉ xét lí-lịch của đương-sự, mà xem luôn cả của thân-nhân và người quen của vị đó.

 

Kiểm-soát tự-do tôn-giáo

Nhiều việc làm xét ra là chuyện "b́nh-thường" của tôn-giáo, nhưng ở Việt-nam phải có phép chính-quyền. Nh́n sinh-hoạt của giáo-hội công-giáo đủ biết mức-độ kiểm-soát bao-trùm như thế nào. Nhà-nước muốn nắm vững mọi sinh-hoạt để có thể kiểm-soát, cải-chính hoặc kết tội. Công-an có quyền nghe và thu băng mỗi bài giảng. Mỗi cuộc tụ-họp trên bảy người, ngoài các buổi phụng-vụ được phép, phải khai-báo. Cả chuyện giữ-ǵn, tu-sửa, xây mới nhà thờ cũng phải xin phép. Nhập chủng-viện phải có phép. Nhà-nước chỉ cho phép 6 chủng-viện trên khắp nước tuyển sinh hai năm một lần. Từ nhiều năm nay hội-đồng giám-mục đợi phép nhà-nước để mở thêm hai chủng-viện ở Thái-b́nh và Xuân-lộc để giải-toả bớt t́nh-trạng quá-tải của trường Hà-nội và  thành-phố Hồ Chí Minh mà vẫn không thấy. Nhà-nước cho phép thật hạn-chế lượng tu-sinh nhập học mà chẳng lí ǵ đến nhu-cầu của mỗi giáo-phận. Buồn cười nữa là mỗi giáo-phận chỉ được phép tuyển sinh trong giáo-phận ḿnh mà thôi.  Điều này có nghĩa là giám-mục giáo-phận đă bị hạn-chế ngay từ đầu trong việc phân-bổ tân chức linh-mục. Mặt khác nhiều khi có những ứng-sinh dư điều-kiện trong một địa-phương th́ không được nhận, nơi khác th́ lại phải nhận ứng-sinh kém điều-kiện hơn. Đối với những giáo-phận không đủ ứng-sinh th́ nạn thiếu linh-mục càng trầm-trọng hơn và các giám-mục bị bó tay trong việc muốn có nhân-sự đều cho các giáo-xứ.

Được phép vào chủng-viện chưa hẳn là được phép nhận chức linh-mục. Học xong, có khi phải chờ phép phong chức rất lâu. Có trường-hợp nhà-nước đă không cho chịu chức, bởi v́ họ c̣n xét quan-điểm chính-trị. Dĩ nhiên giáo-hội hoàn-toàn không chấp-nhận tiêu-chuẩn xét-duyệt duy-nhất này của nhà-nước, v́ đối với giáo-hội, các tiêu-chuẩn tôn-giáo mới là quyết-định. Ai muốn theo học ngành chuyên-môn tại ngoại-quốc, phải qua một cuộc thẩm-vấn chi-li và khó-khăn của công-an. Họp hội-đồng giám-mục phải xin phép trước ở ban tôn-giáo trung-ương. Khi xin phép phải tŕnh chương-tŕnh nghị-sự và danh-sách tham-dự. Trước khi vào họp, hội-đồng phải lắng-nghe ông trưởng ban tôn-giáo phê-b́nh về sinh-hoạt của ḿnh và những yêu-cầu của nhà-nước đặt ra cho giáo-hội.

Công việc mục-vụ của giám-mục bị hạn-chế, v́ họ không được tự-do đi-lại. Muốn đi ban phép thêm-sức, chẳng hạn, nhất định không có phép chính quyền là không xong. Việc đi thăm giáo-đô mỗi năm năm cũng phải xin phép. Chuyện phong chức và bổ nhiệm giám-mục là cả một lịch-sử đau-buồn [32]. Một số giáo-phận miền Bắc từ bao nhiêu năm vẫn không có giám-mục. Mỗi tân giám-mục là kết-quả của những thương-thảo dài-lâu. Trong vụ-việc này nhà-nước dĩ nhiên không phản-đối hoàn-toàn quyền phong chức của Giáo-chủ, nhưng họ dành toàn quyền xét-duyệt và phủ-quyết. Cho tới nay, chính-phủ vẫn buộc tất cả các tài-liệu tôn-giáo đă được kiểm-nhận phải được đặt in trong một nhà in có giấy phép của chính-phủ. Sau những cuộc trao-đổi dai-dẳng và phải chấp-nhận nhiều hạn-chế các giám-mục đă được phép ra một bản-tin nội-bộ. Riêng tư-cách thành-viên chính-thức trong Hội-đồng Giám-mục Á châu (FABC), Hội-đồng Giám-mục Việt-nam đă nhiều lần gởi đơn xin phép nhà-nước, nhưng tới nay chính-quyền vẫn tránh-né trả lời.

 

 

Xung-khắc giữa chính-quyền cộng-sản và giáo-hội công-giáo

 

Các giám-mục đ̣i-hỏi tự-do hành đạo

Nhiều tổ-chức tôn-giáo trong nước chỉ-trích mạnh-mẽ Nghị-định 26 của nhà-nước. Hội-đồng giám-mục trong cuộc họp thường niên th áng 10 năm 1999 tại Nha-trang cũng nói lên âu-lo của giáo-hội công-giáo về tài-liệu đó [33]. Các giám-mục yêu-cầu nhà-nước sớm chấm-dứt việc kiểm-soát rộng-răi các tôn-giáo. Cụ-thể, các giám-mục nêu lên bốn điểm nhận-định:

1.      Nhiều thành-phần trong các tôn-giáo coi Nghị-định 26 không phải là mở ra, mà khép lại đối với tự-do tôn-giáo.

2.      Nhiều điểm không tạo thuận-lợi mà gây khó-khăn cho các hoạt-động tôn-giáo.

3.      Nghị-định 26 dựng lên những chướng-ngại không cần-thiết cản-ngăn việc đóng-góp của các tôn-giáo trong việc xây-dựng tổ-quốc.

4.      Nghị-định 26 cản-trở sáng-kiến cá-nhân. Nó củng-cố cơ-chế xin – cho, mở quyền kiểm-soát rộng-răi cho nhà-nước. Kiểm-soát này không những trên các buổi lễ hàng ngày và chủ-nhật, mà c̣n toả trùm lên cả mọi sinh-hoạt thường-ngày của giáo-xứ. Ranh-giới mập-mờ giữa sinh-hoạt "b́nh-thường" và "bất-thường" là cửa mở để các cơ-quan tôn-giáo nhà-nước can-thiệp vào chuyện giáo-hội.

 

Xung-khắc vụ "Uỷ-ban Đoàn-kết Công-giáo Yêu nước"

Sau ngày thống-nhất năm 1976, chính-quyền cộng-sản cũng lập ở miền Nam một "Uỷ-ban Đoàn-kết Công-giáo Yêu nước", đôi khi c̣n gọi là "Uỷ-ban Đoàn-kết người Việt-nam Công-giáo Yêu nước" để làm kẻ đối-thoại với ḿnh. Năm 1980, sau nhiều đắn-đo, tổng-giám-mục Sàig̣n lúc đó là Phao-lô Nguyễn Văn B́nh đă đồng ư cho lập một uỷ-ban liên-lạc để cùng với uỷ-ban đă có ở miền Bắc (1955) chuẩn-bị thành-lập Uỷ-ban Đoàn-kết Công-giáo Yêu nước (UBĐK). UBĐK được h́nh thành ngày  10.11.1983 theo sáng-kiến của đảng cộng-sản [34].  Dịp này, thủ-tướng Phạm Văn Đồng lúc đó đă giải-thích rơ, từ "yêu nước" ở Việt-nam có nghĩa là "yêu xă-hội chủ-nghĩa" và không yêu nước tất nhiên "không phải là một người việt-nam tốt hay một người công-giáo tốt". Những người tổ-chức đại-hội thành-lập luôn nhắc tới thư chung 1980 của hội-đồng giám-mục (kêu-gọi người công-giáo sẵn-sàng cộng-tác với mọi thành-phần yêu nước khác để xây-dựng đất-nước) làm hậu-thuẫn cho việc làm của họ. Họ muốn dùng chữ "yêu nước" trong thư để nói lên hàm-ư "yểm-trợ xă-hội chủ-nghĩa" của họ. Hầu hết các giám-mục chống lại tổ-chức này, dù không ai công-khai kết án việc tham-gia của một số linh-mục và giáo-dân, để tránh đụng-chạm với đảng. Trừ tổng-giám-mục Nguyễn Kim Điền ở Huế. Ngài đă treo chén linh-mục Vịnh thuộc giáo-phận v́ đă tham-dự đại-hội thành-lập. Trong một bức thư ngài cho rằng việc tham-gia uỷ-ban là đi ngược với đức tin công-giáo. Bức thư được phổ-biến rất nhanh trong nước. Đảng phản-ứng quyết-liệt, ra lệnh quản-thúc và thẩm-vấn để "cải-tạo" vị tổng-giám-mục trong 120 ngày dài. Biện-pháp đó đă ít hiệu-lực, v́ như đă viết trong thư, giám-mục Điền đă đúc-kết kinh-nghiệm ḿnh bằng một câu Thánh-kinh "phải vâng lời Chúa hơn vâng lời con người" (Cv. 4,19).

 

Khủng-hoảng vụ phong thánh

Giáo-hội việt-nam hănh-diện là một "giáo-hội tử-đạo". Trong 261 năm, nghĩa là từ 1625 đến 1886, đă có khoảng 130.000 nạn-nhân của những cuộc bách-đạo. Cuộc phong thánh cho 117 [35] vị trong số này ngày 19.06.1988 của giáo-chủ Gio-an Phao-lô II ở Rôma đă gặp chống-đối mạnh-mẽ từ đảng cộng-sản và nhà-nước việt-nam[36], v́ họ coi hành-động này là một thoá-mạ đối với những nhà cầm quyền trước đây. Trong một bản tuyên-bố chính-thức, chính-quyền cộng-sản cho hay dù không tán-đồng các chế-độ phong-kiến, nhưng họ coi việc bách-hại các thừa-sai ngoại-quốc và những người việt giúp họ là hành-vi đúng, hợp-lí và cần-thiết.  Đảng cộng-sản cho rằng trong số đàn ông đàn bà đáng nên thánh kia cũng có lẫn những kẻ tội-phạm, phản-bội tổ-quốc, đáng phải xử-tử, và rằng tôn-vinh những kẻ „tay-sai thực-dân“ đó quả là một sỉ-nhục đối với nhân-dân việt-nam. Nhà-nước không cho giám-mục nào tới Rôma dự lễ. Chính-quyền cộng-sản lo-sợ người việt nước ngoài sẽ lợi-dụng cuộc lễ để lên án họ.

 

Tranh-chấp về nhân-sự kế vị tổng giám-mục Phao-lô Nguyễn Văn B́nh

Sau khi tổng-giám-mục B́nh mất v́ bệnh ngày 01.07.1995, giữa chính-quyền việt-nam và Vatican đă xẩy ra một cuộc tranh-chấp dai-dẳng về vấn-đề bổ nhiệm người kế vị. 20 năm trước, ngay trước ngày thống-nhất, Vatican đă bổ nhiệm giám-mục Nha-trang là Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Văn Thuận làm „phó với quyền kế vị“ cho giáo-phận thủ-đô Sài-g̣n. Chính-quyền cộng-sản đă không chấp-nhận sự bổ nhiệm này, v́ cho rằng giám-mục Thuận là cháu của cựu tổng-thống Ngô Đ́nh Diệm và v́ thế là người không thích-hợp về mặt chính-trị. Giám-mục Thuận, lúc đó đang ở giáo-phận Nha-trang, bị quản-thúc, sau đó bị bắt và sau 13 năm tù, đă được thả với điều-kiện vào năm 1988 [37]. Năm 1993 giáo-chủ Gio-an Phao-lô II tạm-thời bổ giám-mục giáo-phận Phan-thiết Ni-ko-la Huỳnh Văn Nghi làm „ Giám-quản tông-toà“ cho tổng-giáo-phận  thành-phố Hồ Chí Minh. Nhà-nước cộng-sản lại phải-đối và ngăn-cản vị này vào nhận nhiệm-sở và thi-hành mục-vụ tại đây. Chính-quyền cộng-sản cho rằng việc bổ-nhiệm này có thể là cánh cửa mở để tổng-giám-mục Thuận có thể trở về lại. Tranh-chấp cuối cùng đă được giải-quyết vào năm 1998, khi đặc-sứ của Vatican là đức-ông Celestino Migliore đă tranh-thủ được sự đồng-ư của chính-quyền việt-nam để cho giám-mục phó giáo-phận Mỹ-tho là Gio-an Bao-ti-xi-ta Phạm Minh Mẫn về làm tổng-giám-mục thành-phố Hồ Chí Minh. Chính-quyền cũng đồng-ư để chính giám-mục Huỳnh Văn Nghi đại-diện Toà-thánh làm lễ chuyển giao sứ-vụ cho tân tổng-giám-mục, một sứ-vụ mà họ chưa bao giờ chịu công-nhận nơi giám-mục Nghi.

 

Ngăn-cản hành-hương Mẹ La-vang

Việc giáo-hội công-giáo tổ-chức hành-hương kỉ-niệm hai trăm năm đức Mẹ hiện ra tại La-vang, tỉnh Quảng-trị, tháng 9 năm 1999 cũng gặp trở-ngại [38]. Nhà-nước việt-nam đă không cho đặc-sứ của giáo-chủ là hồng-y thánh-bộ Hugo Sanchez, vào nước để dự lễ. Cuộc hành-hương v́ thế đă do hồng-y tổng-giáo-phận Hà-nội Phao-lô Giu-se Phạm Đ́nh Tụng chủ-sự. Chính-quyền hạn-định nghiêm-nhặt số người tham-dự. Họ nêu lên lí-do là không thể giữ an-ninh cho cả hàng trăm ngàn người về một lúc. Nhưng cuộc hành-hương với lượng người tụ-họp mà  đài phát-thanh Vatican cho hay „lớn nhất ở Việt-nam kể từ ngày thống-nhất 1976 đến nay“ đă diễn ra trong kỉ-luật, không xẩy-ra chuyện đáng tiếc lớn nào, khiến cơ-quan an-ninh và công-an chỉ tập-trung công-tác của họ vào việc quay phim người tham-dự mà thôi.

 

Chính-sách tôn-giáo giữa cấm-cản và kẽ hở

Trong cuộc họp hội-đồng giám-mục tại Hà-nội từ ngày 15 tới 22 tháng 9 năm 2001 giám-mục Nha-trang Phao-lô Nguyễn Văn Hoà được bầu làm chủ-tịch hội-đồng. Chính-quyền ban đầu từ-chối, nhưng cuối cùng ngày 14 tháng 11 đă chấp-nhận cuộc bầu. Đối lại, chính-quyền tới nay vẫn không chấp-nhận đề-nghị của Vatican đưa giám-mục Hoà về Hà-nội làm tổng-giám-mục thay-thế hồng-y Phạm Đ́nh Tụng. Tuy nhiên, giám-mục Hoà đă được phép Hà-nội sang tham-dự cuộc họp của Hội-đồng Giám-mục Phi-luật-tân vào tháng 7 năm 2002 tại Tagaytay. Chính-sách của nhà-nước quả bất-nhất, v́ cũng một nhân-vật đó, mà khi th́ tỏ ra tin-tưởng khi th́ không.

Nhân-danh chủ-tịch hội-đồng, giám-mục Phao-lô Nguyễn Văn Hoà, cuối tháng 12.2001 nhân một buổi thăm ra mắt thủ-tướng Phan Văn Khải, đă lợi-dụng cuộc gặp-gỡ để trao cho ông một số kiến-nghị của các giám-mục [39]. Giám-mục mở đầu rằng người công-giáo sẵn-sàng tham-gia vào việc xây-dựng đất-nước về mặt xă-hội và kinh-tế, đặc-biệt vào nỗ-lực xoá đói giảm nghèo. Rồi ngài trao cho thủ-tướng một danh-sách những nguyện-vọng mà các giám-mục đă gởi tới chính-quyền năm 1992 và 1997 mà cho tới nay vẫn chưa nhận được trả lời.

Trong số các kiến-nghị có: việc tự-do đi lại của giám-mục trong giáo-phận mà không cần phải xin phép trước; các giám-mục được tự-do gặp nhau; không phải xin phép mỗi lần đi thăm giáo-đô; được tự-do chiêu sinh hàng năm và số-lượng căn-cứ vào nhu-cầu thực-tế của giáo-phận chứ không phải tùy vào biên-chế của chính-quyền; chiêu sinh hoàn-toàn dựa trên tiêu-chuẩn tôn-giáo, hoàn-toàn do giáo-hội quyết-định; tiêu-chuẩn chính-trị mà nhà-nước đưa ra trong việc chiêu sinh là điều giáo-hội không thể chấp-nhận; việc ǵn-giữ, sửa-sang, xây mới nhà thờ là chuyện thuần-tuư của giáo-hội, không cần mỗi lần phải xin phép nhà-nước; cuối cùng là việc ấn-hành bản tin nội-bộ và nhiều tự-do hơn trong việc xuất-bản sách [40] . Cuối cùng, giám-mục Hoà yêu-cầu chính-quyền trả lại cho giáo-hội những đất-đai mà nhà-nước đă mập-mờ trưng-thu từ năm 1975 tới 1980. Báo Nhân Dân đăng tin cuộc gặp-gỡ và nhắc lại  việc người công-giáo sẵn-sàng tham-gia xây-dựng đất-nước, c̣n những điểm khác th́ hoàn-toàn không nói tới [41].

 

Những khác-biệt trong nhận-định về tự-do tôn-giáo hiện nay

Việt-nam thống-nhất đă 27 năm. Trong năm 2002 đă có một vài tiếng nói công-giáo nhận-định rằng giáo-hội công-giáo việt-nam đă chín-chắn và trưởng-thành hơn, khi nh́n lại thời-gian qua dưới sự cai-trị của cộng-sản. Chẳng hạn, trong thánh lễ ngày 30.04.2002 dịp kỉ-niệm ngày quân-đội việt-cọng chiếm Sài-g̣n, linh-mục Ma-thêu Lê Minh Châu, quản-xứ Hiển-linh thuộc giáo-phận thành-phố Hồ Chí Minh, đă có một tổng-kết khá tích-cực. Theo ông, việc chiếm quyền của cộng-sản đă gây cho giáo-hội rất nhiều thiệt-tḥi và đàn-áp, nhưng đó cũng là cơ-may để giáo-hội rũ bỏ đi những tổ-chức nặng-nề bên ngoài như trường-sở, bệnh-viện và các cơ-ngơi khác để quay về chú-tâm vào cốt-lơi đức tin của ḿnh. Dù hàng ngàn „thuyền-nhân“ đă bỏ nước ra đi, giáo-hội suốt đọc-dài năm tháng cũng đă có nhiều cơ-hội để lo-lắng cho con người. Tù cải-tạo và lao-động cay-nghiệt đă không quật ngă các linh-mục và tu-sĩ, nhưng đă giúp họ những động-lực mới để sống cuộc đời ơn gọi trọn-vẹn và sâu-sắc hơn. Kinh-nghiệm lao-động thân-xác nặng-nhọc, cộng thêm với đói-khát và khổ-cực, tuy là trường học nghiệt-ngă, nhưng đă là cơ-hội cần-thiết và phong-phú để khám-phá ra sứ-mạng của giáo-hội v́ người nghèo. Nhờ đó mà đức tin trưởng-thành hơn. Sự chung-đụng với cán-bộ cộng-sản cũng là quà-tặng giúp người công-giáo hiểu thêm tâm-thức của những người không tin và vô-thần. Về phía đại-diện đảng và nhà-nước, với năm tháng, họ cũng đă có cái nh́n phần nào đổi mới về các linh-mục, tu-sĩ và tín-đồ công-giáo, bởi họ nhận ra rằng người công-giáo việt-nam cũng hoàn-tất những vai-tṛ ích-lợi trong xă-hội [42].

Tiếng nói đó xem ra là một ngoại-lệ. Đa-số người công-giáo nh́n tiêu-cực hơn, khi họ đánh-giá hậu-quả chính-sách tôn-giáo của chính-quyền cộng-sản. Họ vẫn thấy t́nh-trạng bất b́nh-thường trong tương-quan giữa  giáo-hội với đảng cũng như nhà-nước. Theo họ, thái-độ của chính-quyền và đảng đối với giáo-hội công-giáo – và với các tôn-giáo khác -  là thái-độ của kẻ thống-trị đối với kẻ bị-trị, của kẻ ở trong tâm-trạng thù-địch luôn t́m cách kiểm-soát để bám-giữ quyền-lực của ḿnh. Chẳng phải là tương-quan giữa hai đối-tác đặt nền trên một sự b́nh-đẳng nào đó. Đảng và chính-quyền việt-nam đối-xử với giáo-hội công-giáo và các giáo-hội khác như những lực-lượng thù-địch, tuỳ từng trường-hợp mà nhả cho chút phép để thi-hành một sinh-hoạt tôn-giáo nào đó. Linh-mục Chân Tín, nhân-vật đối-kháng nổi tiếng thuộc ḍng Chúa cứu-thế, bảo rằng hiện nay không c̣n chuyện bách-hại tôn-giáo sắt-máu nữa, nhưng phương-cách đàn-áp của đảng và nhà-nước cộng-sản đă trở nên quỷ-quyệt hơn. Ông phát-biểu thẳng-thừng rằng "Ủy-ban Tôn-giáo" của nhà-nước là "Ủy-ban phá tôn-giáo". Theo ông, chủ-trương của nhà-nước là siết chết từ-từ tôn-giáo. Chính-sách này c̣n nguy-hiểm hơn chủ-trương tận-diệt công-khai [43].

 

Biện-pháp đối-phó với từng cá-nhân hoặc định-chế

Các tổ-chức nhân-quyền quốc-tế tường-tŕnh đều-đặn các vi-phạm nhân-quyền ở Việt-nam. Có những trường-hợp đă lâu, như trường-hợp một số tu-sĩ ḍng Đồng-công [44] bị bắt năm 1987. Hai người trong số đó là linh-mục Phạm Ngọc Liên và tu-sĩ Nguyễn Thiên Phùng bị kết án 20 năm tù v́ tội dạy đạo và bán sách đạo trái phép [45].   Một trường-hợp mới đây là việc bắt giữ và kết án linh-mục Ta-đê-ô Nguyễn Văn Lư vào tháng 5.2001 v́ tội không chấp-hành lệnh quản-thúc. Ngày 19.10.2001, trong một phiên toà lén-lút và không luật-sư biện-hộ ở Huế, ông bị kết án 20 năm tù và quản-thúc [46]. Linh-mục Lư đă bị tù trước đó vào năm 1977 tới 1978 và trong thời-gian từ 1983 tới 1992. Sau khi ra tù ông làm chánh-xứ Nguyệt-biều thuộc giáo-phận Huế. Không chỉ trong nước mà cả quốc-tế đều biết ông, v́ ông liên-tục tố-cáo những chà-đạp tôn-giáo của nhà-nước. Ông đă nhờ Uỷ-ban Tự-do Tôn-giáo cho Việt-nam có trụ-sở tại Hoa-ḱ phổ-biến tin-tức. Trong vụ lũ-lụt năm 1999, ông đă nhận tiền cứu-trợ của Uỷ-ban này. Tất cả những liên-hệ với nước ngoài đó đă bị con mắt nghi-ngờ của nhà-nuớc theo-dơi. Hội Nhân-quyền Quốc-tế không ngừng tranh-đấu cho ông, coi ông là một "tù-nhân lương-tâm", kẻ đă dùng bất bạo-động để tranh-đấu cho những xác-tín tôn-giáo và chính-trị của ḿnh [47].

Cuối năm 2000 nổi lên vụ ḍng Thiên-an, một ḍng Biển-đức nằm ở ngoại-ô thành-phố Huế. Ḍng được các tu-sĩ biển-đức người pháp xây trong những năm 40´ của thế-kỉ trước, hiện có trên 100 tu-sĩ người việt trú-ngụ. Từ tháng 4.2000 vùng an-b́nh của nhà trời (thiên-an) bị nhiễu-loạn [48]. Chính-quyền địa-phương t́m cách tịch-thu 107 mẫu tây đất nhà ḍng để xây một khu vui-chơi thương-mại, trong đó nghe nói dự-trù có cả nhà tắm hơi và nhà thổ. Ngày 06.06.2002 chính-quyền chính-thức cho hay nhà ḍng không có quyền sở-hữu đất-đai, v́ ở Việt-nam "mọi đất-đai đều là tài-sản nhân-dân và do nhà-nước quản-lí" và quyền muốn cho cá-nhân hay tổ-chức nào sử-dụng là thuộc nhà-nước. Ḍng Thiên-an, theo đó, chưa bao giờ được nhà-nước giao quyền sử-dụng đất. Trong cuộc tranh-đấu giữ đất, Thiên-an đă được các cộng-đoàn anh-em ở hải-ngoại hỗ-trợ. Bề-trên cả Notker Wolf đă viết một bài phản-đối hành-động của chính-quyền việt-nam đối với Thiên-an trên Hăng tin công-giáo ngày 13.07.2002.

 

Vấn-đề vào đạo nơi các đồng-bào thiểu-số

Người „thượng“ (hay „đồng-bào thiểu-số“) là danh gọi chung cho trên dưới 50 sắc dân ít người. Đa-số họ ngụ cư trên các miền núi trung-phần và chiếm khoảng 13% tổng dân-số. Những nhóm lớn như Tày, Thái, Hmông, Jarai, Mường, Nùng mỗi tộc có khoảng từ 500.000 đến 1 triệu người. Suốt dọc dài lịch-sử việt-nam các tộc này đă giữ được bản-sắc văn-hoá riêng của họ và khá nhiều độc-lập chính-trị. Những năm trước 1975, các thừa-sai ngoại-quốc đă tới sinh-hoạt với họ và đưa họ vào đạo [49]. Sau ngày thống-nhất, những nhóm tộc bên lề này đă chống lại được phần nào chính-sách kiểm-soát toàn-diện của đảng cộng-sản. Nhờ nghe đài Radio Veritas [50] và các đài khác từ Hồng-công, nhiều người trong họ đă gia-nhập đạo mà trước đó đă chẳng bao giờ gặp được linh-mục hay thừa-sai nào. Từ 1990 tới 1994 có tới 200.000 người gia-nhập công-giáo. Đa phần họ vào đạo là nhờ công-sức các giáo-lí-viên với phương-pháp „chia-sẻ lời Chúa“ [51]. Các thừa-sai tin-lành đă gặt-hái được nhiều thành-công nhất. Một số thừa-sai đến từ Lào, có liên-hệ với các hội-thánh tin-lành Bắc-mĩ, và đă nhận từ đó nhiều tài-trợ tài-chánh và đôi khi cả nhân-sự. Chính-quyền lo-ngại về những biến-chuyển đó. Cho tới nay, chưa có ai thành-công đưa các tộc này hội-nhập được vào cộng-đồng tộc Việt. Nhiều căng-thẳng - đặc-biệt trong tỉnh Đắc-lắc và Gia-lai -  trong những năm qua đă khiến họ nổi lên bạo-động chống lại chính-quyền cộng-sản.

 

 

Tự-do tôn-giáo và các tôn-giáo ngoài Kitô-giáo

 

T́nh-h́nh các tôn-giáo ngoài Kitô-giáo ở Việt-nam

Khổng-tử, Lăo, Phật và Kitô-giáo... là những luồng tư-tưởng ảnh-hưởng mạnh ở Việt-nam. Thêm vào đó là ḷng đạo của người việt, được nuôi-dưỡng bởi các tập-tục tôn-giáo lẫn mê-tín của Tàu và truyền-thống của các tộc miền núi, cũng ảnh-hưởng không kém lên nhân-sinh và vũ-trụ-quan của người việt. Ḷng tín-ngưỡng của người việt, cũng giống như bên Trung-hoa, đă được nhào-nặn từ sự quyện-lẫn của ba tôn-giáo (tam giáo) Khổng, Lăo, Phật . Khổng-giáo, từ nguồn-gốc chỉ là một hệ-thống triết-học và đạo-đức, đă được dân việt khoác cho tấm áo tôn-giáo. Đạo Lăo cũng thế, từ một triết-lí thần-bí, đă hoà-lẫn với tư-tưởng phật-giáo để làm nên nhiều dạng-thức sùng-mộ nơi quần-chúng. Nhưng căn-bản ḷng tin của người việt là niềm tin mạnh-mẽ vào các thần-thánh, hiện-hữu khắp nơi trong thiên-nhiên và có ảnh-hưởng trên số-mạng con người. Một yếu-tố rất quan-trọng khác là „đạo“ gia-tiên. Đây là một quan-niệm về thế-giới, cuộc sống, sự chết và số-phận con người, bị ảnh-hưởng nhiều bởi các tư-tưởng bái-vật (animistisch). Trọng-điểm của "đạo" tuỳ-thuộc vào bản-sắc văn-hoá, truyền-thống và địa-phương cư-ngụ.

 

Đạo Phật vào Việt-nam trong thế-kỉ thứ hai sau công-nguyên, dưới dạng Đại-thừa do các nhà sư từ Trung-hoa mang qua. Tiểu-thừa ở vùng đồng-bằng sông Cửu-long đến từ Ấn-độ hoặc Tích-lan (Sri-Lanca), khá phổ-biến nơi dân khờ-me (Khmer Krom). Miền Tây hiện có vào khoảng nửa triệu người gốc Khờ-me. Đạo Phật, sau nhiều thế-kỉ tàn-lụi, lại vươn lên vào đầu thế-kỉ 20. Một số nhà sư có tham-gia kháng-chiến chống Pháp. Trong các xung-đột dưới thời tổng-thống Ngô Đ́nh Diệm các nhà sư đứng ở tuyến đầu. Tự-thiêu của mấy nhà sư là những biến-cố quyết-định đưa tới việc sụp-đổ của chế-độ đệ-nhất cộng-hoà. Sau ngày thống-nhất (1976), một số nhà sư, kể cả những người trước đây chống lại chính-quyền miền Nam, phải vào tù cải-tạo.

Sinh-hoạt chùa-chiền, cũng giống như của các tôn-giáo khác, bị kiểm-soát chặt-chẽ. Thật khó nắm vững con số phật-tử hiện nay. Có người đưa ra con số 60% dân việt theo Phật, người khác bảo là 15%. Sau thống-nhất, cộng-sản nỗ-lực tập-trung tất cả các lực-lượng tôn-giáo và xă-hội vào trong Mặt-trận Tổ-quốc. Các nhóm phật-giáo cũng được kêu-gọi gia-nhập. Mục-tiêu của đảng và nhà-nước là tách sư và ni-cô ra khỏi tín-đồ bằng cách tập-trung họ vào trong một tổ-chức chuyên lo về nghi-lễ và tế-tụng, mà không có chút ảnh-hưởng nào trên quần-chúng phật-tử và không được nhúng tay vào các vấn-đề chính-trị, giáo-dục và xă-hội. Muốn gia-nhập hàng sư hoặc ni-cô phải được nhà-nước xét-duyệt về thái-độ yêu nước và tinh-thần dấn-thân cho xă-hội chủ-nghĩa. Phật-giáo, cũng giống như mọi tôn-giáo khác, phải gia-nhập vào một tổ-chức chung là Giáo-hội Phật-giáo Việt-nam và  đặt đưới sự kiểm-soát toàn-diện của chính-quyền [52]. V́ chuyện gia-nhập tổ-chức chung đó mà Phật-giáo việt-nam bị phân-rẽ. Một nhóm sư và ni-cô theo truyền-thống cũ và cho ḿnh là kẻ thừa-hưởng đích-thực truyền-thống phật-giáo đă lập ra Giáo-hội Phật-giáo Viêt-nam Thống-nhất. Họ không chịu cộng-tác với nhóm kia. V́ thế chính-quyền đă quản-thúc đa-số tu-sĩ của nhóm này và cấm họ không được liên-lạc với tín-đồ. Hoà-thượng Thích Huyền Quang, lănh-đạo tối-cao của Giáo-hội Phật-giáo Việt-nam Thống-nhất, đă bị đày từ Sài-g̣n ra một địa-điểm hẻo-lánh ở Quảng-ngăi vào năm 1982. Đến nay đă hơn 20 năm [53]. GHPGVNTN đă làm chính-quyền cộng-sản bực-bội khi họ đứng ra tự tổ-chức cứu-trợ cho nạn-nhân băo-lụt năm 2000. Những tu-sĩ tham-gia cứu-trợ đă phải vào tù v́ bị kết tội phá-hoại đoàn-kết và lợi-dụng cứu-trợ để loan-truyền giáo-thuyết gây chia-rẽ.

 

Khổng-giáo (hay Nho-giáo), sau gần 1000 năm đô-hộ của người trung-hoa từ năm 111 trước công-nguyên tới năm 928 sau công-nguyên, đă thấm sâu vào đất việt. Bộ máy chính-quyền, cũng như ở Trung-hoa, nằm trong tay giới quan-lại, những người đă học sách-vở Khổng-tử và đă trải qua những ḱ thi khó-khăn. Trong cuộc đấu sức với các thực-dân âu châu hệ-thống nho-học xem ra kém tiến-bộ và bị lớp trí-thức nghi-ngờ. Khi lên nắm quyền, cộng-sản kết án nho-giáo là đạo của bọn phong-kiến và đă làm hại đất-nước trong nhiều thế-kỉ. Nhưng khi cố-gắng mang chủ-nghĩa mác –lê và tư-tưởng Hồ Chí Minh ra để thay-thế th́ họ lại phải nại tới Khổng-giáo truyền-thống để làm nền cho nếp sống đạo-đức, như ông Hồ vẫn dạy [54]. Chẳng hạn, chính Hồ khi định-nghĩa „người công-nhân lí-tưởng“ – đây là một phạm-trù căn-bản trong thuyết mác-xít – th́ lại dựa theo Mạnh-tử mà bảo rằng công-nhân lí-tưởng là người: „không ngă-ḷng v́ giàu sang, không nao-núng trong cảnh nghèo, không chịu khuất-phục trước quyền-lực“ . Trong vụ đổi mới kinh-tế cộng-sản cũng nhờ tới Khổng-tử, hi-vọng lời dạy của ngài về  tinh-thần cộng-đồng và kỉ-luật lao-động có thể có lợi cho nỗ-lực của họ. Đảng muốn lấy học-thuyết mác-lê và học-thuyết khổng và pha thêm „tư-tưởng Hồ Chí Minh“ để quậy thành một ư-thức-hệ riêng cho Việt-nam. Sau khi khối „anh-em xă-hội chủ-nghĩa“ Đông-âu và Liên-xô đổ, người ta dùng Khổng-tử để mưu-t́m những khả-thể mới cho mối bang-giao với các quốc-gia á châu lân-bang mà hầu hết đều nằm trong truyền-thống khổng-giáo.

 

Lăo-giáo (Đạo-giáo) không hiện-hữu như một tôn-giáo có cơ-cấu tổ-chức. Ở Việt-nam có ít đền-miếu và pháp-sư lăo-giáo. Tư-tưởng đạo-giáo ảnh-hưởng lớn trên ḷng mộ đạo của người dân, trên thái-độ của họ đối với thiên-nhiên và ư-thức về một cuộc sống trường-sinh. Âm dương là quan-niệm khá phổ-biến và tác-động mạnh trên thái-độ của con người đối với cơ-thể họ, đối với thiên-nhiên và môi-sinh. Và nhất là tục thờ-kính tổ-tiên, căn-bản của mọi hành-thái mộ đạo nơi người việt. Sự-kiện các thừa-sai trong thế-kỉ 17, 18 đă vâng-lời Vatican cấm bổn-đạo công-giáo không được tiếp-tục hành-vi tỏ ḷng hiếu-thảo này đă làm tắc-nghẽn nhiều con đường truyền-giáo, c̣n âm-hưởng măi tới nay. Ngay cả dưới chế-độ cộng-sản tục kính tổ-tiên cũng không suy-giảm. Hầu hết gia-đ́nh việt ngày nay vẫn có một bàn thờ tổ trong nhà, vẫn chăm-sóc mộ-phần và ước mong có con trai để tiếp-tục hương đèn trong các dịp giỗ tết.

 

Cao-đài là một giáo-phái thuần-tuư việt-nam, do giáo-chủ Ngô Minh Chiêu thành lập trong những năm 20´ thế-kỉ trước. Giáo-lí của tôn-giáo tổng-hợp này phản-ảnh những kinh-nghiệm thần-bí của vị sáng-lập. Ngài nối-kết các tư-tưởng tôn-giáo và triết-lí đông tây, chẳng hạn như của Giêsu, Mô-ha-mét, Khổng-tử, Tôn Dật Tiên, Vic-to Hu-gô... và đưa các vị đó lên bàn thờ trong các toà-thánh trang-hoàng lộng-lẫy.  Cao-đài có khoảng 2 triệu tín-đồ. Năm 1977 chính-quyền tịch-thu mọi sở-hữu của tôn-giáo này, bắt nhiều lănh-đạo và sau đó lập ra một uỷ-ban quản-trị thay-thế ban trị-sự sẵn có của hội-thánh. Hầu hết tín-hữu cho rằng tổ-chức mới do chính-quyền lập không đi đúng đạo-truyền nên đă tách ra lập hội-thánh mới.

 

Hoà-hảo là một phái của Phật-giáo, do Huỳnh Phú Sổ lập năm 1939, hiện nay có độ 1,5 triệu tín-đồ. Nghi-thức chữa bệnh là yếu-tố có tầm quan-trọng đặc-biệt của đạo. Hoà-hảo là một thứ Phật-giáo giản-đơn mang nhiều yếu-tố sùng-mộ sẵn có của quần-chúng. Trong thời chiếm-đóng, Nhật đă cung-cấp súng đạn cho phái này để chống thực-dân pháp. Giáo-chủ Huỳnh Phú Sổ bị Việt-minh giết năm 1947. Dưới chế-độ ông Diệm họ bị đàn-áp. Sau ngày thống-nhất một phần Hoà-hảo bị chính-quyền cộng-sản truy-bức v́ không chịu đăng-kí theo yêu-sách nhà-nước. Tất cả đền chùa, trường-học, nhà thương và mọi cơ-sở khác của Hoà-hảo bị đ́nh-chỉ hoạt-động. Măi tới năm 1999 Hoà-hảo mới được chính-thức công-nhận. Nhưng hầu hết tín-đồ đă không chấp-nhận ban lănh-đạo của tổ-chức được hợp-thức này. Họ cho rằng trong ban lănh-đạo có đảng-viên cộng-sản và ban này không đi đúng với truyền-thống đạo. Nhiều cuộc xung-đột căng-thẳng giữa tín-đồ hoà-hảo và công-an đă xẩy ra cuối năm 1999 và nhiều người đă bị bắt. Tháng 3.2001 cụ Lê Quang Liêm, 82 tuổi và là thủ-lănh Hoà-hảo, bị quản-thúc 2 năm v́ tội "lợi-dụng tôn-giáo để tuyên-truyền chống-phá nhà-nước". Một nữ tín-đồ sau đó đă tự thiêu để chống lại chính-sách đàn-áp tôn-giáo của chính-quyền cộng-sản.

 

Hồi-giáo là một thiểu-số nhỏ chiếm chừng 0,5% dân-số. Tín-hữu đa phần là người gốc khờ-me và chăm. Hiện nay có trên dưới 5000 tín-đồ hồi với trên chục nguyện-đường ở thành-phố Hồ Chí Minh. Nguyện-đường lớn nhất ở khu trung-tâm phố. Người việt hồi-giáo gốc chăm có một quan-niệm về đạo khác với Hồi-giáo chính-thống. Sau ngày thống-nhất, Hồi-giáo bị cấm cho đến năm 1992, sau đó được nhà-nước công-nhận. Xem ra Hồi-giáo được tương-đối  tự-do sống đạo, tự-do tuân-giữ nghi-thức cầu-nguyện hàng ngày và ăn chay hàng năm. Mỗi năm có chừng 30 tới 40 tín-đồ được sang Mec-ca hành-hương theo giáo-tục.

 

Tự-do tôn-giáo và đối-thoại liên-tôn ở Việt-nam

Việt-nam không có truyền-thống đối-thoại liên-tôn. Quá-khứ lịch-sử chứng-minh ngược lại, đặc-biệt giữa Phật-giáo và Công-giáo trong thời thuộc Pháp và dưới chế-độ đệ-nhất cộng-hoà ở miền Nam. V́ thế nỗ-lực kết-hợp liên-tôn để tranh-đấu cho tự-do tôn-giáo là điểm rất mới, hiếm có [55]. Tháng 9.1999 bốn vị lănh-đạo tôn-giáo cùng kí vào một lá thư chung phản-đối nhà-nước không tôn-trọng tự-do tôn-giáo. Đó là các vị đối-lập nổi tiếng Thích Quảng Độ, phó chủ-tịch Giáo-hội Phật-giáo Việt-nam Thống-nhất, Stê-pha-nô Nguyễn Chân Tín, linh-mục công-giáo, Trần Quang Châu, đại-diện Cao-đài và Lê Quang Liêm, chủ-tịch Giáo-hội Phật-giáo Hoà-hảo- tổ-chức không được nhà-nước công-nhận. Nhà-nước nh́n mọi h́nh-thức kết-hợp tôn-giáo với con mắt ngờ-vực, nếu không nói là thù-địch, v́ họ sợ như thế ảnh-hưởng tôn-giáo sẽ lớn mạnh và sẽ đe-doạ sự độc-quyền của họ. Cũng v́ vậy mà nhà-nước rất nghi-kị nỗ-lực của các tôn-giáo trong lănh-vực xă-hội và y-tế, trong việc bài-trừ nghiện-ngập, liệt-kháng và các tệ-nạn khác nẩy-sinh từ biến-chuyển nhanh-chóng của nền kinh-tế. Vụ cầu nguyện chung ở chùa Từ Hiếu tháng 5.2001 do hai nhà sư Thích Thiện Hạnh và Chân Trí tổ-chức, trong đó có linh-mục công-giáo nổi tiếng Nguyễn Văn Lư và đạo-hữu Lê Quang Liêm của Hoà-hảo hiện-diện, đă gây nóng mặt cho nhà-nước. Chính-quyền coi đây là một nỗ-lực nguy-hiểm và bất-chính ḥng lập nên một tổ-chức liên-tôn vượt ṿng rào cản của nhà-nước [56].  Thư chung tháng 9.2001 của Hội-đồng Giám-mục Việt-nam cũng đă nói đến việc đối-thoại tôn-giáo. Các giám-mục kêu-gọi tín-hữu cần gặp-gỡ các anh chị em khác tôn-giáo để cùng nhau làm cuộc "đối-thoại thường-nhật trong cuộc sống"[57].

 

 

 Vai-tṛ thay-đổi của các tôn-giáo trong xă-hội việt-nam

 

Công-nhận đóng-góp tích-cực của tôn-giáo vào xă-hội

Đă có một vài cái nh́n đổi mới, tích-cực đối với tôn-giáo trong đảng cộng-sản.  Nghị-quyết đại-hội lần thứ bảy của đảng năm 1993 đă viết: "Đa-số nhân-dân có nhu-cầu tín-ngưỡng và tôn-giáo. Nhu-cầu này sẽ c̣n tồn-tại lâu. Ngoài ra, trong giáo-lí các tôn-giáo có một số khía-cạch có thể đặc-biệt hữu-ích cho công-cuộc xây-dựng xă-hội mới". Càng ngày càng có thêm nhiều bài viết công-khai nói tới đóng-góp tích-cực của tôn-giáo trong quá-khứ lịch-sử [58]. Đại từ-điển bách-khoa xuất-bản năm 1993 ca-ngợi công-lao của một số thừa-sai công-giáo. Theo đó, giáo-sĩ Alexandre de Rhodes, ḍng Tên, năm 1651 đă xuất-bản cuốn Dictionarium Annamiticum, Lusitanum et Latinum làm nền-tảng quí-báu cho chữ quốc-ngữ hiện nay. Giám-mục Bá-đa-lộc (de Béhaine, mất 1799) đă được tŕnh-bày tích-cực trong hội-nghị hồi tháng 2 năm 2000 do Uỷ-ban Đoàn-kết Công-giáo thành-phố Hồ Chí Minh tổ-chức: Với tư-cách giám-quản tông-toà Đàng trong (1772-1773) vị này đă xuất-bản cuốn tự-điển việt-latinh, Vocabularium Anamitico-Latinum, giúp đẩy mạnh tiến-tŕnh phát-triển chữ quốc-ngữ thêm một bước.

Đầu năm 1998, dưới sự chủ-biên của giáo-sư Phạm Xuân Nam, một  tập-hợp bài viết về tôn-giáo và chính-sách tôn-giáo đă được xuất-bản một cánh bán-chính-thức.  Tập sách bàn về vai-tṛ của tôn-giáo trong đất-nước hiện nay và yêu-cầu nhà-nước cần xét lại quan-điểm của ḿnh về tôn-giáo. Sách tuy vẫn bám vào các luận-điểm phê-b́nh của Mác về tôn-giáo, nhưng đồng-thời công-nhận rằng ảnh-hưởng hiện nay của tôn-giáo khá mạnh và trên một vài b́nh-diện, như ở dân-tộc Hmông chẳng hạn, tầm quan-trọng của nó đang tiếp-tục tăng-gia. Tài-liệu cũng cho hay tục thờ-kính ông bà trong gia-đ́nh vẫn phổ-biến một cách lạ-lùng. Theo thống-kê, có hơn 80% dân-chúng thực-hành tập-tục này. Đảng và nhà-nước được cảnh-cáo chớ nên v́ thái-độ chống cộng phổ-biến nơi các cộng-đồng tôn-giáo mà lao vào các biện-pháp đàn-áp. Cần phân-biệt các "hoạt-động tôn-giáo" với "hành-vi ma-thuật". Trái với ma-thuật, tôn-giáo đóng một vai-tṛ xă-hội quan-trọng. Điều cần-thiết là phải làm sao động-viên được tín-đồ các tôn-giáo tự-nguyện tham-gia vào công-cuộc xây-dựng xă-hội chủ-nghĩa. Trong những năm qua có dấu-hiệu gia-tăng sinh-hoạt tôn-giáo tại Việt-nam. Đặc-biệt, ḷng sùng-mộ của quần-chúng tái-sinh với một số tập-tục và nghi-thức, mà đa-số có liên-quan tới việc thờ-kính tổ-tiên.

Đảng cộng-sản bối-rối trước sự bùng dậy của đời sống tôn-giáo. Nỗ-lực của bao nhiêu năm ra sức áp-đặt chủ-nghĩa vô-thần sáng-suốt kiểu mác-xít rơ-ràng đă thất-bại [59]. Nhiều đền, chùa, nhà thờ trước đây bị cộng-sản đập-phá hay trưng-dụng cho mục-đích khác, nay được sửa-sang dùng lại [60]. Các ban tôn-giáo của nhà-nước và đảng càng thêm bối-rối v́ sự tái-sinh tôn-giáo đă kéo theo việc nẩy-sinh những tục thờ-cúng mới và những hành-vi mê-tín dị-đoan [61] khá nguy-hiểm đă vượt tầm kiểm-soát của chính-quyền. Phù-thủy và những người có năng-lực siêu-nhiên cả giả lẫn thật hiện đang rất ăn-khách. Đấy là một thách-đố ư-hệ đối với đảng, v́ như thế có nghĩa là chủ-nghĩa mác-lê đă không mang lại ư-nghĩa cuộc sống cho đa-số người dân. Họ đă thất-vọng ư-hệ cộng-sản trong việc đi t́m câu trả-lời cho những âu-lo và khó-khăn hàng ngày nên quay ra t́m-kiếm nơi các h́nh-thức ngụy tôn-giáo hoặc mê-tín khác. Trong một cuộc họp của ban tôn-giáo chính-phủ tháng 3.1998, phó thủ-tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên-bố giáo-lí tôn- giáo có thể làm giảm đi những bất-cập của quốc-gia; chúng ta phải công-nhận rằng những người gắn-bó với tôn-giáo đă và đang góp phần không nhỏ cho sự ổn-định xă-hội; những tố-cáo bất-công của cán-bộ nhà-nước và đảng đối với người có đạo chỉ càng làm tăng thêm khoảng-cách giữa dân và chính-quyền. Trong những buổi lễ gắn huy-chương vinh-danh những người có công đóng-góp cho xă-hội, càng ngày càng có nhiều tín-đồ của các tôn-giáo. Chính-quyền thành-phố Hồ Chí Minh dịp tháng 8.2001 đă tặng huy-chương cho nhiều người công-giáo, cho một nữ-tu có công lập một cơ-sở lớn chăm-sóc trẻ mồ-côi và tàn-tật, một thầy-giáo, một cô-đỡ, một nữ bác-sĩ mắt và một bác-sĩ tổng-quát. Họ được coi là tiêu-biểu gương-mẫu trong việc đóng-góp cho xă-hội.

 

Giáo-hội công-giáo dấn-thân cho xă-hội

Như tại các quốc-gia xă-hội chủ-nghĩa khác, chính-quyền cộng-sản việt-nam cũng dành độc-quyền trên các lănh-vực giáo-dục, y-tế và công-tác xă-hội. Các tôn-giáo và giáo-hội chỉ được phép sinh-hoạt thuần-tuư tôn-giáo và trong nội-bộ tổ-chức mà thôi. Trong thập niên 90´ chính-sách hoàn-toàn tiêu-cực này đă có những thay-đổi. Chính-quyền tạm-thời không cấm-cản các tổ-chức tôn-giáo bước vào lănh-vực y-tế và giáo-dục, là những lănh-vực nhà-nước không c̣n lo nổi. Nhờ thế, các nữ-tu công-giáo đă được phép mở trung-tâm chăm-sóc bệnh-nhân phong-cùi, căn bệnh khá phổ-biến ở Việt-nam và đặc-biệt nơi các dân thiểu-số [62]. Nhà-nước cũng tạm-thời để yên cho các tổ-chức giáo-hội mở nhà trẻ và các lớp bồi-dưỡng giáo-dục ngoài học-đường để giúp các thành-phần dân-chúng kém may-mắn [63] . Trung-tâm xă-hội giáo-phận Bùi-chu chăm-sóc những em bé bị cha mẹ bỏ-rơi v́ bệnh hoặc phế-tật. Con số các em càng ngày càng tăng trong những năm qua. Tháng 5.2002 vừa qua, tại Nha-trang kỉ-niệm 20 năm thành-lập trung-tâm thuốc nam. Trung-tâm này do ḍng Ngôi-lời (SVD) quản-trị; ḍng hiện có 15 linh-mục, 59 tu-sĩ, 10 tập-sinh và 74 thỉnh-sinh. Trung-tâm có một ban làm việc gồm 12 bác-sĩ và chuyên-viên thuốc nam, tất cả nhận lương đồng-đều và rất thấp. Phần lớn bệnh-nhân tới chữa-trị là nhà nghèo nên được miễn phí. Thu-nhập của trung-tâm v́ thế chẳng được bao nhiêu nên phải nhờ vào khoản tặng-dữ của ân-nhân [64]. Trên lănh-vực giáo-dục hiện chỉ có các nữ-tu được mở một số nhà-trẻ mà thôi. Linh-mục và tu-sĩ không được dạy học. Có một vài trường trung-học tư trong đó giáo-dân công-giáo có thể dạy.Trong lănh-vực chăm-sóc người bệnh, các nữ-tu công-giáo dấn-thân vào việc chăm-lo cho người bị liệt-kháng, họ có một nhà dành cho các bệnh-nhân đă đến thời-ḱ cuối.

 

Đại-biểu tôn-giáo trong quốc-hội

Chính-sách của Mặt-trận Tổ-quốc là làm sao để mọi thành-phần xă-hội cùng chia-sẻ trách-nhiệm xây-dựng tổ-quốc. V́ thế mỗi lần bầu quốc-hội họ đều đem vào một số đại-biểu tôn-giáo. Quốc-hội khoá 11, bầu ngày 18 tháng 5 với tỉ-số đi bầu 99,73%, có 3 đại-biểu phật-giáo, 1 hoà-hảo và 2 công-giáo [65] trong số 498 đại-biểu. Khoá trước, năm 1997, có 8 đại-biểu tôn-giáo: 4 phật- và 4 công-giáo. Hai đại-biểu công-giáo ḱ này được giám-mục bản-quyền cho phép tham-chính. B́nh-thường, theo giáo-luật, linh-mục không được tham-gia chính-trị. Trong hoàn-cảnh việt-nam và v́ quyền-lợi của giáo-hội địa-phương, các giám-mục xét có thể châm-chước khoản giáo-luật đó, bằng cách đồng ư để cho một vài linh-mục khoác áo dân-biểu [66]. Có 762 ứng-viên cho 498 ghế, v́ thế trong nhiều trường-hợp người ta đă có thể chọn người này hay bỏ người kia. Nhờ có luật bầu-cử mới nên số ứng-viên nữ khá cao, chiếm 1/3 tổng-số. Có 127 (16%) ứng-viên không phải là đảng-viên cộng-sản, 53 người trong họ đă được bầu. Với 89,4% đại-biểu đảng-viên, đảng cộng-sản trước sau vẫn chẳng phải lo cho vị-trí độc-quyền của họ. Đă có 69 ứng-viên độc-lập ghi tên tranh-cử, nhưng chỉ có 13 người được phép ứng-cử. Quyền quyết-định nhận hay không nhận ứng-viên độc-lập vào danh-sách ứng-viên chính-thức là do Mặt-trận Tổ-quốc, tổ-chức có đại-diện của mọi thành-phần tôn-giáo, sắc-tộc, xă-hội [67].

 

Tự-do báo-chí và tự-do tôn-giáo theo quan-điểm của cộng-sản việt-nam

Báo-chí nằm gọn trong tay đảng cộng-sản. Đảng kiểm-duyệt chặt-chẽ và ra khuôn-phép cho mọi phóng-viên được viết ǵ và không được viết ǵ. Một cựu tổng bí-thư đảng quan-niệm về tự-do báo-chí như sau: " Ở Việt-nam tự-do báo-chí phải phục-vụ cho quyền-lợi toàn dân, toàn quốc và chính-quyền mới". Theo đó Đỗ Mười muốn nói rằng quyền tập-thể phải luôn ở trên quyền cá-nhân. Thực ra ở Việt-nam đă có những lúc báo-chí và phóng-viên được cởi trói, nhưng đảng trước sau vẫn nắm quyền kiểm-duyệt tuyệt-đối. V́ thế mà tờ Nhân Dân, cơ-quan ngôn-luận của đảng và nhà-nước, đă được dân-chúng mua - nhờ giá rẻ - làm "nguyên-liệu" hơn là để thông-tin [68].

Từ nhiều năm nay Uỷ-ban Đoàn-kết Công-giáo thành-phố Hồ Chí Minh xuất-bản tờ "Công-giáo và Dân-tộc". Nội-bộ giáo-hội không thích nó v́ quan-điểm thân chính. Nhưng năm 2001 Hội Báo-chí Công-giáo Quốc-tế (UCIP) đă trao tặng báo này huy-chương vàng v́ "đă gương-mẫu bảo-vệ tự-do thông-tin" [69]. Báo ra hàng tuần khổ giấy A4, 32 trang, với dăm h́nh-ảnh, hí-hoạ và tin-tức của giáo-hội địa-phương và hoàn-vũ. Có mấy linh-mục làm việc thường-trực cho tờ báo. Số 1363 đầu tháng 7.2002 ra 13.000 ấn-bản. Ở Hà-nội cũng có một tờ nữa, báo "Người Công-giáo Việt-nam", cũng do Uỷ-ban Công-giáo Yêu nước xuất-bản.

 

Các tôn-giáo và chính-sách kiểm-soát sinh-đẻ của nhà-nước

Chính-sách hạn-chế sinh-đẻ gắt-gao - mỗi gia-đ́nh hai con, được hô-hào dưới mĩ-từ "Gia-đ́nh nhỏ, gia-đ́nh hạnh-phúc" - của chính-quyền đă đưa tỉ-số sanh 3,8 nơi phụ-nữ trong độ tuổi sanh-đẻ xuống c̣n 2,3 vào năm 2001. Tỉ-số hạ thấp là nhờ chính-sách phá thai không nương tay. Tỉ-lệ phá 30% trên tổng-số mang thai đă đưa Việt-nam lên hàng đầu thế-giới [70]. Trung-b́nh mỗi phụ-nữ việt có 2,5 lần phá thai với chi-phí tổng-cộng chỉ có 5 mĩ-kim trong các bệnh-viện nhà-nước. Sau khi sanh ở bảo-sanh-viện, chẳng cần kể lần sinh con đầu hay con thứ, bà mẹ thường được giải-phẩu triệt-sản. Có nhiều biện-pháp để phạt những vi-phạm chính-sách hạn-chế sinh-đẻ như phạt tiền, giáng chức, loại khỏi đảng. Nhưng những biện-pháp hạn-chế gắt-gao kia chỉ tác-dụng nơi dân thành-phố. Ở miền quê khó kiểm-soát nên vẫn thấy nhiều gia-đ́nh đông con. Nhà-nước đưa ra nhiều phương-pháp tránh thai, nhưng thiếu bao cao-su, thiếu thuốc ngừa, thiếu thông-tin hướng-dẫn. Chính-sách hạn-chế chỉ nhắm vào các đôi vợ chồng mà thôi, hoàn-toàn không màng ǵ tới những chung-đụng nam-nữ ngoài hôn-nhân.. Năm 1979 Việt-nam có 52 triệu dân, năm 1989 lên 64,5 triệu, rồi 79,5 triệu vào năm 1999. Như vậy, trong các quốc-gia thuộc khối Asean, Việt-nam đứng hàng thứ hai sau In-đô-nê-si-a với 210 triệu dân.

Giáo-hội công-giáo không tán-đồng chính-sách hạn-chế gắt-gao kia, nhưng không có khả-năng nào để chống lại. Mà giáo-hội cũng đă chưa bao giờ t́m cách công-khai lên tiếng về quan-điểm ḿnh, chỉ mới nói với nhau trong nội-bộ mà thôi. Mà có muốn nói cũng không có phượng-tiện, v́ tất cả báo-chí, truyền-thanh, truyền-h́nh đều nằm trong tay nhà-nước. Các tôn-giáo khác, đặc-biệt là Phật-giáo với giáo-lí quí-trọng sự sống, cũng ở vào một hoàn-cảnh bó tay như thế.

 

Chính-quyền bác-bỏ các tố-cáo vi-phạm tự-do tôn-giáo

Tháng 10.1998, sau bốn năm yêu-cầu, nhà-nước việt-nam đă cho phái-đoàn Abdelfattah Amor "Đặc-phái-viên về bao-dung tôn-giáo" của Uỷ-hội Nhân-quyền Liên-hiệp-quốc đến Việt-nam. Phái-đoàn không được tự-do gặp-gỡ. Bản báo-cáo của họ đề-cập tới nhiều chi-tiết vi-phạm nhân-quyền trong lănh-vực tự-do tôn-giáo ở Việt-nam [71]. Phía chính-quyền việt-nam th́ tố-cáo phái-đoàn của Liên-hiệp-quốc đă "xen-lấn vào chuyện nội-bộ quốc-gia". Lời phê-b́nh của quốc-tế về chính-sách tôn-giáo ở Việt-nam vang-vọng trong nhiều năm sau đó. V́ thế, tháng 7.2000 Uỷ-ban Việt-nam Bảo-vệ Quyền làm người đă phổ-biến tại Genève một hồ-sơ về t́nh-trạng nhân-quyền tại Việt-nam. Theo đó, nước này đă vi-phạm tự-do tôn-giáo, khi họ truy-bức tín-đồ tin-lành thuộc các tộc ít người, bắt giam các tu-sĩ thuộc Giáo-hội Phật-giáo Thống-nhất, đàn-áp giáo-hội hoà-hảo và công-giáo.

Người phát-ngôn của bộ ngoại-giao, Phan Thuư Thanh đă cực-lực bác-bỏ những lời buộc tội đó. Theo bà, Việt-nam không giam-giữ ai v́ khác quan-điểm chính-trị hay tôn-giáo. Nhà-nước việt-nam đă kí vào hầu hết các hiệp-ước quốc-tế về nhân-quyền và đă tuân-giữ chúng. Để minh-chứng cho việc tự-do bày-tỏ chính-kiến, bà nêu lên tỉ-lệ 99,73% quần-chúng tham-gia bầu cử quốc-hội. Về điểm này, có lẽ bà đă không hiểu rằng tỉ-lệ lí-tưởng đó có được là do sức ép ghê-gớm của chính-quyền. Bà cho hay Việt-nam hoàn-toàn có tự-do báo-chí, nhưng đồng thời cũng thêm rằng tất cả những bài viết nào có hại cho sự đoàn-kết dân-tộc hay những tư-tưởng nào không hợp với văn-hoá và lối sống nhân-dân th́ bị cấm-chỉ. Nghĩa là cấm tất cả những bài viết nào "nói xấu" các cơ-quan nhà-nước, các quyết-định của chính-quyền và các cán-bộ. Mà như thế nào là "nói xấu" th́ chỉ có nhà-nước mới có quyền xác-định. Nói tóm lại, báo-chí, tôn-giáo và các tổ-chức xă-hội không được phép phê-b́nh chỉ-trích nhà-nước, đảng, việc làm của công-quyền và của cán-bộ lănh-đạo [72].

 

Chính-quyền và lănh-đạo tôn-giáo: Cùng nhau làm chứng cho tự-do tôn-giáo ở Việt-nam ?

Tháng 5.2002 nhà-nước cho hai phái-đoàn sang Hoa-ḱ để sửa lại bộ mặt nhân-quyền nhăn-nhó của ḿnh trước mặt quốc-tế. Lần đầu tiên một nhóm đại-diện tôn-giáo được phép xuất-ngoại đáp lời mời của một số tổ-chức tôn-giáo và nhân-quyền hoa-ḱ. Nhóm gồm các tu-sĩ phật-giáo, các đại-diện hoà-hảo, một mục-sư tin-lành và linh-mục Phê-rô Đinh Châu Trân, ḍng Đa-minh, làm đại-diện cho Công-giáo [73]. Nhóm có gặp-gỡ nhiều tổ-chức nhân-quyền như dự-trù ở Hoa-ḱ, nhưng đă không nói ǵ ngoài những điều đă được chỉ-thị trước. Linh-mục ḍng Chúa Cứu-thế Chân Tín trách-cứ linh-mục Đinh Châu Trân đă chỉ nói theo nhà-nước về t́nh-h́nh giáo-hội công-giáo. Theo Chân Tín, quả là mập-mờ khi linh-mục Trân cho hay ở Việt-nam có nhiều giám-mục và linh-mục được phong chức, số tín-hữu tăng và đời sống đạo trong các giáo-xứ sống-động, mà chẳng nói ǵ về những trói-buộc tôn-giáo của đảng cộng-sản và chính-quyền. Những dấu-hiệu tích-cực và sống-động của giáo-hội việt-nam , theo Chân Tín, chẳng phải là bằng-chứng của sự chăm-sóc của nhà-nước, mà trái lại, là dấu-chỉ anh-hùng của sự đề-kháng lại chính-sách kiểm-soát, ngăn-cản và tiêu-diệt - khi có thể - của đảng và nhà-nước [74]. Trước khi đoàn ra đi, trưởng ban tôn-giáo trung-ương Lê Quang Vịnh đă viết trên báo Nhân Dân ngày 28.05.2002 rằng tự-do tôn-giáo ở Việt-nam được hiến-pháp bảo-vệ, và nước ngoài đă xuyên-tạc sự thật khi bảo rằng nhà-nước việt-nam đă không tôn-trọng tự-do đó. Tuy nhiên, ông cũng nói rơ là nhà-nước sẽ không dung-tha bất cứ việc làm nào gây phương-hại cho nền an-ninh quốc-gia.

Song-song với nhóm trên, một phái-đoàn chính-thức gồm các đại-diện chính-phủ do Lê Quang Vịnh hướng-dẫn cũng đă "đáp lới mời của toà đại-sứ Việt-nam tại Hoa-ḱ" sang công-tác Hoa-ḱ  trong 9 ngày. Trong những buổi gặp-gỡ, khi trả lời những tố-cáo đàn-áp giáo-hội công-giáo, Lê Quang Vịnh đă cho hay trong suốt 80 năm thuộc Pháp, chỉ có 4 linh-mục việt-nam được phong giám-mục, trong khi đó từ 1945 tới 1975 đă có 33 giám-mục việt được phong. Từ ngày thống-nhất tới năm 2000 đă có 44 giám-mục mới và 1.268 tân linh-mục trong số 2.410 vị. Ông cho hay giáo-hội phật-giáo cũng có những tăng-trưởng, số tu-sĩ nam nữ cũng như các trung-tâm phật-học gia-tăng. Chỉ từ năm 1993 tới 2001 mà số tu-sĩ nam nữ đă từ 26.269 tăng lên 33.066 [75].

 

 

Suy-nghĩ kết-thúc

 

Bài nghiên-cứu cố-gắng ghi lại những điều-kiện lịch-sử và phát-triển liên-quan đến tự-do tôn-giáo ở Cộng-hoà Xă-hội Chủ-nghĩa Việt-nam. Qua đó rơ-ràng đảng cộng-sản và nhà-nước việt-nam đă cố-gắng quá-lố muốn kiểm-soát toàn-bộ đời sống tôn-giáo. Với chỉ v́ mục-đích giữ vững vai-tṛ độc-tôn chính-trị và ư-hệ của ḿnh. V́ thế đảng chủ-trương ḱm giữ mọi tổ-chức nhân-xă, trong đó có các tôn-giáo, trong t́nh-trạng bất-động, giữ họ trong vai-tṛ hỗ-trợ họ mà thôi, chứ không được chung tay tích-cực vào việc xây-dựng đời sống chính-trị và xă-hội. Những thay-đổi kinh-tế và mở cửa ngoại-giao, qua việc gia-nhập Asean và các tổ-chức hợp-tác quốc-tế khác, chắc-chắn sẽ buộc Việt-nam phải có những thay-đổi chính-trị nội-bộ và cuối cùng sẽ phải từ-bỏ độc-quyền cai-trị của đảng cộng-sản.

Nh́n chung, các cộng-đồng tôn-giáo đă co ḿnh vào tấm áo chế-độ và ngại những đụng-chạm trực-tiếp. Theo lối nói của một giám-mục th́ các tôn-giáo hiện đang theo-đuổi một chính-sách khá thụ-động với ba khẩu-hiệu "kiên-nhẫn, khôn-ngoan và chịu-đựng" [76]. V́ kinh-nghiệm quá-khứ, các lănh-đạo tôn-giáo và giáo-hội tỏ ra dè-dặt tránh những phản-đối hoặc đụng-độ ồn-ào với đảng cộng-sản và nhà-nước. Họ đặt hi-vọng vào những cải-tiến tiệm-tiến.  Mặt khác, chính-quyền việt-nam xem ra cũng không thể xem thường những tố-cáo vi-phạm nhân-quyền từ bên ngoài. Nghĩa là có khả-năng các lănh-đạo việt-nam sẽ hiểu được rằng muốn sống chung và cộng-tác lâu-dài với cộng-đồng thế-giới th́ không thể không tôn-trọng nhân-quyền, đặc-biệt là tự-do tôn-giáo. Bên cạnh các đóng-góp cần-thiết của các tổ-chức nhân-quyền và đại-diện tôn-giáo, quan-trọng hơn là tiếng nói của các nhà chính-trị, chuyên-viên kinh-tế và kí-giả cùng dấn-thân đ̣i-buộc Việt-nam tôn-trọng nhân-quyền.

 

 

 

Tài-liệu tham-khảo

 

- Duiker, William J., Vietnam, Revolution in Transition, Boulder – San Francisco – Oxford? 1995.

- Eliot, Duong Van Mai, The Sacred Willow, Four Generations in the Life of a Vietnamese Family, New York 1999.

- Gheddo, P., Katholiken und Buddhisten in Vietnam, München 1970.

- Giesenfeld, G., Land der Reisfelder: Vietnam, Laos, Kampuchea; Geschichte und Gegenwart, Köln 1988.

- Karnow, Stanley, Vietnam, A History, New York 1997.

- Lamb, David, Vietnam Now, New York 2002.

- Mais J., Religion et Communisme au Vietnam, A Propos de Deux Textes Théoriques, Échange France d´Asie, Dossier Nr. 3/86.

- Kotte, Heinz/Siebert, Rüdiger, Vietnam, Die neue Zeit auf 100 Uhren, Göttingen 1997.

- Templer, Robert, Shadows in the Wind, A View of Modern Vietnam, London 1999.

- Tuan, Pham Van, Khatholische Kirche und Sozialismus in Vietnam, Franfurt 1989 (luận-văn chưa in)

- La Persécution des Chrétiens Protestants au Vietnam, trong: EDA, Dossier et Documents Nr. 5/2000, Mai 2000, tr, 19-26.

- Éducation et Formation Professionnelle au Vietnam, trong: EDA, Dossier et Documents Nr. 4/2000, Avril 2000, tr. 1-19.

- Acte de la Réunion Annuelle de la Conférence Episcopale du Vietnam, trong: EDA, Dossier et Documents Nr. 1/2000, janvier 2000, tr. 29-32.

- Une Enquête sur la Situation Religieuse au Vietnam, trong: EDA, Dossier et Documents Nr. 6/1999, juin 1999. US Departement of State, Vietnam, Country Reports on Human Rights Pratices – 2001 Released by the Bureau of Democraticy, Human Rights, and Labor, March 4, 2002. (http://www.state.gov/g/drl/rls/hrrpt/2001/eap/8384.htm).

 



1 Theo Fischer Weltalmanach 2002, Franfurt 2001, 857-858; M. Florence/R. Storey (eds.) Travel Handbuch Vietnam, Berlin 2001, tr. 144-150.

2 Allgemeines Büro für nationale Statistiken Vietnams, theo Lâm Thanh Liêm, Vietnam: Mutation Progressive de la Socíeté Vietnamienne: Repères Démographiques et Économiques, Églises d´Asie, Dossier et Document Nr.8/2001, Supplément Nr. 339, tr. 2.

3 Theo thống-kê của Hội-đồng giám-mục tháng 9.2001: 25 giáo-phận với 4.944.084 tín-hữu trên tổng-số dân 76.716.203, hoặc 6,44% trên số dân. Xem Statistiques de l´Église Catholique au Vietnam, trong: Églises d´Asie Nr. 343, 16 décembre 2001, Document Annexe Nr. 2, tr. 31.

[4] Khoản này cũng được ghi lại trong Hiến-pháp 1992. Cả trong bản tu-chính năm 2001 cũng giữ lại không đổi. Églises d´Asie Nr. 345, 16 janvier 2002, tr. 22 tt

[5] Báo "Tuổi trẻ" trưng-cầu giới trẻ xem ai là người được chúng coi là mẫu-mực. Thủ-tướng Phan Văn Khải được 3%, trong khi không một lănh-tụ cộng-sản nào khác được nhắc tới. Người trách-nhiệm cuộc trưng-cầu đă bị đuổi việc. Xem Trois journalistes de l´organe de presse le plus lu au Vietnam sanctionnés pour crime de lèse majesté. Églises d´Asie Nr. 350, 1avril 2002, tr. 23

[6] Xem Vietnam - Victorious but Poor, trong: Mallet, The Trouble with Tigers, The Rise and Fall of South-East Asia, London 1999, tr. 243-248

[7] Xem G. Evers, Wie weit geht der Wandel ? Vietnam zwischen Aufbruch und Stagnation, trong: Herder Korrespondenz 48 (1994) tr. 369-374

[8] Xem G. Evers, Bei Ho Chi Minhs Nachlassverwaltern, Zur Diskrepanz zwischen Verfassung und Alltag in Vietnam, trong: Katholische Missionen 118 (1998), tr.137-142

[9] Xem Herder Korrespondenz 8 (1953) tr. 402

[10] Xem P. Gheddo, Katholiken und Buddhisten in Vietnam, München 1970, tr. 44

[11] Xem Herder Korrespondenz 10 (1955) tr. 172

[12] Xem P. Gheddo, đă dẫn, tr. 78

[13] Xem Herder Korrespondenz 20 (1965) tr. 186 tt

 

[14] Xem Die katholischen Missionen 94 (1975), tr. 58-61

[15] P. Gheddo diễn-tả tương-quan của người công-giáo với tổng-thống Ngô Đ́nh Diệm như sau: "Người công-giáo nhất-trí chào mừng ông như là một vị cứu-tinh đất-nước và sẵn-sàng phục-vụ ông hết ḿnh". So-sánh P. Gheddo, đă dẫn, tr. 132

[16]Xem Jean Mais, Religion et Communisme au Vietnam, A Propos de deux Textes Théoriques . Échange France-Asie. Dossier Nr. 3/86, Mars 1986

[17] Trên các văn-bản , tên "Giáo-hội Phật-giáo Thống-nhất" được dịch là "Unified Buddhist Church", "Vereinten Buddhistischen Kirche". Có lẽ nên dùng từ "chùa" và dịch "Vereinigung Buddhistischer Pagoden" đúng hơn, là v́ Phật-giáo thường không sử-dụng từ "giáo-hội".  R. Siebert, in: H. Kotte/R. Siebert, đă dẫn, tr. 224, đă sử-dụng danh gọi này.

[18] Chuyến ad limina đầu tiên sau ngày thống-nhất diễn ra năm 1980, rồi 1985, 1990, 1996 và 2002. Số vị được phép đi trong mỗi chuyền rất khác nhau. Xem Églises d´ Asie, Nr. 346, 1. février 2002, tr.20-24

[19] Có lẽ cấm v́ chỉ có "miền Nam" là thành-viên của tổ-chức này mà thôi. Ḱ đại-hội lần thứ 7 của FABC ở Bangkok tháng giêng năm 2002 6 giám-mục việt được phép sang tham-dự với tư-cách "khách mời".

[20] Xem Vietnam: Bishofsversammlung als Aushängeschild, in: Katholische Missionen 99 (1980), tr. 147-148

[21] Xem Jean Mais, Church-State Relations in Vietnam, trong: Pro Mundi Vita, Asia-Australia Dossiers Nr. 35, Brussels 1985/4

[22] Xem Échange France Asie, Dossier Nr. 72, Février 1982

[23] La Persécution des Chrétiens Protestants au Vietnam, Dossier et Documents Nr. 5/2000, Églises d´Asie Nr. 309, 16 mai 2000, tr. 19-26

[24] Theo những ước-lượng khác th́ cuối năm 2001 Tin-lành có khoảng 1,2 triệu tín-hữu. Trong số đó: 200.000 thuộc hội-thánh miền Nam, 10.000 thuộc hội-thánh miền Bắc, 450.000 thuộc hội-thánh tại-gia trong Nam và 40.000 hội-thánh tại-gia ngoài Bắc, 500.000 thuộc các tộc thiểu-số trên toàn quốc.

[25] Xem La Tension reste vive dans les communautés protestantes des Hauts Plateaux du Centre Vietnam, trong: Églises d´Asie, Nr. 344, 1. Jan. 2002, tr. 18 tt

[26] Xem Vietnam Evangelical Church to Open Seminary To Serve Growing Membership, UCA-News October 3, 2001.

[27] Xem Amnesty International, July 2001, tr. 8, AI Index: ASA 41/005%200

[28] Xem Vietnam Government Decree on Religious Activities, trong: Asia Focus, June 18, 1999, tr. 8

[29] Xem Directive orientant l´application  d´un certain nombre d´article du décret gouvernemental Nr. 26/1999/ND-CP du 14 avril 1999, trong: Églises d´Asie, Nr. 291, 16 Juillet 1999

[30] Les amendements aportés à la constitution de 1992 reflètent les transformations de la socíeté civile vietnamienne au cours des derńeres années, trong: Églises d´Asie Nr. 345, 16 janvier 2002, tr. 22tt

[31] Xem  Une Nouvelle Aproche de la Religion  dans le Parti Communiste Vietnamien, trong: Églises d´Asie, Nr. 171, Février 1994

[32] Trong các cuộc gặp-gỡ giữa chính-quyền và phái-đoàn Toà-thánh hàng năm chuyện phong chức giám-mục luôn được đưa ra. Chính-sách của nhà-nước trước sau vẫn thật hạn-chế trong vấn-đề này. Tuy nhiên, tháng 8.2001 Giuse Hoàng Văn Tiệm đă được phong chức giám-mục coi giáo-phận Bùi-chu.

[33] Xem G. Evers, Immer noch kontrolliert, Katholiken und Kommunisten in Vietnam, trong: Herder Korrespondenz 54 (2000), tr. 526-532

[34] Xem W. Hunger, Kirchenkampf in Vietnam, Die Rolle des "Unionskommitees Patriotischer Katholiken", trong: Katholische Missionen 104 (1985), tr. 162-166

[35] 96 vị trong số này là người việt, 11 người tây-ban-nha thuộc ḍng Đa-minh và 10 linh-mục thuộc Hội thừa-sai Paris

[36] Vietnam: Heiligsprechung mit Hindernissen, trong: Katholische Missionen 107 (1988) tr. 149-160

[37] Xem W. Hunger, Vietnam, in: Katholische Missionen 108 (1089), 98-101. Ngài tới Roma năm 1995. Ban đầu làm phó và tới năm 2001 làm chủ-tịch “Hội-đồng Công-lí và Hoà-b́nh”. Tháng 2.2001 được Giáo-chủ Gio-an Phao-lô 2 phong tước hồng-y. Ngày 16.09.2002 mất v́ bệnh tại Roma.

[38] Theo truyền-thuyết, đức Mẹ đă hiện ra trong một khu rừng hẻo-lánh ở La-vang thuộc tỉnh Quảng-trị để an-ủi một nhóm người công-giáo trốn chạy cuộc bách đạo năm 1798. Ngôi thánh đường dựng chổ Mẹ hiện ra đă hư-hại nhiều trong cuộc chiến. Ngày 15.08.1981 lần đầu tiên một nhóm khoảng 10.000 tín-hữu dưới sự hướng-dẫn của Tổng-giám-mục giáo-phận Huế đă tới được địa-điểm để tiếp-tục lại truyền-thống hành-hương.

[39] Bishops Call on Prime Minister, Reiterate Pending Petitions, in: UCA-Neuws, January 4, 2002; La Conférence des Évêques Catholiques expose au Premier Ministre Phan Văn Khải  un certain nombre de souhaits, Églises d´Asie, Nr. 346, 1 février 2002, tr. 30-31

[40] Cho tới nay, nhà-nước chỉ cho phép ra một bản tin nội-bộ dày 50 trang với mỗi lần 100 ấn-bản. Đối lại, tờ Hiệp Thông, ra chui từ năm 1995, phải đ́nh-bản. Xem Vietnam Bishops´ Information Bulletin Relaunched with Government Aproval, UCA-Neuws, February 5, 2002; Églises d´Asie, Nr. 346, 1 février 2002, tr. 23

[41] Xem Le Nouveau Président de la Conférence Épiscopale rencontre le Premier ministre et lui expose la liste de la revendication de l´Église catholique dans le pays, trong :  Églises d´Asie, Nr. 345, 16 janvier 2002, tr. 21-22

[42] Church Has  Matured Under Communist Rule, Some Catholics Say, UCA-News, May 10, 2002

[43] Xem Considération du P. Chân Tín au sujet de la mission de désintoxication  menée par les dignitaires religieux Vietnamiens au Etats-Unis, Églises d´Asie Nr. 356, 1 juillet 2002, tr. 22tt

[44] Ḍng Đồng-công do linh-mục Trần Đ́nh Thủ gốc Bùi-chu thành-lập năm 1953. Ḍng có quan-điểm chống cộng . Năm 1988 nhà mẹ của ḍng ở thành-phố Hồ Chí Minh bị công-an tịch-thu. Linh-mục Thủ bị án 20 năm tù, sau 5 năm th́ được thả (1993).

[45] Xem W. Hunger, Vietnam, trong: Katholische Mission 107 (1988) 62-65, tr. 62

[46] Catholic Priest Arrested After Allegedly Causing "Social Unrest", UCA-News May 19, 2001; Xem Amnesty International Deutschland, Länderkurzinfo: Vietnam, 01.06.2001, tr. 7; Menschenrechte in Vietnam 2001, Internationale Gesellschaft für Menschenrechte.

[47] Amnesty International, Socialist Republic of Vietnam, Fr. Thadeus Nguyễn Văn Lư – Prisoner of Conscience, AI Index: ASA 41/005/2001.

[48] Le monastère Bénédictin de Thiên An accentue sa résistance  à la tentative de spoliation de son domaine menée par les services gouvernementaux, trong: Églises d´Asie, Nr. 347, 16 février, 16. Xem Plainte du monastère Bénédictin de Thiên An au autorités de l´état Vietnamien, ebd. tr. 27-30.

[49] Xem J. Dournes, Gott liebt die Heiden, Christliche Mission auf dem Plateau von Vietnam, Freiburg, 1968.

[50] Đài phát thanh công-giáo Radio Veritas là một cơ-quan của „Liên-đoàn Giám-mục Á châu“ (FABC), mỗi ngày phát-thanh vào Việt-nam bằng tiếng việt và các tộc-ngữ khác như tiếng hmông. Xem Catholics maintain faith through Radio Veritas, UCA-News April 19, 2002.

[51] Xem W. Hunger, trong: Katholische Missionen 116 (1996), tr. 97-100.

[52] Theo cuốn niên-giám xuất-bản năm 2001 Giáo-hội Phật-giáo Việt-nam gồm 45 chi-hội với 31.845 sư và ni-cô sống trong 14.043 chùa. Xem UCA-News, May 31,2001.

[53] Với tư-cách là lănh-đạo Giáo-hội Phật-giáo Việt-nam Thống-nhất hoà-thượng Thích Huyền Quang đă công-khai tuyến-bố rằng Phật-giáo, như là một thành-phần của văn-hoá và dân-tộc việt-nam, có nhiệm-vụ phải tham-gia vào việc xây-dựng đất-nước. Nhưng Phật-giáo không chấp-nhận đ̣i-hỏi độc-quyền chính-trị và ư-hệ của đảng cộng-sản. Xem Dossier of Vietnam Committee on Human Rights, Religious Intolerance in Vietnam: Repression against the Unified Buddhist Church of Vietnam, Genevilliers 1995, tr. 16-22.

[54] Xem R. Templer, Shadows and Wind, A View of Modern Vietnam, London, 283-308.

[55] Xem K. Dietrich, Verletzung der Religionsfreiheit in Vietnam, trong:  Stimme der Zeit 126 (2001), tr. 615-629

[56] Sự hiện-diện của linh-mục Nguyễn Văn Lư trong buổi cầu-nguyện bị nhà-nước coi là một tội để kết án ông sau đó. Một trong những tội khác là đă cung-cấp cho Uỷ-ban nhân-quyền quốc-hội Hoa-ḱ tài-liệu về vi-phạm tự-do tôn-giáo của nhà-nước việt-nam.

[57] "Trên đất-nước chúng ta đa-số đồng-bào là người có tín-ngưỡng và tôn-giáo, cần có sự đối-thoại để hiểu-biết, tôn-trọng, thương-yêu và cùng nhau thăng-tiến cuộc sống của mọi người. Sự đối-thoại này trước hết phải diễn ra ngay trong cuộc sống hàng ngày giữa các tín-đồ cùng sống trong một thôn-xóm, khu phố, qua cách giao-tiếp, làm-ăn, buôn-bán với nhau cũng như  chia cơm sẻ áo với nhau. Tôn-giáo phải là nền-tảng cho người ta xích lại gần nhau. Ngoài ra, sự gặp-gỡ thân-t́nh giữa các vị lănh-đạo tôn-giáo các cấp sẽ tác-động trên các tín-đồ, cổ-vũ sự  hiểu-biết và tôn-trọng lẫn nhau, hợp-tác với nhau trong việc phục-vụ hạnh-phúc của đồng-bào". Xem Vietnam Bishop´ Pastoral for 2001, Nr. 13, in: UCA-News, October 6, 2001.

[58] Xem Dossiers et Documents, Supplement Églises d´Asie, Nr. 171, 1994

[59] Xem G. Evers, Das Verhältnis von Staat und Kirche in einigen Ländern Asiens: Die Religionspolitik in der Volksrepublik China und Vietnam im Vergleich mit der von Taiwan, Singapur und Südkorea, trong: R. Malek/W. Prawdzik (Hrsg.), Zwischen Autonomie und Anlehnung, Nettetal 1989, tr. 55-73.

[60] Party Alerted To Spread of Cults, Superstitious Practices, UCA-News, May 11, 2001.

[61]Đảng Cộng-sản Việt-nam bắt chước Trung-quốc phân-biệt các "sinh-hoạt tôn-giáo chính-đáng" nơi các tôn-giáo "lớn" được hợp-thức-hoá và những "thói-tục mê-tín" nẩy-sinh từ ḷng sùng-mộ của dân-chúng. Chữ "mê-tín" do chử tàu "mi xin" mà ra và đă du-nhập vào ngôn-ngữ việt từ sau năm 1949.

[62] Chẳng hạn thủ-tướng Vơ Văn Kiệt trước đây, ngày 24.11.95 đă đi thăm bệnh-viện Qui-hoà ở Qui-nhơn của các nữ-tu và đă khen-ngợi công-việc của họ. Xem Caritas ja, Mission nein, in: Katholische Missionen 16 (1996), tr. 113

[63] Trưởng ban tôn-giáo của chính-phủ Vũ Quang, để trả lời câu hỏi của hội-đồng giám-mục, đă nói rằng bao lâu những công-tác trên là "do nhân-dân" yêu-cầu và không có tính-cách cạnh-tranh với các định-chế của nhà-nước th́ được phép.

[64] Xem UCA-News, May 2002.

[65] Xem W.M Prohl,  Parlamentswahl in Vietnam, Neunundneunzig Komma Sieben Prozent, trong: Konrad Adenauer Stiftung, Auslandsinformation 7, (2002), tr. 14-22; New National Assembly Opens With Elected Religious Representatives, UCA-News, July 24, 2002.

[66] Xem New National Assembly Opens With Elected Religious Representatives, UCA-News, July 24, 2002.

[67] Xem Werner M. Prohl, Parlamentswahl in Vietnam, Neunundneunzig Komma Sieben Prozent, trong: KAS/Auslandsinformation 7 (2002) tr. 14-22.

[68] Chuyện vui sau đây nói lên điều đó: Hôm đó có cuộc đá banh mà Mặt trời th́ nắng chang-chang. Anh bán báo liền rao: "Muốn khỏi nắng, khỏi đau đầu th́ mua báo Nhân Dân !".

[69] Readers See Catholic Newspaper As Forum To Express Opinion, Build Church, UCA-News, July 25, 2002.

[70] Xem Lâm Thanh Liêm, Vietnam: Mutation Progressive de la Socíeté Vietnamienne: Repères Démographiques et Économiques, Églises d´Asie, Dossier et Documents Nr. 8,/2001, Supplément Nr. 339, tr. 3-4.

[71] Xem Civil and Political Rights, Including the Question of  Religious Intolerance, Report Submited by Mr. Abdelfattah Amor, Special Reporter, in Accordance with Commission on Human Rights Resolution 1998/18, on his visit to Vietnam, 29 December 1998. (http://www.state.gov/www.global)

[72] Xem Vietnam News, The National English Language Daily vom 10. Juli 2002, tr. 4.

[73] Le Voyage d´une délégation interreligieux au États Unis a donné lieu  à une controverse, Églises d´Asie, Nr. 356, 1 juillet 2002.

[74] Considérations du P. Chân Tín au sujet de la mission de désintoxication menée par les dignitaires religieux Vietnamiens au Etats-Unis, trong: Églises d´Asie, Nr. 356, 1 juillet 2002, tr, 22-23.

[75] Freedom of Religion Respected Nationwide, Vietnamese Official Says, UCA-News, June 13, 2002.

[76] Theo tiếng pháp, đây là chính-sách 3 P: Patience (kiên-nhẫn), prudence (khôn-ngoan), persévérence (chịu-đựng).